Nhân dân tệ hạ giá, người Trung Quốc đổ xô dự trữ USD
Nhiều ngân hàng hết USD, giao dịch bị ngưng trệ.
Đồng nhân dân tệ liên tục giảm giá trong nhiều tuần qua đã khiến người dân Trung Quốc mất kiên nhẫn. Theo báo Wall Street Journal, ngày 12-1, người TQ đổ xô ra ngân hàng đổi đồng nhân dân tệ sang USD.
Theo các nhân viên ngân hàng Công thương TQ, làn sóng người đi đổi nhân dân tệ sang USD đã bắt đầu mạnh lên từ ba tuần trước, thời điểm đồng nhân dân tệ mất giá 2%. Trong tuần đầu năm mới, đồng nhân dân tệ tiếp tục rớt giá 1% so với đồng USD.
Làn sóng chuyển nhân dân tệ sang USD ở TQ đã mạnh từ ba tuần trước. Ảnh: REUTERS
Vì lượng khách quá đông, trong ngày giao dịch 12-1 một số ngân hàng đã hết USD, nhiều giao dịch bị ngừng trệ. Nhiều khách hàng phải chấp nhận bốn ngày sau giao dịch mới được hoàn thành, thay vì chỉ một ngày như bình thường.
Nhiều người dân TQ nhận định rủi ro lớn nhất của thị trường TQ trong năm nay không phải là chứng khoán, mà là đồng nhân dân tệ. Họ dự đoán đồng tiền này sẽ còn giảm nữa, tốt nhất là chuyển chúng sang USD càng sớm càng tốt. Quy định của TQ hạn chế người dân không được mua quá 50.000 USD mỗi năm. Vì vậy, đầu mỗi năm mới người dân thường mua vào USD vì có chỉ tiêu mới.
Tháng 12-2015, dự trữ ngoại tệ của TQ chỉ còn 108 tỉ USD xuống thấp đến mức kỷ lục trong ba năm gần đây.
Video đang HOT
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Trung Quốc bị phản đòn vì can thiệp mạnh vào thị trường?
Trong 4 ngày, thị trường chứng khoán Trung Quốc hai lần ngừng giao dịch. Giới đầu tư mất niềm tin, quốc tế chỉ trích động thái can thiệp của Trung Quốc.
Cơ chế ngắt giao dịch tự động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc lần đầu tiên được kích hoạt ngày 4 và 7/1 khiến thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến phải đóng cửa ngay sau khi mở cửa chỉ được vài mươi phút.
Giới chuyên gia cho rằng chính cơ chế này đã gây phản ứng ngược khi nhà đầu tư bị tâm lý phải nhanh chân bán cổ phiếu ra trước khi "cầu dao lại "bị cúp".
Giới đầu tư hoang mang, mất niềm tin với những động thái can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc vào thị trường chứng khoán
Sự cố liên tiếp khiến ngày 8/1 khiến giới chức Trung Quốc buộc phải tuyên bố dừng áp dụng cơ chế ngắt giao dịch tự động trên thị trường chứng khoán và lệnh này có hiệu lực ngay lập tức.
Người phát ngôn Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) Đặng Khả thừa nhận đã thất bại trong việc ứng dụng "kiểu cúp cầu dao" này trong việc ổn định các thị trường chứng khoán thời gian cao điểm bán ra của giới đầu tư.
Trước đó, để ngăn đà lao dốc của thị trường chứng khoán, hôm 5/1, cơ quan chức năng Trung Quốc đã yêu cầu các quỹ đầu tư quốc doanh mua vào cổ phiếu, đồng thời phát tín hiệu sẽ duy trì lệnh cấm bán ra đối với các cổ đông lớn.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng "bơm" khẩn cấp 20 tỷ USD thanh khoản vào hệ thống tài chính nhằm xoa dịu các nhà đầu tư.
Mùa hè năm 2015, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm kinh hoàng, Chính phủ nước này cũng sử dụng một loạt biện pháp mang tính chất mệnh lệnh hành chính để cứu thị trường như: cấm cổ đông lớn bán ra cổ phiếu trong 6 tháng, chỉ đạo các quỹ quốc doanh chi 236 tỷ USD để mua cổ phiếu trong vòng 3 tháng tính đến hết tháng 8.
Không dừng ở đó, sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc trong chính sách tiền tệ cũng tác động tới những biến động trên sàn chứng khoán và vấp phải chỉ trích của quốc tế. Đồng nhân dân tệ đã mất giá 5% kể từ động thái phá giá của PBoC vào tháng 8 năm ngoái.
Bộ trưởng Tài chính Mexico Luis Videgaray cảnh báo động thái này có thể gây ra một cuộc chiến tranh tiền tệ khi các nước trong khu vực rơi vào vòng tròn cạnh tranh "phá giá tiền tệ".
Các ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa cáo buộc Bắc Kinh đang cố giành lợi thế thương mại bằng việc tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu của họ rẻ hơn các nước trên thế giới.
Chuyên gia Mo Ji - kinh tế trưởng người Nhật của Công ty quản lý tài sản Amundi - nhận định đồng nhân dân tệ là nguyên nhân chính gây chao đảo thị trường tài chính. Các thị trường sẽ càng thêm căng thẳng khi Chính phủ Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ.
Tại diễn đàn kinh tế ở Sri Lanka, tỉ phú người Mỹ gốc Hungary George Soros cảnh báo các thị trường toàn cầu đang đối mặt với một cơn khủng hoảng và giới đầu tư cần hết sức thận trọng. Ông nhấn mạnh môi trường tiền tệ hiện nay đang có những điểm giống như năm 2008.
Để xoa dịu thị trường, ngày 8/1, lần đầu tiên PBoC đã tăng trở lại tỉ giá đồng nhân dân tệ so với USD. Tuy nhiên, động thái này càng khiến giới đầu tư bối rối vì họ không đoán được mục đích cuối cùng của PBoC là gì. Hiện đang dấy lên nghi ngờ PBoC đang đứng sau các ngân hàng nhà nước nhằm can thiệp để bảo vệ đồng nhân dân tệ trong giao dịch ở nước ngoài.
Từ động thái của Chính phủ và PBoC đối với thị trường chứng khoán và đồng nhân dân tệ, Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới khi trao đổi với Đất Việt cũng thẳng thắn chỉ râ rằng, nếu xét theo quan điểm khắt khe của người Mỹ, Trung Quốc có hành động thao túng thị trường.
"Các quốc gia như Mỹ, Nhật cảm thấy đồng tiền của Trung Quốc không phản ánh thực thị trường, trong khi đối với các nhà đầu tư, điều quan trọng nhất với họ là đồng tiền xấu-tốt, hay-dở, lên-xuống hoàn toàn do thị trường, từ đó nhà đầu tư mới tính toán được. Còn can thiệp mang tính hành chính, mệnh lệnh thì không thể biết được đồng tiền đó chuẩn hay không chuẩn", ông Sơn nói.
Bởi thế, rõ ràng Chính phủ Trung Quốc cần phải minh bạch hơn trong chính sách tiền tệ và không gây chao đảo thị trường thời gian tới.
An Nhiên (Tổng hợp Tuổi trẻ/VnEconomy/ĐVO)
Theo_Báo Đất Việt
Zimbabwe sẽ dùng tiền Trung Quốc sau khi được xóa nợ Zimbabwe đã được Trung Quốc xóa nợ 40 triệu USD và tương lai không xa sẽ sử dụng đồng nhân dân tệ trong dân cư. Hãng tin Reuters đưa thông tin cho biết vào hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính của Zimbabwe khẳng định việc Trung Quốc xóa bỏ khoản nợ khoảng 40 triệu USD để tăng trưởng kinh tế và đất...