Nhận biết ung thư da qua bớt sắc tố
Các bớt sắc tố có thể biến thành ác tính, đặc biệt là những bớt ở vùng tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời và vùng hay bị trà xát, tỳ đè
Người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám nếu có các dấu hiệu này. Ảnh: BVCC,
TS.BS Đặng Thị Việt Dung – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cảnh báo, tuyệt đối không thể coi thường các bớt sắc tố, ngay cả khi chúng nhỏ như nốt ruồi thông thường. Theo chuyên gia này, các bớt sắc tố có thể biến thành ác tính, đặc biệt là những bớt ở vùng tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời và vùng hay bị trà xát, tỳ đè.
Những dấu hiệu nghi ngờ bớt sắc tố ác tính hoá được viết tắt bằng 5 chữ ABCDE trong tiếng Anh. Trong đó: A là Asymmetrical: Bớt sắc tố trở nên mất cân xứng; B là Border: Bờ của bớt sắc tố trở nên nham nhở, ranh giới không rõ ràng; C là Colour: Màu sắc bớt sắc tố thay đổi; D là Diameter: Đường kính thường tăng lên; E là Evolving: Tiến triển, xuất hiện các nốt mới lân cận, hoặc các dấu hiệu ra máu, viêm loét, chảy dịch.
“Với những tổn thương có các dấu hiệu trên người bệnh cần đến khám sớm để được xử lí kịp thời. Những nơi có thể đến khám khi có nghi ngờ bớt sắc tố đó là: các khoa phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ (không phải là SPA), các khoa và viện Da liễu, các khoa và viện Ung bướu”, TS Dung khuyến cáo.
Bệnh ung thư dễ phát hiện bằng mắt thường
Ung thư da là một trong các bệnh ung thư thường gặp, dễ chẩn đoán bằng mắt thường, có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư da được xếp vào nhóm bệnh ung thư có thể phát hiện sớm, dễ chẩn đoán bằng mắt thường.
Để phát hiện sớm, mọi người có thể tự quan sát toàn bộ da cơ thể, đặc biệt là các vùng da hở, tốt nhất là sau mỗi lần tắm.
Video đang HOT
Theo GS Đức, những biểu hiện của ung thư da có thể là: vết loét dai dẳng, thỉnh thoảng ra máu, nổi cục có thể ở vùng da bị sừng hóa do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời hoặc do tia xạ, hoặc ở một vết sẹo, hoặc đường rò, hay đơn giản chỉ là một vết đốm đỏ nhạt kéo dài dai dẳng với xước trợt nhẹ.
Một loại ung thư da là ung thư hắc tố rất hay liên quan đến các nốt ruồi. Cần lưu ý các dấu hiệu như: thay đổi về màu sắc, kích thước, hình dạng, đường viền, bề mặt các nốt ruồi hoặc có cảm giác ngứa, ra máu hoặc chảy nước vàng ở nốt ruồi.
Để phát hiện sớm bệnh ung thư da, mọi người nên đi khám định kỳ 3 năm một lần ở độ tuổi 30 - 39 và khám hàng năm sau tuổi 40.
Những người có nguy cơ cao là tiền sử gia đình có người thân bị ung thư da, bị những bệnh da có nguy chuyển thành ung thư hoặc những người thường xuyên tiếp với ánh nắng mặt trời cần đi khám đều đặn.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư da:
- Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư da là tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại khiến cấu trúc da bị phá hủy. Chính vì vậy, những người ra nắng nhiều lần hay trong thời gian dài đều có khả năng bị ung thư da, đặc biệt nếu da không được che phủ hay bôi kem chống nắng.
- Có tiền sử bị cháy nắng, có mụn nước hay phồng rộp da khi còn nhỏ hay lúc tuổi vị thành niên sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư da khi trưởng thành.
- Màu da: Bất cứ người màu da nào cũng có thể bị ung thư da. Tuy nhiên ở những người da trắng, có ít sắc tố melanin bảo vệ da thì nguy cơ ung thư da cao hơn người có làn da sẫm màu.
- Nốt ruồi: Người có nhiều nốt ruồi hay có các nốt ruồi bất thường dễ mắc ung thư da hơn. Những nốt ruồi bất thường, to hơn bình thường này dễ tiến triển thành ung thư. Bạn cần quan sát kỹ những vị trí này trên cơ thể xem chúng có thay đổi về hình thái không.
- Lớn tuổi: Nguy cơ ung thư da tăng theo tuổi tác, chủ yếu là do ung thư da phát triển chậm. Các thay đổi ở da ung thư trong thời thơ ấu hay tuổi niên thiếu có thể không trở nên rõ ràng cho đến tuổi trung niên.
- Sử dụng công nghệ, hóa chất làm trắng da cấp tốc, không an toàn: Phương pháp này mang đến một làn da trắng mịn cho các chị em phụ nữ trong thời gian ngắn nhưng nó có thể gây đột biến tế bào, gây ung thư da.
- Tiền sử cá nhân bị ung thư da: Một khi bạn đã bị ung thư da, bạn vẫn có thể bị lại bất cứ lúc nào, do đó bạn không nên chủ quan.
- Suy yếu hệ miễn dịch: Người bị suy giảm miễn dịch sẽ dễ tăng nguy cơ bị ung thư da. Ví dụ như bệnh nhân HIV/AIDS và những bệnh nhân cấy ghép tạng phải dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép.
- Tiếp xúc với tia xạ: Những người tiếp xúc nhiều với tia xạ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là loại ung thư tế bào đáy.
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như arsenic có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
- Những vùng da bị tổn thương: Những vùng da từng bị tổn thương do bỏng, tai nạn hay vùng da bị viêm nhiễm lâu ngày có nguy cơ bị ung thư cao.
- Điều kiện môi trường sống: Những người sống ở khu vực có tia tử ngoại bức xạ cao thì nguy cơ ung thư da lớn.
- Di truyền: Trong một gia đình có bố mẹ bị mắc bệnh ung thư da thì khả năng người con bị mắc ung thư da cao hơn so với các gia đình có bố mẹ không bị mắc ung thư da.
Làm gì để phòng ung thư da?
- Hạn chế tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời trong thời gian 10h sáng đến 4h chiều. Vì đây là thời điểm tia cực tím mặt trời mạnh nhất. Nên dành buổi sáng sớm và chiều tối để thưởng thức các hoạt động ngoài trời yêu thích.
- Sử dụng quần áo che chắn ánh nắng.
- Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15 và chỉ số PA hợp lý.
- Tránh các loại thuốc làm da nhạy cảm với ánh nắng.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ để nhận ra dấu hiệu bệnh sớm nhất
Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư da là tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại khiến cấu trúc da bị phá hủy. Chính vì vậy, những người ra nắng nhiều lần hay trong thời gian dài đều có khả năng bị ung thư da, đặc biệt nếu da không được che phủ hay bôi kem chống nắng.
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư da Đau và ngứa dai dẳng ở vùng da nào đó, nốt ruồi thay đổi về màu sắc, to lên... đều có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư da. Ung thư da là một trong những bệnh ung thư thường gặp, dễ chẩn đoán bằng mắt thường, có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Để phát hiện sớm, mọi...