Nhận biết bạn gầy nhưng vẫn thừa mỡ
Cân nặng không phản ánh chính xác trạng thái của cơ thể; người gầy có mỡ bụng sẽ dễ chết hơn người thừa cân hoặc béo phì.
Bạn nghĩ mình thật may mắn khi sở hữu cân nặng ổn định dù không phải cố gắng nhiều. Thế nhưng chỉ số BMI và cân nặng không nói lên toàn bộ tình hình. Theo Health, 1/4 người có trọng lượng bình thường bị ảnh hưởng bởi hội chứng “gầy nhưng béo phì”.
“Trông họ tương đối khỏe mạnh nhưng khi kiểm tra lại có nồng độ chất béo và viêm nhiễm cao”, bác sĩ Ishwarlal Jialal từ Hệ thống Y tế UC Davis (Mỹ) cho biết. “Những người này có nguy cơ cao bị tiểu đường và bệnh tim mạch, nhưng bạn không thể nhận ra nếu chỉ nhìn dựa vào bề ngoài”.
Ảnh: Health.
Kiểm tra huyết áp, cholesterol và đường huyết là cách tốt nhất để biết tình trạng sức khỏe bên trong. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số triệu chứng dưới đây.
Béo bụng
Trong mọi trường hợp, mỡ thừa cảnh báo nguy hiểm. Nghiên cứu trên tờAnnals of Internal Medicine cho thấy người gầy bị béo bụng dễ chết sớm hơn những ai vốn thừa cân hoặc béo phì.
Mỡ bụng có hại nhất vì là nơi khởi đầu hiện tượng kháng insulin cùng các protein gây viêm nhiễm. Loại mỡ này không xuất hiện cùng một lúc khiến bạn rất dễ bỏ qua. Bởi vậy, hãy lưu ý nếu cảm thấy quần càng ngày càng chật.
Video đang HOT
Người gầy vẫn có thể có mỡ thừa, đặc biệt là khi thiếu hoạt động thể chất. “Nếu không thừa cân, người ta thường không có thói quen tập thể dục để giữ gìn vóc dáng”, bác sĩ Jialal giải thích. “Nhưng thiếu đi các hoạt động đều đặn, họ sẽ dần dần yếu đi”.
Tập luyện thường xuyên các môn như đi bộ nhanh, đạp xe, chạy là rất quan trọng để giữ tim và phổi khỏe mạnh, đồng thời tăng cường cơ bắp, hỗ trợ trao đổi chất và đốt chất béo có hại.
Tiền sử gia đình
Nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột của bạn bị tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp hoặc cholesterol cao, bạn rất dễ mắc các vấn đề tương tự. Duy trì cân nặng ổn định sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh, nhưng chỉ khi bạn tập luyện và thực hiện chế độ ăn lành mạnh.
Ăn uống vô độ
Đừng vội mừng nếu bạn không bị tăng cân dù ăn rất nhiều đồ ăn nhanh, dầu mỡ, nước ngọt mà không đụng đến hoa quả, rau củ. Điều này khiến bạn hấp thụ quá nhiều đường, muối, chất béo và thiếu hụt vitamin, chất xơ, protein “nạc”. Kết quả là nội tạng bị tổn thương và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư tăng cao.
Những thói quen như ăn không đúng giờ, bỏ bữa, nhịn ăn cũng sẽ tàn phá sức khỏe của bạn.
Thuộc nhóm nguy cơ
BMI không phải thước đo hoàn hảo cho mọi nhóm người, đặc biệt là với một số dân tộc. Nghiên cứu năm 2011 chỉ ra cư dân Nam Á thường bị mỡ bụng nhiều hơn người da trắng dù có cùng một chỉ số BMI. Gen chắc chắn ảnh hưởng đến quá trình tích mỡ, bên cạnh đó còn có nền văn hóa cùng chế độ ăn truyền thống.
Ngoài ra, người lớn tuổi không nên quá để ý đến chỉ số BMI. Theo thời gian, cơ thể chúng ta sẽ giảm cơ bắp và tăng chất béo nên điều quan trọng là chăm vận động để sống lâu và khỏe mạnh.
Theo Alobacsi
Dấu hiệu ở môi cảnh báo bệnh gì
Đôi môi khô, nẻ, lở mép hay tình trạng mụn rộp quanh miệng khởi phát do đâu? Chúng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe như thế nào?
Thời tiết nóng hoặc lạnh đột ngột có thể khiến đôi môi bạn bị khô hoặc nứt nẻ. Nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu các triệu chứng tồn tại trong thời gian dài và rõ nguyên nhân thì bạn cần đi khám.
Môi khô, nứt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có dấu hiệu thiếu nước nghiêm trọng. Ảnh: Boldsky.
1. Mụn rộp môi
Hiện tượng mụn rộp ở vùng môi, xuất hiện mụn mủ, thường xuyên chảy máu do virus herpes gây ra. Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước. Sau đó mụn nước nổi thành chùm trên nền da đỏ. Bệnh lở môi rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc như hôn môi, dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm...
2. Nứt khóe môi
Đôi lúc, những vết nứt xuất hiện ở khóe môi. Những nứt này thường gây đau rát, khó chịu, có khi bị chảy máu. Nhiều người nghĩ đường nứt này xuất hiện do hành động há miệng quá to và làm khóe môi bị rách... Các bác sĩ cho biết, đây là một bệnh tạo ra do sự mất quân bình các sinh tố trong cơ thể; điển hình là sự thừa sinh tố A. Nếu bạn đang uống sinh tố A, hãy bớt liều lượng xuống dưới 5.000 IU mỗi ngày.
Ngoài ra, trong đa số các trường hợp, bệnh nhân chỉ cần uống mỗi ngày từ 50 mg đến 80 mg sinh tố B6 là vết nứt sẽ biến mất trong vòng một vài ngày.
3. Môi tái
Tình trạng môi tái nhợt, sậm màu chỉ ra rằng cơ thể bạn đang thiếu máu. Bạn cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả, bổ sung sắt và các vitamin để tăng số lượng tế bào máu.
4. Môi khô
Môi khô, nứt nẻ, chảy máu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là 1 bất tiện lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Và quan trọng hơn, môi khô, nứt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có dấu hiệu thiếu nước nghiêm trọng. Bạn cần thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng môi phù hợp, bổ sung rau xanh, vitamin và cung cấp nhiều nước cho cơ thể.
5. Môi thâm
Môi đột nhiên trở nên tím tái, sẫm màu có thể do bạn hút thuốc trong thời gian dài. Hoặc, nó có thể là một triệu chứng khi tim đang gặp khó khăn để bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Triệu chứng này thường thấy ở những người bị suy tim mãn tính.
6. Môi sưng
Nguyên nhân khiến môi bạn sung có thể là dị ứng da. Nếu môi bạn có dấu hiệu sưng khi bạn sử dụng thuốc, hay mỹ phẩm như son môi, kem dưỡng, bạn cần xác định rằng đây là phản ứng nghiêm trọng. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách. Dị ứng nội bộ cơ thể đôi khi có thể gây tử vong.
7. Môi đỏ và ngứa ran
Môi đỏ, tê, ngứa ran, hoặc sưng tấy, có thể là một dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm hoặc hóa chất. Theo ý kiến của bác sĩ, lúc này cơ thể đang phát hành một lượng lớn các histamine hormone vào máu trong một phản ứng bởi hệ thống miễn dịch khiến môi bị tê, và sưng tấy.
Theo Alobacsi
"Nhắm mắt" nhuộm liều coi chừng...hết tóc Mới đây, cộng đồng mạng xã hội xôn xao với sự việc cô gái bị rộp hết da đầu và tóc rụng từng mảng sau khi nhuộm tóc. Nhiều bạn trẻ dù đã lường trước được những hậu quả không tốt của việc tẩy tóc, nhuộm tóc nhưng vẫn nhắm mắt làm liều. Tóc rụng, đau đầu, bỏng rát... chấp nhận! Bạn Nguyễn...