Nhạc sĩ Sa Huỳnh: “Đến giờ này, tôi mới phát hiện ra mình… đẹp”
“Mưa đã hết/ Những chiếc ô đã xếp/ Dòng người đi không vội vã nữa/ Em vẫn bước, trong chiếc ô thấm nước/ Và lặng nghe tim mình ao ước…” – Những lời yêu của cô gái nhỏ trong ca khúc mới của Sa Huỳnh cứ như thể cũng chính là tâm trạng của nữ nhạc sĩ vừa dừng bước tại vòng chung kết Sing My Song 2018, nơi cô vừa bất ngờ thử sức ở vai trò ca sĩ.
“Đến giờ này, tôi mới phát hiện ra là mình… đẹp, vì trước, sức khỏe tôi tệ lắm, sức khỏe tinh thần cũng yếu luôn. Giờ thì tôi luôn thấy mình tràn đầy năng lượng, và đó mới chính là thanh xuân đích thực của tôi dành cho âm nhạc…”
“Lên sân khấu cũng như… lên bàn mổ”
Được mặc định là “nhạc sĩ độc quyền” của Tùng Dương với một loạt bản hit: “Li ti”, “Trời cho”, “Thể đơn bào”, “Oa oa”, “Mắt đêm”, “Mang thai”…, vì sao bỗng có ngày chị lại muốn được cầm mic?
- Đúng là suốt từ năm 19 tuổi – lúc cái tên Sa Huỳnh lộ diện tại “Bài hát Việt” với ca khúc “Về ăn cơm”, tính đến giờ là đã tròn đúng 10 năm tôi “dành cả thanh xuân” để sáng tác cho thần tượng của mình – ca sĩ Tùng Dương. Cũng chính là 10 năm tôi lần lượt khám phá mình trên các vai trò mới: Làm vợ, làm mẹ. 10 năm, cho những lựa chọn phù hợp với một người phụ nữ vốn dĩ lành hiền, ưa thích sự bình ổn và gần như hoàn toàn không có “máu” bon chen…
Nhưng một mặt, cũng chính nhờ những trải nghiệm lặng lẽ đó mà mình dần chín đầy lên, vốn sống dày hơn, sức chịu đựng mọi va đập cũng tốt lên, để có thể tặng cho khán giả được những món quà chín chắn hơn, tươi mới hơn, theo các cách khác nhau. Bước lên sân khấu “Sing My Song” cả trên vai trò mới: Người thể hiện ca khúc, tôi coi đó cũng như là thêm một lần… bước lên bàn mổ của mình. Ánh đèn sân khấu cũng chói mắt như ánh đèn trong phòng sinh vậy đó, để rồi phần thưởng cho người mang nặng – không gì khác – chính là tiếng khóc oa oa của đứa trẻ, và cũng chính là của mình, trước giấc mơ vừa viết.
Thật ra là đến giờ này, tôi mới phát hiện ra là mình… đẹp (cười phá lên), vì trước, sức khỏe tôi tệ lắm, ốm nhách; sức khỏe tinh thần cũng yếu luôn. Giờ thì tôi luôn thấy mình tràn đầy năng lượng, và đó mới chính là thanh xuân đích thực của tôi dành cho âm nhạc.
Có vẻ như hơi muộn nhỉ, và cũng là hơi “sai sai về quy trình”: Lên bàn mổ đẻ rồi mới “lên bàn mổ” của công chúng?
- Đúng là làng nhạc không thiếu những người không đủ dũng cảm rời bỏ thế giới hào nhoáng kia để lo cho cuộc sống riêng của mình. Nhưng có lẽ là tôi hơi ích kỷ một chút, tôi muốn dành cho mình trước đã, rồi sau đó mới đủ dư để san cho khán giả. May thay sau 10 năm, vẫn có những khán giả lặng lẽ dõi theo tôi, từ thuở “Về ăn cơm”. Con đường của tôi tuy không hẳn rầm rộ nhưng cũng là may mắn khi cứ rả rích được nhớ qua những ca khúc được ca sĩ Tùng Dương hay Lê Cát Trọng Lý thể hiện. Như anh Tùng Dương mới đây trêu tôi: “Bài nào tự hát được thì em cứ hát, không thì… lại đưa anh”. Thì giờ, cứ sẽ thế thôi, bài nào có thể hát… hiền lành theo kiểu của tôi, tôi sẽ hát; còn ca nào khó, cần ma mị, lên đồng, thì anh Tùng Dương sẽ vẫn gánh hộ tôi.
Video đang HOT
Trải nghiệm làm ca sĩ có thú vị hơn làm nhạc sĩ?
- Làm nhạc sĩ thật ra đau đầu, căng thẳng lắm chị! Viết phải nhanh nhanh chóng chóng thì may ra mới kịp đuổi theo cái nốt đó, “bắt cóc” nó. Còn làm ca sĩ thì sướng hơn đấy, về mọi thứ, và nhất là được dồi dào về khí. Trong âm nhạc mà có được chữ “khí” là quý lắm, nên nhiều người, người ta phải luyện khí công là để có được nó đấy. Thèm được hát, cũng chính là vì mê cái đó.
À mà đi hát… lời hơn đó! Một bài hát, thì chỉ bán được một lần. Nhưng đi hát, thì một bài sẽ hát được bao nhiêu lần, lại còn được trả tiền cao gấp 5… (cười).
Khát vọng cầm mic liệu còn vì… sinh kế?
- Làm nhạc sĩ, bán bài hát, và nhiều thứ khác liên quan đến âm nhạc thì cuối cùng hai vợ chồng tôi cũng có thể mua được một cái nhà nhỏ, đủ cho 3 người. Từ giờ tới lúc về già nếu nhà chưa sập thì chắc cũng vẫn sống được (cười).
Cuộc sống dĩ nhiên luôn cần sinh kế, nhưng cũng không thể chỉ suốt ngày chăm chăm vào cái đó. Sống thì phải có hoài bão, phải nghĩ cách cùng làm cho cái xã hội này nó tốt lên, bằng cách thử cố làm một cái gì đó tốt hơn, thay vì cứ ngồi ì ra, kêu than hay phán xét. Dù thế nào, tôi vẫn mong giữ được đôi mắt của mình trong sáng. Tận đến giờ, câu châm ngôn mà tôi yêu thích nhất vẫn là: “Hãy để cho đôi mắt của bạn sáng lên vì tiền, nhưng đừng để nó mờ đi vì tiền!”. Đồng tiền không có lỗi. Lỗi hay không là ở cái nhìn.
Là muối, nhưng mong… “nhạt”
“Một mầm cây mang thai khu rừng/ Một dòng suối mang thai biển khơi/ Một bàn chân mang thai con đường…”, vậy Sa Huỳnh mang thai Tùng Dương, hay ngược lại?
- Hỏi vậy khó à nha, khác nào bảo quả trứng hay con vịt có trước vậy! Thôi cứ nghĩ là hai chúng tôi bao bọc nhau đi! Mà đôi khi cũng không biết được. Chẳng hạn như khi mình sinh một đứa con, mình cứ nghĩ là mình bao bọc nó, nhưng thật ra là chính nó mới bao bọc mình…
“Mặt mộc” – ca khúc “chào sân” của chị tại “Sing My Song” làm tôi nhớ đến những trường hợp “mặt mộc” khác đã bị chìm lấp giữa sự hào nhoáng của showbiz, sự phủ lấp của những lớp sóng truyền hình thức tế… Để “mặt mộc” được nhớ, được nổi bật, quả không dễ dàng?
- Tôi nghĩ đấy không hẳn là do “mặt mộc”, mà có thể là với những người mà ý chí “tranh đấu” không quá mạnh, không đủ để họ ra được những sản phẩm “gắn mác” của mình khi đã bước ra khỏi ánh hào quang của những câu chuyện cổ tích “từ zero đến hero”…
Còn “mặt mộc” mà tôi muốn nói ở đây lại là một giá trị khác, là những thứ không thể che đậy được bằng son phấn, là những xúc cảm sống thật nhất, trước những thứ làm mình nổi da gà, hay ít ra, làm mình muốn khóc. Còn khóc được nghĩa là còn tin yêu, còn day dứt được có nghĩa là còn tươi tốt…
Sa Huỳnh có phải là tên một cánh đồng muối?
- Ô, vậy là cuối cùng cũng có người hỏi đến câu đó, chắc ông nhạc sĩ Triều Dâng (bố Sa Huỳnh – PV) vui lắm đây! Phải, dù tôi sinh ra ở Sài Gòn, quê gốc ở Cần Thơ, nhưng có một lần, ba tôi tham dự một trại sáng tác tại biển Sa Huỳnh, miền Trung. Đó không chỉ là một cánh đồng muối. Đó là cả một nền văn hóa. Ba tôi muốn con mình lớn lên cũng mặn, và dày như vậy. Nhưng cũng có những quãng, tôi lại chỉ mong mình… nhạt nhất có thể, vì nếu mặn quá, biết đâu tôi lại khổ như… Thúy Kiều, thì sao? (cười).
Cảm ơn những chia sẻ của chị!
THỦY NGUYÊN (THỰC HIỆN)
Tùng Dương gây tranh cãi khi nhận xét "hai bạn nhảy đẹp" trong cuộc tranh luận về giọng hát của Đông Nhi và Tóc Tiên
Nếu như một số người nhận xét đây là cách Tùng Dương né tránh chuyện so sánh Tóc Tiên và Đông Nhi thì khá đông dân mạng lại cho rằng nam ca sĩ đang có phần mỉa mai hai đàn em.
Vốn là hai ca sĩ nữ trẻ nổi bật nhất Vpop hiện tại nên Đông Nhi và Tóc Tiên thường xuyên bị công chúng đặt lên bàn cân. Mới đây một page chuyên bàn về giọng hát của nghệ sĩ đã mở hẳn một cuộc bình chọn để tìm ra ai là người có kĩ thuật thanh nhạc tốt hơn. Ngay lập tức, cuộc bình chọn này đã thu hút đông đảo sự quan tâm của người hâm mộ. Tuy nhiên trong số đó, nhiều người tinh ý nhận ra Tùng Dương cũng bày tỏ quan điểm của mình trước vấn đề trên.
Cụ thể ở phía dưới phần bình luận, Tùng Dương viết: "Hai bạn nhảy rất đẹp". Ý kiến của nam ca sĩ nhanh chóng gây chú ý. Nếu như một số người nhận xét đây là cách Tùng Dương né tránh chuyện so sánh Tóc Tiên và Đông Nhi thì khá đông dân mạng lại cho rằng anh đang có phần mỉa mai hai đàn em. Do đó, không ít người đã dành những lời chỉ trích khá gay gắt nhắm tới Tùng Dương.
Phía dưới một cuộc tranh luận về giọng hát của Đông Nhi và Tóc Tiên...
... Tùng Dương chỉ nhận xét: "Hai bạn nhảy rất đẹp".
Trước đó, Tùng Dương cũng từng nhiều lần gây sốc với những phát ngôn của mình. Đầu năm 2017, khi được hỏi về chất lượng dàn HLV The Voice trẻ như Tóc Tiên, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, ý kiến của Tùng Dương cũng vấp phải nhiều sự phản đối khi dư luận cho rằng anh ngầm thể hiện sự không bằng lòng.
"Đừng nghĩ có một vài ca khúc hit là có thể huấn luyện được người khác. Khi kinh nghiệm chưa hẳn dày dặn, không thể dễ dàng bước vào công việc đào tạo học trò. Huấn luyện viên phải đảm bảo yếu tố vững chắc về chuyên môn. Bạn đừng nghĩ mình đang được gọi là ngôi sao nhạc pop, biểu diễn hay, như vậy là đã đủ để trở thành huấn luyện viên giỏi.
Nghề huấn luyện cần phải lắng nghe, yêu mến và hiểu học trò. Nghệ sĩ phải bỏ qua cái tôi cá nhân, bỏ qua tinh thần của một ngôi sao mới có thể trở thành người thầy. Nếu không dành thời gian cho thí sinh của mình thì khó có thể trở thành một huấn luyện viên thực sự" - Tùng Dương cho biết.
Tùng Dương thường xuyên đứng giữa tâm bão bởi các phát ngôn gây sốc.
Theo Helino
"Ca sĩ đua nhau hát nhạc xưa, bolero nhằm kiếm tiền mà không thấy xấu hổ" Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhạc sĩ Dương Thụ một lần nữa làm nóng lại chủ đề trào lưu bolero trong buổi họp báo live show mới của nam ca sĩ Tùng Dương. Là một trong 4 vị nhạc sĩ tên tuổi trong bộ tứ sông Hồng sẽ góp mặt trong liveshow thứ 10 trong sự nghiệp của nam ca sĩ...