Nhận biết dấu hiệu cơn bốc hỏa ở phụ nữ tuổi mãn kinh để chủ động đối phó
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà phụ nữ phải trải qua trong thời kỳ mãn kinh. Đây là nguyên do khiến các chị em cảm thấy rất khó chịu, thậm chí sợ hãi khi bước vào độ tuổi này. Vậy bốc hỏa có thực sự đáng sợ như vậy không?
1. Dấu hiệu cơn bốc hỏa ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, người phụ nữ thường phải đối mặt với những rối loạn về nội tiết, tâm sinh lý. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo nhiều rối loạn khác.
Phổ biến nhất đó chính là sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, chức năng của cơ quan sinh dục, đặc biệt là sự thay đổi cảm xúc và những cơn bốc hỏa rất khó chịu.
Những dấu hiệu phổ biến nhất của cơn bốc hỏa bao gồm:
- Cảm giác nóng đột ngột, dữ dội: Cảm giác này có thể xuất hiện ở mặt, cổ, cánh tay, thân mình và đôi khi là toàn bộ cơ thể.
- Nhịp tim và mạch đập nhanh hoặc không đều. Tim đập nhanh có thể xảy ra.
- Đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi có thể từ nhẹ đến nhiều.
- Ớn lạnh: Điều này thường xảy ra sau những cơn nóng bừng, đôi khi phụ nữ chỉ cảm thấy ớn lạnh.
- Rối loạn giấc ngủ. Đổ mồ hôi ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ và dẫn đến mệt mỏi hoặc mất ngủ.
- Các dấu hiệu khác: Buồn nôn, chóng mặt, lo lắng và đau đầu là những triệu chứng có thể xảy ra khác liên quan đến các cơn bốc hỏa.
Phụ nữ mãn kinh thường phải đối mặt với cơn bốc hỏa rất khó chịu.
2. Bốc hỏa mãn kinh có cần điều trị không?
Video đang HOT
Theo BS. Lê Quang Dương, chuyên gia về sức khỏe sinh sản, thời kỳ mãn kinh là một phần của quá trình trưởng thành về tình dục của phụ nữ và không phải là bệnh lý. Mỗi cá nhân trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau và các triệu chứng có thể khác nhau về thời gian. Các triệu chứng có thể bao gồm khô âm đạo, bốc hỏa và thay đổi cảm xúc kéo dài trung bình 7,4 năm sau kỳ kinh cuối cùng.
Sự dao động về nồng độ hormone có thể dẫn đến bốc hỏa hoặc đột ngột cảm thấy nóng và đỏ bừng. Những cơn đau đầu, bốc hỏa này có thể nhẹ, cảm giác nóng bừng xảy ra chủ yếu ở phần trên cơ thể hoặc chúng có thể tỏa ra khắp cơ thể. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ vài giây đến nhiều phút.
Những cơn bốc hỏa xảy ra trong khi ngủ gây đổ mồ hôi ban đêm và có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi dữ dội đến mức tỉnh giấc giữa đêm.
Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên hơn vào khoảng thời gian mãn kinh. Những xáo trộn có thể liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm.
Bản thân thời kỳ mãn kinh không cần điều trị y tế vì không phải là một tình trạng bệnh lý, nhưng nhiều phụ nữ tìm cách giảm bớt các triệu chứng khó chịu bằng cách liệu pháp estrogen, là một trong những lựa chọn hiệu quả để giảm các cơn bốc hỏa liên quan đến thời kỳ mãn kinh.
Dùng thuốc chống trầm cảm liều thấp và một số loại thuốc chống co giật có thể giúp giảm cơn bốc hỏa. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể hỗ trợ những thay đổi cảm xúc xảy ra trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.
Các bài tập phù hợp giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng khó chịu ở tuổi mãn kinh.
3. Một số biện pháp tự nhiên giúp làm dịu cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh
Các yếu tố có thể làm tăng các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm và biểu hiện các cơn bốc hỏa ở mỗi người là khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ khuyên mọi người nên thay đổi lối sống để kiểm soát các cơn bốc hỏa trước khi sử dụng các biện pháp can thiệp y tế.
Chị em cần có lối sống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý. Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc và ăn uống đủ chất dinh dưỡng để giữ sức khỏe thể chất thật tốt.
Hạn chế uống rượu, ăn nhiều thức ăn cay, đồ uống nóng và caffeine, hút thuốc lá, chúng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng vận mạch.
Thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp chị em duy trì cân nặng phù hợp và tinh thần sảng khoái, vui vẻ, năng động. Điều đó cũng giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng khó chịu của các cơn bốc hỏa. Nghiên cứu cho thấy, các cơn bốc hỏa có liên quan đến chỉ số khối cơ thể cao hơn và phụ nữ thừa cân béo phì có thể bị các cơn bốc hỏa thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Lời khuyên của chuyên gia giúp phụ nữ vượt qua mãn kinh một cách nhẹ nhàng
Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ. Cùng lắng nghe chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên giúp chị em đối phó với những thiếu hụt của giai đoạn mãn kinh.
1. Mãn kinh có đáng sợ không?
Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ từ 48-52 tuổi, khi người phụ nữ chính thức không có kinh liên tiếp trong 12 tháng liên tục. Nếu mãn kinh trước 40 tuổi được gọi là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi được gọi là mãn kinh muộn.
Hầu hết phụ nữ đều sợ và không muốn trải qua thời kỳ này, vì sự sụt giảm của một loạt các nội tiết tố nữ gây ra nhiều thay đổi ảnh hưởng đến đời sống như bốc hỏa, thay đổi tính nết, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa, mạch máu, tim, loãng xương, suy giảm trí nhớ, giảm ham muốn tình dục,...
Vì rất nhiều biến đổi như vậy nên có người vừa chớm thấy dấu hiệu mãn kinh thì đã rất lo lắng và tìm đủ mọi cách để trì hoãn hay kéo dài thời gian thậm chí có người tự ý dùng thuốc nội tiết mà không có sự tìm hiểu kỹ càng, vô tình dẫn đến những tác dụng phụ không đáng có.
Phụ nữ cần chuẩn bị về mặt tâm lý để trải qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng.
Thực ra mãn kinh là 1 trong những giai đoạn đánh dấu sự lão hóa của phụ nữ trong quy luật "sinh - lão - bệnh - tử" chung của con người. Dù muốn dù không tất cả phụ nữ đều sẽ phải trải qua giai đoạn này, nhưng nếu có kiến thức, có sự chuẩn bị về mặt tâm lý thì phụ nữ sẽ đón nhận nó một cách nhẹ nhàng, nếu không sẽ là hàng loạt biến cố gây xáo trộn về mặt tâm lý, thể chất và đời sống của người phụ nữ.
2. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh, do sự sụt giảm estrogen nên khối lượng xương cũng mất đi nhanh chóng làm tăng nguy cơ loãng xương và biến chứng gãy xương,..
Do đó, phụ nữ mãn kinh nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa tách béo và các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại hải sản, cá béo giàu omega-3 cũng sẽ góp phần chống viêm mạch máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Nên ăn các loại thực phẩm giàu phytoestrogen (có tác dụng tương tự như estrogen nhưng có nguồn gốc từ thực vật) như đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, các loại ngũ cốc, đậu, hạt nguyên cám hoặc nguyên vỏ, ngoài việc giảm các triệu chứng bốc hỏa, tăng cường quá trình tạo xương, những thực phẩm này còn là nguồn carbohydrate chất lượng, giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa, như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
Phụ nữ độ tuổi mãn kinh nên ăn nhiều rau quả và các thực phẩm giàu phytoestrogen.
Quá trình lão hóa và hạn chế vận động thể lực cũng làm giảm khả năng tổng hợp protein, giảm khối lượng cơ xương nên chế độ ăn cần bổ sung nguồn protein cân đối đến từ động vật như thịt nạc, trứng, sữa (chiếm 70%), protein đến từ thực vật như các loại đậu, hạt (chiếm 30%), kết hợp tập luyện vừa sức. Bên cạnh đó các loại trái cây giàu vitamin, các chất phytochemical sẽ có hiệu quả rất tốt trong công cuộc chống lão hóa.
Một yếu tố vô cùng quan trọng giai đoạn này chính là rối loạn tâm lý như lo âu, căng thẳng, cáu gắt lâu ngày, dẫn đến trầm cảm và giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy chị em cần lưu ý ăn các loại rau lá màu xanh đậm để bổ sung lượng magie bị mất đi do căng thẳng.
Phụ nữ tuổi mãn kinh không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến tăng cân khó kiểm soát. Nên cân đối lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày sao cho hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng hàng ngày.
Số lượng cụ thể khoảng:
Trái cây: 200-500g/ngày
Cá và hải sản: trên 200g/tuần Đồ uống có đường: ít hơn 1lít/tuần
Ngũ cốc nguyên cám: 28 - 85g/ngày
Các loại hạt và đậu: 900g/tuần
Sữa tách béo không đường: 200-400ml/ngày
Sữa chua không đường: 100 mg/ngày hoặc 30g phô mai.
Ngoài chế độ ăn uống, phụ nữ mãn kinh cũng nên thực hành tập luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể vừa sức. Nên duy trì khoảng 3-5 buổi mỗi tuần với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thể dục nhịp điệu,... vừa giúp cơ thể vận động dẻo dai, hạn chế sự giảm cơ ở độ tuổi này, vừa giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Một cơ thể khỏe mạnh, cân nặng hợp lý, đủ chất dinh dưỡng kết hợp với lối sống lạc quan, yêu đời sẽ giúp cho chị em phụ nữ vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng nhất.
Phụ nữ tuổi mãn kinh với nỗi lo teo âm đạo - Dấu hiệu nhận biết và cách hạn chế Teo âm đạo là teo niệu dục, teo âm hộ - âm đạo... Teo âm đạo thường xảy ra nhất sau khi mãn kinh. Teo âm đạo không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây phiến toái và thiếu tự tin cho chị em. Teo âm đạo do thiếu estrogen. Để giảm triệu chứng và giải quyết các khó chịu như rối loạn...