Nhận biết và xử trí hội chứng bàn tay – bàn chân trong điều trị ung thư
Sau khi sử dụng thuốc điều trị đích, có thể bạn sẽ thấy xuất hiện một số phản ứng da bàn tay bàn chân.
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, hội chứng bàn tay chân là phản ứng da ở lòng bàn tay và gan bàn chân do tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư. Tác dụng phụ trên da cũng có thể gặp ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt những vùng thường xuyên chịu ma sát như do quần áo siết chặt. Triệu chứng có thể là sưng, mẩn đỏ, ngứa, nặng nhất là khô rát, bong tróc lớp da bên ngoài và lở loét, khiến người bệnh không thể thực hiện được các hoạt động thường ngày.
Sau khi sử dụng thuốc điều trị đích, có thể bạn sẽ xuất hiện một số phản ứng da bàn tay bàn chân như: đỏ da, cảm giác tê bì, kiến bò, hay kim châm; tăng nhạy cảm da, đặc biệt khi chạm vào chỗ nóng; hoặc nặng hơn, như: da sưng đỏ, cảm giác đau rát; hình thành vùng da cứng hoặc chai sần; xuất hiện bọng nước; khô và nẻ da.
Thường dấu hiệu này sẽ xảy ra ở giai đoạn sớm trong 4 tuần đầu điều trị, đa số gặp ngay trong 2 tuần đầu và giảm dần theo thời gian. Do đó, bạn nên thông tin cho bác sĩ điều trị vì có thể bạn sẽ cần điều chỉnh liều thuốc hoặc tạm ngưng điều trị để cải thiện triệu chứng.
Lời khuyên cho bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị hoặc ngay khi có triệu chứng thì nên thực hiện một số biện pháp như bôi kem theo chỉ định của bác sĩ vào phần da có hiện tượng bất thường; kiểm soát các vết chai ở da; sử dụng đệm lót nếu cần… giúp phòng ngừa hoặc làm giảm độ nặng phản ứng da bàn tay bàn chân.
Video đang HOT
Ngoài ra, người bệnh nên mặc quần áo, đi giày dép thông thoáng, không nên mặc đồ, đi dép quá chặt. Tránh tiếp xúc lâu với nước nóng và ánh nắng mặt trời. Tránh đeo găng tay cao su vì găng giữ nhiệt lâu tại lòng bàn tay. Tránh các hoạt động tạo áp lực lên lòng bàn tay/chân như: nhảy, đi bộ nhiều, tập aerobics… Tránh sử dụng các dụng cụ phải cầm nắm chặt như: dụng cụ làm vườn, dao chặt làm bếp… Tránh tiếp xúc xà phòng, các chất tẩy rửa.
Để dự phòng hội chứng bàn tay, chân, trước 1 ngày điều và 3 – 5 ngày sau điều trị, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc lâu với nước nóng và ánh nắng mặt trời. Tránh đeo găng tay cao su ( như rửa bát ) vì găng giữ nhiệt lâu tại lòng bàn tay. Tránh các hoạt động tạo áp lực lên lòng bàn tay/chân như nhảy, đi bộ nhiều, tập aerobics… hay tránh sử dụng các dụng cụ phải cầm nắm chặt như dụng cụ làm vườn, dao chặt làm bếp…
Hội chứng bàn tay chân không có phương thức điều trị đặc hiệu. Có một số phương pháp có thể kiểm soát giảm nhẹ phần nào tác dụng phụ này như dùng túi đá chườm mát lòng bàn tay/chân nhiều lần, mỗi lần 15 – 20 phút hay dùng các kem dưỡng ẩm (lưu ý tránh chà sát mạnh) như kem Aveeno, Lubriderm… vitamin B6 cũng có thể có hiệu quả dự phòng và kiểm soát.
Bạn nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?
Chuối là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng cao. Chúng là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như kali, mangan, vitamin C và B6
Chuối là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Chúng là những nguyên liệu đa năng mà chúng thậm chí còn là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trái cây này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Theo Trung tâm Dữ liệu Thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một quả chuối tươi cỡ vừa, nặng 118 gam chứa 105 calo, 27 gam carbs, 3 gam chất xơ, 0,3 gam chất béo và một gam protein.
Mặc dù chuối chứa chất béo và protein, nhưng khẩu phần của chúng không đủ so với lượng khuyến nghị hàng ngày của những chất dinh dưỡng thiết yếu này.
Chuối ít chất đạm và chất béo
Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu chịu trách nhiệm cho chức năng miễn dịch thích hợp, sức khỏe của xương, xây dựng cơ và sửa chữa mô, theo một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ. Mặt khác, chất béo cung cấp cho cơ thể năng lượng và hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo. Thêm vào đó, nó tăng cường sản xuất hormone và sức khỏe não bộ.
Chuối chỉ nên được ăn như một bữa ăn nhẹ và không được coi như một bữa ăn hoàn chỉnh vì chúng thiếu đủ lượng chất béo và protein để cơ thể hoạt động bình thường. Tốt nhất nên ghép chúng với thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như quả óc chó, bơ đậu phộng và trứng luộc.
Các bữa ăn có cả trái cây và các nguồn chất béo và protein lành mạnh được coi là những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Bạn cũng có thể tiêu thụ nhiều hơn một quả chuối mỗi ngày. Tuy nhiên, nên hạn chế lượng tiêu thụ hàng ngày vì tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe.
Nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?
Chuối có hàm lượng calo thấp đáng kể nhưng tiêu thụ nhiều hơn lượng khuyến nghị hàng ngày dẫn có thể đến tăng cân.
Theo Science Direct, hàm lượng tinh bột của chuối xanh chưa chín chuyển hóa thành đường khi quả chín. Do đó, calo bạn ăn từ chuối chín có nguồn gốc từ đường. Tiêu thụ quá mức khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.
Những người mắc các bệnh về đường như tiền tiểu đường và tiểu đường không nên ăn chuối chín quá mức. Những tình trạng này đòi hỏi người bệnh phải điều chỉnh lượng đường trong máu để tránh bệnh phát triển thành các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ, bệnh tim và thậm chí tử vong.
Lượng chuối được khuyến nghị hàng ngày là 1-3 quả chuối cỡ vừa mỗi ngày. Đây được coi là một lượng vừa phải đối với hầu hết những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn có thể ăn bao nhiêu chuối tùy thích miễn là bạn không tiêu thụ quá nhiều calo.
Phẫu trị có làm tế bào ung thư tràn lan như nhiều người lo sợ? Nhiều người bệnh ung thư đang sợ bị "đụng dao kéo" vì lo sợ nguy cơ khối u bùng phát di căn nhanh hơn. Thực hư của nỗi sợ này ra sao đã được chuyên gia điều trị ung thư giải đáp cụ thể. Định kiến sai lầm của cộng đồng Đã mãn kinh thời gian dài nhưng đầu năm 2020, bà N.T.V....