Nhạc sĩ Trần Tiến nhớ lại cảm xúc khi biết mắc ung thư giai đoạn 4
Nhạc sĩ Trần Tiến là khách mời của chương trình Cassette hoài niệm (lên sóng tối nay, 22-10 trên kênh VTV3). Ông đã có những chia sẻ gây chú ý.
Nhạc sĩ Trần Tiến
Trong chương trình, nhạc sĩ Trần Tiến kể lại hành trình khó khăn khi ông phát hiện mắc căn bệnh ung thư giai đoạn 4. “Tôi tái mặt đi như một người sắp chết. Mỗi lần vào bệnh viện, xung quanh là rất đông người chờ đợi. Có người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi luôn xếp hàng trước tôi, một ngày không thấy anh ấy đâu, tôi hỏi bác sĩ nói người đó đã không qua khỏi” – ông kể.
“Những người bình thường xạ 14,15 tia, tôi xạ đến 30 tia. Khi điều trị tới tia thứ 30, tôi gục ngã hoàn toàn. Sức khỏe suy kiệt, trong đầu tôi bỗng có thanh âm tự nhủ: “Đừng gục ngã, dậy đi”.
Bài hát “Không gục ngã” đã ra đời như vậy. Chính sản phẩm của tôi dạy tôi hãy sống như anh hát. Sau đó, tôi gửi nhờ Thanh Phương phối khí và luôn nghe ca khúc để tự động viên chính mình”.
Video đang HOT
Tâm lý của nhạc sĩ Trần Tiến thực ra cũng giống với bất cứ ai khi nghe tin bản thân mang trọng bệnh. Cũng có sợ hãi, cũng gục ngã, cũng đôi lần buông bỏ. Nhưng, ông đã vực dậy được lý trí của mình. Và đó chính là điểm tựa giúp ông vượt qua giai đoạn khó khăn ấy một cách thần kỳ.
Ông là nhạc sĩ được yêu mến
Ông nói: “Cả đời tôi không bao giờ nghĩ về việc làm show, trời bảo viết thì viết. Trời cho tới lúc nào khán giả còn yêu, mình còn viết tới lúc đó”.
Chia sẻ tại chương trình Cassette hoài niệm, nhạc sĩ Trần Tiến cho biết ông vô cùng hạnh phúc khi luôn được khán giả yêu mến và đón nhận: “Show diễn mới đây, có cậu bé sinh năm 2006 đến mua vé xem tôi hát nhưng không đủ tiền, khi được BTC tặng cho, cậu ấy sung sướng reo hò, mang khoe khắp chốn. Tôi cũng xúc động khi chứng kiến hình ảnh hai cụ già 92 tuổi dắt díu nhau đi lên cầu thang của Trung tâm Hội nghị Quốc gia xem Trần Tiến hát. Có những khán giả yêu mình, đó là niềm hạnh phúc vô cùng. Ta có thể chết bên niềm hạnh phúc đó”.
Được coi là nhạc sĩ có công mở đường cho nền âm nhạc đương đại Việt Nam, Trần Tiến đã có 55 năm gắn bó với âm nhạc, tham gia hơn 1.000 đêm diễn, đi hát tại hơn 40 quốc gia.
Ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc, đi sâu vào ký ức của nhiều thế hệ khán giả. Có thể kể tới Bài ca thanh niên ra tiền tuyến (1967); Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp (1968); Giai điệu Tổ quốc (1980); Chiếc vòng cầu hôn (1984); Tùy hứng ngựa ô (1987); Chị tôi (1997).
Mỹ Hạnh: Bài mới nào nhạc sĩ Bảo Chấn sáng tác cũng đưa tôi hát
Mỹ Hạnh có dịp trải lòng về hành trình làm nghệ thuật và mối ơn với nhạc sĩ Phú Quang, Bảo Chấn trong chương trình Cassette hoài niệm lên sóng trên VTV3.
Mỹ Hạnh được khán giả ưu ái gọi là ca sĩ có giọng trầm đẹp nhất. TL
Mỹ Hạnh tâm sự cô bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 16 tuổi, khi là thành viên của đoàn ca múa nhạc Hải Đăng (Khánh Hòa). Thời điểm đó, nữ ca sĩ chưa phát huy giọng trầm mà chỉ thích hát bài cao. Mãi đến khi vào TP.HCM lập nghiệp, Mỹ Hạnh được chồng khuyên nên tập trung vào sở trường. Nhờ cơ duyên đó mà sau này cô được mọi người ưu ái gọi là "nữ ca sĩ có giọng trầm đẹp nhất".
Cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp là khi cô tham gia Đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc năm 1991. Đến với cuộc thi bằng một tâm thế thoải mái song nữ ca sĩ bất ngờ giành giải nhất. Và cuộc thi cũng giúp Mỹ Hạnh gắn kết, thân thiết với Thanh Lam hơn.
"Lúc vào chương trình, lần đầu hai chị em gặp nhau đã kết thân rất nhanh. Tôi tham gia để học hỏi nhưng may mắn giành giải và từ đó, con đường nghệ thuật của tôi thuận lợi hơn", nữ ca sĩ kể lại.
Mỹ Hạnh kể trong cuộc thi, cô thể hiện hai ca khúc, trong đó có Em ơi Hà Nội phố của nhạc sĩ Phú Quang. Tại chương trình Cassette hoài niệm, nữ ca sĩ không giấu được sự xúc động khi tái hiện lại bài hát này. Cô thừa nhận: "Cảm xúc rất bồi hồi. Vì đã lâu rồi, từ lúc anh Phú Quang mất tôi chưa hát lại nhạc phẩm này".
Mỹ Hạnh từng có ý định trở về Nha Trang vì thấy không phù hợp với môi trường ở TP.HCM. TL
Nữ khách mời nói thêm sau cuộc thi năm 1991, cô may mắn gặp được nhạc sĩ Phú Quang và được ông hỗ trợ trong sự nghiệp nghệ thuật. Nhắc đến tác giả Em ơi Hà Nội phố, Mỹ Hạnh bồi hồi nhớ đến lời khuyên của ông: "Hát có thể hơi non một xíu, hơi phô một xíu nhưng phải rõ lời. Vì người ta nghe mà không biết em hát cái gì thì làm sao cản được".
Mỹ Hạnh thừa nhận cô gặp nhiều may mắn khi được nhiều nhạc sĩ vừa có tài, vừa có tâm sẵn sàng giúp đỡ. Trước Phú Quang là nhạc sĩ Thanh Tùng. Sau này, khi Mỹ Hạnh vào TP.HCM lập nghiệp, cô được nhạc sĩ Bảo Chấn hỗ trợ.
"Bài mới nào ông vừa sáng tác cũng đều đưa tôi hát ngay. Khi một nhạc sĩ giao cho ca sĩ hát thử ca khúc của mình, tức là họ rất tin tưởng. Tất cả các bài của ông là tôi hát. Tôi thấy mình may mắn khi được gặp ba người nhạc sĩ này".
Nói về quãng thời gian đầu Nam tiến, Mỹ Hạnh kể một đêm cô chạy 5 show và hát khoảng 20 bài. Chính vì điều đó khiến chất giọng của nữ ca sĩ không được đảm bảo và mất cảm xúc với nghề. "Tôi định khăn gói về Nha Trang vì thấy mình không hợp với cuộc sống hối hả ở đây. Thế rồi tôi gặp chồng và chọn ở lại", Mỹ Hạnh kể.
Mỹ Lệ: Nhạc sĩ Từ Huy, Trịnh Công Sơn là người khuyên tôi Nam tiến Ca sĩ Mỹ Lệ cho biết nhạc sĩ Từ Huy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người đưa ra lời khuyên, giúp đỡ cô trong khoảng thời gian đầu Nam tiến phát triển sự nghiệp. Mỹ Lệ chia sẻ về mối ơn với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong Cassette hoài niệm. FBNV Trong chương trình Cassette hoài niệm, Mỹ Lệ kể trước...