Nhận diện một số hiện tượng bất thường ở chân của trẻ khiến bố mẹ hết sức lo lắng
Chân vòng kiềng, chân con đi chụm hai đầu gối vào nhau… đó là những hiện tượng bất thường ở chân trẻ nhỏ nhưng lại rất phổ biến.
Đã có rất nhiều cha mẹ, nhất là những người lần đầu làm mẹ, cảm thấy vô cùng lo lắng khi chân con của mình lúc mới sinh ra sao lại trông có vẻ không giống như bình thường. Có em bé thì chân cong vòng ra ngoài, có bé thì chân cong vào trong, rồi còn có bé thường quặp ngón chân lại.
Thực ra, chân cong sinh lý là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, chỉ tình trạng hai chân của bé bất đối xứng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do tư thế bé nằm khi còn ở trong bụng mẹ. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi bé biết đi đứng và chân sẽ trở nên bình thường khi bé được khoảng 3 – 4 tuổi.
Do đó, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi con mình có những hiện tượng chân cong như sau:
1. Chân vòng kiềng
Khi mới sinh ra, hầu hết tất cả trẻ sơ sinh đều có chân vòng kiềng. Đó là tình trạng chân bị cong ra ngoài, nghĩa là 2 đầu gối cách xa nhau, trong khi hai mắt cá trong lại ở gần nhau.
Thông thường, em bé sơ sinh bị chân vòng kiềng không cần điều trị. Vì chân của bé sẽ bắt đầu duỗi thẳng khi con biết đi, thường là từ 12 – 18 tháng tuổi. Đối với trẻ trên 2 tuổi mà vẫn bị vòng kiềng thì nên cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Video đang HOT
Bàn chân phẳng là hiện tượng khi vòm ở lòng bàn chân bị phẳng, tức là toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên. Đây là một hiện tượng khá phổ biến. Nó không gây đau đớn hay có hại gì, và nó sẽ tự động biến mất khi xương và cơ bắp của trẻ bắt đầu phát triển và linh hoạt hơn.
3. Đầu gối khuỳnh vào
Đầu gối khuỳnh vào là một tình trạng chân trái ngược với chân vòng kiềng. Nghĩa là chân của trẻ sơ sinh cong vào, hai đầu gối chạm nhau và hai mắt cá trong của chân cách xa nhau.
Trên thực tế, tình trạng này biến mất khi trẻ được 7 đến 8 tuổi. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này mà chân con vẫn không thay đổi hình dạng thì có thể đó là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ.
4. Ngón chân quặp vào trong
Đây là hiện tượng trẻ sơ sinh quặp ngón chân của mình vào lòng bàn chân giống như một con chim đang quặp móng của mình vào một cành cây. Hiện tượng này được xem là bình thường và nó sẽ mất dần khi trẻ bắt đầu học đi. Song, có đôi khi, dù đã lớn, trẻ cũng không bỏ được thói quen này. Do đó, cha mẹ hãy theo dõi con và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu thấy cần thiết.
5. Ngón chân cái bị vẹo
Ngón chân cái của trẻ sơ sinh có thể bị xoắn, vẹo sang một bên. Vấn đề này trẻ cũngsẽ tự khắc phục được theo thười gian. Tuy rằng nó không gây đau đớn gì nhưng một số trẻ có thể cảm thấy khó chịu ở đầu gối hoặc hông.
Mặc dù tất cả những tình trạng chân cong ở trẻ sơ sinh là phổ biến và nó sẽ tự biến mất khi trẻ lớn dần lên, nhưng cha mẹ vẫn nên đi tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy con còn có thêm những dấu hiệu lạ, hoặc tình trạng chân không cải thiện theo thời gian. Vì xương của mỗi người là khác nhau và cấu trúc xương chân cong cũng có thể được xem là dấu hiệu của một bệnh lý.
Nguồn: B.S
Theo Helino
Cho con bú có thể giúp ngăn bệnh sốt rét ở trẻ sơ sinh
Một nghiên cứu mới đây phát hiện sữa mẹ có thể được xem là một liều kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa sốt rét ở trẻ sơ sinh.
Sữa mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe trẻ, đồng thời giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh - Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN
Sữa mẹ từ lâu được biết đến là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.
Bên cạnh việc cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ, một nghiên cứu mới đây còn phát hiện sữa mẹ có thể được xem là một liều kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa sốt rét ở trẻ sơ sinh.
Trong nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Nhi khoa JAMA, Giáo sư Valerie Verhasselt và các đồng nghiệp đã tiến hành xem xét khả năng có thể phát hiện các kháng nguyên sốt rét trong sữa mẹ của các bà mẹ ở Uganda - quốc gia ghi nhận nhiều trường hợp mắc căn bệnh chủ yếu lây truyền qua muỗi này.
Nhận thấy 15% số phụ nữ được xét nghiệm mang ký sinh trùng sốt rét mà không có bất kỳ triệu chứng nào, các nhà nghiên cứu cho rằng các bà mẹ này có thể truyền kháng nguyên cho con qua sữa mẹ, giúp con cái của họ miễn nhiễm với bệnh sốt rét.
Trao đổi với báo giới, giáo sư Verhasselt cho biết trước nghiên cứu này đã có những bằng chứng trái ngược về khả năng sữa mẹ có thể giúp ngăn ngừa bệnh sốt rét ở trẻ nhỏ.
Bà chia sẻ: "Dựa trên chuyên môn lâu năm trong lĩnh vực phòng chống dị ứng thông qua việc nuôi con bằng sữa mẹ, chúng tôi đưa ra giả thuyết ban đầu rằng sự hiện diện của kháng nguyên sốt rét (protein) trong sữa mẹ kích thích miễn dịch chống lại bệnh sốt rét và giảm nguy cơ mắc căn bệnh này ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ".
Đây có thể được xem là một vaccine ngừa sốt rét tự nhiên cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bà cho biết vẫn cần tiến hành thêm các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá kết quả miễn dịch và nguy cơ mắc sốt rét ở trẻ sơ sinh được tiếp nhận các loại kháng nguyên sốt rét qua sữa mẹ.
Các bà mẹ cũng được khuyến cáo tiêm phòng vaccine để tăng mức độ kháng nguyên sốt rét trong sữa mẹ, qua đó đảm bảo sự bảo vệ lâu dài cho trẻ.
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do một số loại ký sinh trùng gây ra và chủ yếu lây truyền qua muỗi Anopheles. Người mắc bệnh thường có biểu hiện rét run, sốt và vã mồ hôi.
Theo thống kê, mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 200 triệu ca mắc sốt rét, phần lớn tập trung ở châu Phi. Trong đó, trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi chiếm 70% tổng số ca tử vong do sốt rét.
Theo tuoitre
Nam sinh 14 tuổi bị xoắn tinh hoàn, suýt vô sinh thứ phát Nam sinh sau một đêm ngủ dậy cảm thấy đau dữ dội vùng bìu, cảm giác đau tăng khi sờ vào, tinh hoàn trái nằm cao hơn bình thường và kém di động so với tinh hoàn phải. Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cho biết, vừa phẫu thuật cấp cứu tháo xoắn tinh hoàn cho một bệnh nhân N.Y.K (14 tuổi, TP.HCM), cứu...