Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư
Ung thư là một trong các bệnh nan y, với tỷ lệ mắc bệnh gia tăng và tỷ lệ tử vong còn rất cao. Tuy là bệnh nan y nhưng nếu phát hiện sớm thì việc điều trị cũng cho kết quả khả quan, vì thế việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có ý nghĩa sống còn đối với cả bệnh nhân và thầy thuốc.
Bệnh ung thư có dấu hiệu báo trước không? Theo các nghiên cứu y học thì câu trả lời là có. Các dấu hiệu rất dễ nhận biết, nhưng nó thường bị bỏ qua, một phần vì nó quá quen thuộc (chẳng hạn như đầy hơi, khó tiêu, đau ngực, táo bón, khó thở, mệt…), phần nữa là các triệu chứng này không ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày. Chính vì sự chủ quan này mà khi đến bệnh viện, thì ung thư đã ở giai đoạn cuối, sự cứu chữa lúc này chỉ còn mang ý nghĩa tinh thần. Những dấu hiệu sau đây có thể là sự báo động của căn bệnh ung thư:
- Cơ quan hô hấp: những người nghiện thuốc lá và rượu, nếu bị ho dai dẳng, nuốt vướng, hãy nghĩ tới bệnh ung thư phổi.
Khàn tiếng thường xuyên và kéo dài không do viêm họng hay cảm lạnh, thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.
- Cơ quan tiêu hóa: dù ăn uống hợp vệ sinh, mà vẫn bị rối loạn tiêu hóa dai dẳng, khi táo bón, khi tiêu chảy, có máu lẫn theo phân ở tuổi trên 40 thường xuyên ăn không tiêu, đầy bụng, táo bón, hay bị tiêu chảy trước đây tiêu hóa bình thường, nay đột nhiên bị rối loạn kéo dài… hãy nghĩ ngay đến bệnh ung thư đại tràng, trực tràng.
Vết thương bị lở loét lâu lành ở vùng miệng, dù đã điều trị tích cực từ 2-3 tuần mà không khỏi, và nếu trong miệng có những vùng trắng dày lên, có thể là bị ung thư miệng. Ăn không tiêu hoặc nuốt thức ăn khó, có cảm giác vướng víu ngay cổ khi ăn, đó có thể là dấu hiệu ung thư thực quản. Những người nghiện thuốc lá, nếu có một vết lở nhỏ trên bờ lưỡi trong thời gian dài có thể là dấu hiệu ung thư lưỡi.
- Cơ quan bài tiết và sinh sản: khi có triệu chứng tiểu rát, tiểu nhiều lần hoặc khó tiểu… nên đi khám để phát hiện u bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Đi ngoài ra máu, phân lẫn máu và mủ, hãy nghĩ tới bệnh ung thư trực tràng.
Phụ nữ trên 30 tuổi và sinh nở nhiều lần, nếu có hiện tượng chảy máu khi có quan hệ tình dục, hoặc tắt kinh đã lâu, bất ngờ ra máu, có thể là biểu hiện của bệnh ung thư tử cung. Nếu đầu vú có tiết dịch hoặc rỉ máu, có thể là ung thư vú.
Video đang HOT
- Sự thay đổi của nốt ruồi: nốt ruồi đột nhiên phát triển nhanh, đau, ngứa, dễ chảy máu khi đụng tới các vết lở nhỏ trên thân thể lâu ngày không lành hãy nhanh chóng đi khám bệnh, vì đó là dấu hiệu ung thư da.
- Các khối u: ung thư cũng là bệnh hay gặp nhưng dễ bị bỏ qua, không chỉ có phụ nữ mà đàn ông cũng bị mắc. Nếu thấy có khối u cứng trong vú, hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân. Phụ nữ đã sinh con, cho con bú và phụ nữ trên 40 tuổi cần phải đi khám vú định kỳ.
Khối u ở chân tay, thành bụng và lưng có dạng cục tròn, hơi cứng và di động, hãy nghĩ đến loại ung thư phát triển chậm.
Nếu xuất hiện một hay nhiều cục tròn bằng ngón tay ở hai bên cổ, có thể là dấu hiệu ung thư cổ hoặc lao hạch.
Tóm lại: Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đi khám bệnh. Đối với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm thì khả năng chữa trị càng hiệu quả và sống sót càng cao.
Theo SKDS
Mắc bệnh nan y vì tiêm thuốc làm trắng da
Tiêm glutathione nhằm làm trắng da có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu dùng với liều lượng cao.
Rất nhiều phụ nữ mơ ước có được làn da trắng sáng đã đổ xô đi tiêm thuốc làm trắng da. Tuy nhiên, thực chất loại thuốc này là gì, có thể mang lại hậu quả như thế nào thì không phải ai cũng biết tới.
Rất nhiều phụ nữ mơ ước có được làn da trắng sáng đã đổ xô đi tiêm thuốc làm trắng da
Hàng ngàn phụ nữ mong ước có làn da trắng sáng đã khiến lượng tiêu thụ glutathione trên thị trường tăng vọt. Glutathione cũng trở thành nguyên liệu thường được dùng trong các sản phẩm làm trắng da như xà phòng, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng, ...
Glutathione thực chất là gì?
Glutathione là một chất tự nhiên được gan tiết ra. Được coi là "chất chống oxy hóa tổng thể" có khả năng tái tạo tế bào, glutathione còn được phát hiện trong các mô động vật và thực vật. Chất này cũng có trong trái cây, rau và thịt
Glutathione là protein bao gồm 3 loại axit amin: cycteine, glutamine và glycine. Hầu như tất cả các tế bào của con người đều có glutathione nhưng chất chống oxy hóa này tập trung nhiều nhất ở lá lách, gan, tuyến tụy và mắt.
Nhiều người uống thuốc chứa glutathione để điều trị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, ngăn ngừa lão hóa, điều trị hoặc ngăn ngừa chứng nghiện rượu, bệnh hen suyễn, ung thư, bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch và lượng cholesterol cao), viêm gan, bệnh gan, bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể (bao gồm cả AIDS và hội chứng mệt mỏi mãn tính), mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, viêm xương khớp và bệnh Parkinson.
Glutathione cũng được sử dụng để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và chống lại ngộ độc kim loại cũng như ngộ độc thuốc.
Ngoài ra, có thể tiêm glutathione vào cơ bắp để ngăn ngừa các tác dụng phụ có hại của việc điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị và điều trị vô sinh ở nam giới.
Từ chất chống oxy hóa đến chất làm trắng da
Việc glutathione có phải là chất làm trắng da hay không đến giờ vẫn chưa được chứng minh lâm sàng.
Thí nghiệm trên động vật cho thấy nồng độ cysteine cao (thành phần chính của glutathione) làm giảm việc sản xuất melanin - sắc tố cấu thành màu sắc của da. Nếu số lượng melanin giảm, da sẽ sáng lên. Do đó, những người có mức cysteine cao thì làn da hơi ngả sang màu vàng. Tuy nhiên, Tiến sĩ Belen Dofitas thuộc Hiệp hội da liễu Philippines cho rằng những người có màu da đỏ hoặc vàng nhạt có nguy cơ bị ung thư da cao hơn.
Kể từ khi glutathione tự nhiên lần đầu tiên được phát hiện trong cơ thể người vào năm 1888, có hơn 90.000 nghiên cứu được công bố cho rằng glutathione là chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, về việc sử dụng glutathione làm trắng da thì có rất ít nghiên cứu được công bố và đây là những nghiên cứu nhỏ, không mang lại kết quả rõ rệt.
Tiêm glutathione có thực sự an toàn?
Tiêm glutathione đã trở thành "mốt" bởi vì phương pháp này mang lại hiệu quả hơn hẳn việc dùng thuốc. Người dùng có thể ngay lập tức có được làn da trắng sáng chỉ sau một vài mũi tiêm.
Tiêm glutathione đã trở thành "mốt" vì phương pháp này mang lại hiệu quả hơn hẳn việc dùng thuốc.
Sau khi các mũi tiêm glutathione trở nên phổ biến, trên thị trường xuất hiện rất nhiều thuốc giả, được bán với giá rẻ mạt. Tệ hơn, chúng có thể được phân phối bởi các bác sĩ không được cấp phép.
Nhiều người Philippines đã phải nhập viện sau khi hứng chịu những tác dụng phụ của mũi tiêm glutathione. Một số bệnh nhân sau khi tiêm xong không thể thở được.
Vào tháng 5/2011, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Philippines (FDA) đã cảnh báo việc tiêm glutathione có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng, thậm chí là tử vong nếu dùng với liều lượng cao.
Glutathione chỉ được phép dùng để điều trị ung thư. Ngoài ra, người dân không nên đều đặn tiêm glutathione vì có thể hóa chất này đang được phân phối bất hợp pháp.
Theo FDA, tác dụng phụ thường gặp liên quan đến việc tiêm glutathione quá liều rất đa dạng, từ phát ban trên da, đau bụng, bệnh về tuyến giáp đến những căn bệnh nghiêm trọng có khả năng gây tử vong như suy thận, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc.
"Sự gia tăng đáng báo động trong việc tiêm glutathione liều cao trực tiếp vào tĩnh mạch nhằm làm trắng da không an toàn và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tác động đến sức khỏe của người sử dụng", FDA cho biết.
Ngoài ra, nếu tiêm glutathione với kỹ thuật không chuẩn xác có thể dẫn đến nghẽn mạch, những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cũng như các bệnh nguy hiểm chết người như viêm gan B và HIV.
Theo Nguyễn Ngọc Khanh (Kiên thức)
Bệnh tai mũi họng có thể là dấu hiệu của các bệnh nan y Rất nhiều người nghĩ đau họng hay viêm mũi là mấy bệnh xoàng xĩnh, chả cần thuốc cũng tự nhiên sẽ khỏi. Nhưng mấy thứ không đáng bận tâm đó lại là khởi đầu của rất nhiều căn bệnh nan y. Nguy hiểm hơn ta tưởng Từ kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi thấy đại đa số bệnh nhân mình từng khám...