Nhân dân tệ “thách đấu” USD
Đồng Nhân dân tệ trên con đường trở thành một đồng tiền thanh toán quốc tế sẽ gặp phải nhiều đối thủ sừng sỏ, trong đó nặng ký nhất là đồng USD của Mỹ.
Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc còn không ít trở ngại để trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế
Phát biểu tại hội thảo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức ngày 14-1 tại Manila (Philippines), ông Barry Eichengreen – chuyên gia thuộc Trường Đại học California (Mỹ) – cho rằng, Trung Quốc đã đạt được điều kiện đầu tiên trong 3 điều kiện tiên quyết của tiến trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT). Đó là quy mô trong thanh toán quốc tế và còn thiếu 2 điều kiện là khả năng thanh toán và tính ổn định.
Video đang HOT
Theo chuyên gia từng là cố vấn cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) này, một đồng tiền được xem là có khả năng thanh toán quốc tế khi nó được sử dụng rộng rãi cả trong buôn bán tư nhân lẫn giao dịch tài chính và được các ngân hàng trung ương dự trữ, tức là phải đáp ứng đủ ba yếu tố cần và đủ là quy mô, khả năng thanh toán và tính ổn định.
Kinh tế Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ, các nhà hoạch định chính sách của nước này đã xúc tiến kế hoạch đưa NDT trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế. Kế hoạch đầy tham vọng này được chính thức khởi động ngày 25-12-2008 khi Trung Quốc tuyên bố sẽ thử nghiệm sử dụng đồng NDT trong giao dịch với các nền kinh tế láng giềng.
Sau tuyên bố trên, từ tháng 4-2009, Trung Quốc bắt đầu triển khai thí điểm sử dụng đồng NDT trong thanh toán thương mại quốc tế tại Thượng Hải và 4 thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông, gồm Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Đông Quan. Đây cũng chính là những trung tâm thương mại, giao dịch lớn bậc nhất của Trung Quốc với các khách hàng trên toàn thế giới.
Triển khai kế hoạch đưa NDT thành đồng tiền thanh toán quốc tế, Trung Quốc đã cho phép các công ty trong nước sử dụng NDT để thanh toán cho các hoạt động mậu biên cũng như chấp nhận cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các quỹ tính bằng đồng NDT. Đặc biệt, Trung Quốc tiến hành ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với nhiều nước như Hàn Quốc, Australia, Ukraine, Brazil… và đặc biệt là Nhật Bản nhằm tăng việc sử dụng đồng NDT trong hệ thống thanh toán quốc tế.
Trước “sức nặng” của NDT, nhiều ngân hàng thương mại quốc tế lớn như HSBC, Standard Chartered, Citigroup, JPMorgan… đã áp dụng các ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng đồng NDT thay vì đồng USD trong giao dịch thương mại. Trong khi đó, ngân hàng Trung ương của nhiều nước đã đưa đồng NDT vào “rổ” dự trữ ngoại tệ.
Con đường trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế của NDT đánh dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên được Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành trái phiếu bằng đồng NDT với trị giá 500 triệu NDT, tương đương 76 triệu USD, hồi tháng 1-2012. Động thái này đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền của mình trên các thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Eichengreen, cho dù đồng USD và Euro đang suy yếu vì suy giảm kinh tế và nợ công song đồng NDT sẽ còn phải trải qua chặng đường dài hàng chục năm với nhiều thách thức để trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế. Trung Quốc sẽ phải nỗ lực rất nhiều để NDT đủ sức “đấu” với đồng Yên (Nhật Bản), Bảng (Anh), rồi Euro, chứ chưa nói tới đối thủ nặng ký nhất là đồng USD.
Theo ANTD
Nguy cơ chiến tranh tiền tệ
Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới vốn đã mong manh lại đang đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh tiền tệ giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Nguy cơ chiến tranh tiền tệ đang hiện rõ
Theo ông M. King, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều nước đang tìm cách giải quyết vấn đề kinh tế của họ bằng cách thao túng tiền tệ để có lợi thế thương mại, đặc biệt là xuất khẩu. Ông dự báo: "Năm 2013 có thể là một năm nhiều thách thức khi nhiều nước cố gắng hạ tỷ giá".
Những năm gần đây, hạ giá đồng nội tệ được coi là công cụ hữu hiệu để giành ưu thế trong cạnh tranh xuất khẩu. Chẳng hạn như Trung Quốc, mặc dù đồng nhân dân tệ liên tục tăng giá so với đồng USD nhưng Bắc Kinh vẫn duy trì tỷ giá thấp của đồng nhân dân tệ. Nếu so với đồng USD, hàng Trung Quốc sản xuất ra giá sẽ rẻ đi, nhờ đó mà nước này gia tăng được khối lượng xuất khẩu, luôn đạt mức thặng dư thương mại với nước khác.
Không chịu thiệt thòi, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng khuyến khích đồng USD yếu để kích thích xuất khẩu, ngăn đà thâm hụt thương mại với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc. Thời gian gần đây, để kích thích tăng trưởng và tiêu dùng, FED đã bơm thêm hàng trăm tỷ USD vào nền kinh tế nước này. Hàng loạt nước khác như Brazil, Nhật Bản, Thụy Sỹ... cũng đồng loạt hạ giá nội tệ.
Khỏi phải nói hiểm họa mà công cụ tài chính này tạo ra với nền kinh tế thế giới. Thủ tướng Đức A. Merkel từng cảnh báo, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thông qua kiềm chế đồng nội tệ thấp giả tạo là hết sức thiển cận và nguy hiểm mà hậu quả là gây tổn hại cho các nền kinh tế. Nếu nước nào cũng tìm lợi thế bằng cách như vậy, một cuộc chiến tiền tệ là điều không thể tránh khỏi. Hệ quả là bóng ma của chủ nghĩa bảo hộ xuất hiện.
Có một vấn đề căn bản khác là hệ thống tiền tệ quốc tế đã trở nên không hoàn hảo do chúng ta đang sử dụng tiền tệ của một quốc gia (đồng USD) như là đơn vị tiền tệ dự trữ chủ yếu của thế giới. Vì vậy chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ đương nhiên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phần còn lại của thị trường thế giới. Những dòng vốn sẽ chảy mạnh vào các nước đang phát triển, làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, dẫn tới hiện tượng bong bóng giá tài sản và điều này đã từng xảy ra trong quá khứ dẫn đến các cuộc khủng hoảng trước đây.
Chính vì thế mà gần đây, các thành viên G-10 gồm các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ đã phải tính đến việc can thiệp thị trường nhằm ghìm giá nội tệ trước làn sóng nới lỏng định lượng toàn cầu. Để đo mức độ sẵn sàng can thiệp thị trường, các chuyên gia đã lập ra một chỉ số "can thiệp" với thang điểm từ 0-10. Nếu chỉ số này càng thấp nghĩa là can thiệp chỉ ở mức "phát biểu", nhưng chỉ số càng cao cho thấy sự sẵn sàng đưa ra chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu tỷ giá hối đoái nào đó.
Tuy nhiên, liệu các nước có vượt qua được lợi ích trước mắt để chấp nhận hy sinh như dự định trên của G-10 (kể cả các nước G-10) thì chưa ai có thể trả lời. Nguy cơ chiến tranh tiền tệ vẫn hiển hiện.
Theo ANTD
Trung Quốc sắp mất danh hiệu "công xưởng thế giới" Các quốc gia Đông Nam Á sắp "qua mặt" Trung Quốc giành danh hiệu "công xưởng thế giới" vốn gắn với nước này trong nhiều năm qua. Theo đánh giá của Công ty Nghiên cứu thị trường Daiwa Capital Markets, với lợi thế về chi phí sản xuất thấp, các nước Đông Nam Á sẽ soán danh hiệu này của Trung Quốc trong...