Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tiết lộ về bài hát dang dở của Mai Phương dành cho con gái
‘Ngủ đi con’ là bài hát cuối cùng của cố diễn viên Mai Phương muốn dành cho con gái. Đáng tiếc, ca khúc chưa kịp ra mắt, cô đã ra đi.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung vừa được đăng tải tập tiếp theo của series “Chuyện những bài hit” trên kênh TikTok cá nhân.
Trong tập này, nhạc sĩ chia sẻ về ca khúc cuối cùng mà anh viết cho cố diễn viên Mai Phương trước khi cô qua đời.
Được biết, sinh thời, Mai Phương và Nguyễn Văn Chung có mối quan hệ thân thiết. Nhạc sĩ cũng từng gửi cho Mai Phương khá nhiều bài hát. Trong đó có bài “Ngủ đi con” không kịp ra mắt thì Mai Phương đã ra đi.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tâm sự về ca khúc cuối cùng viết cho cố diễn viên Mai Phương.
“Đó là bài hát tôi viết tặng hai mẹ con Mai Phương. Cô ấy rất thương con. Mai Phương chia sẻ với tôi là mong muốn có một bài hát về tình mẹ con, để có thể hát ru cho con ngủ.
Lúc đó, Mai Phương đang là diễn viên chính trong vở kịch “Người vợ ma” ở sân khấu kịch Hồng Vân. Sau khi xem Mai Phương diễn xong vở đó, tôi có một cảm xúc để viết cho Mai Phương bài hát Ngủ đi con”, Nguyễn Văn Chung nhớ lại.
Theo Nguyễn Văn Chung, bài hát “Ngủ đi con” rất đơn giản, giống như một bài ru để người mẹ ru con ngủ, mặc cho bên ngoài trời mưa to, bão giông, người mẹ vẫn muốn con có được một giấc ngủ yên bình. Mọi thứ ở bên ngoài người mẹ sẽ tự chịu. Mẹ mong ngày mai, khi con thức dậy sẽ là một ngày đầy nắng, đẹp trời và con sẽ có cuộc sống bình an, hạnh phúc.
“Lúc thu ca khúc này Mai Phương cũng khóc. Tôi viết đúng với tâm trạng của Mai Phương, nhiều nỗi buồn cất giấu trong lòng nhưng cô ấy luôn lạc quan vào ngày mai và luôn yêu con vô điều kiện. Với mọi người thì đây sẽ là một bài hát ru bình thường nhưng với Mai Phương hát ru thì rất đau xót và cảm động”, nhạc sĩ giãi bày.
Từ khi phát hiện bệnh vào năm 2018 đến lúc mất, Mai Phương luôn giữ tinh thần lạc quan dù chịu đựng nhiều nỗi buồn tinh thần, vất vả làm mẹ đơn thân.
Đáng tiếc, bài hát không thể phát hành, dù Mai Phương đã hoàn thiện phần thu âm. Để tưởng niệm Mai Phương, Nguyễn Văn Chung tự đăng tải bài hát này lên kênh YouTube của mình xem như một món quà cuối cùng mình dành tặng cho người bạn thân đã mất.
Anh hy vọng mọi người sẽ nghe qua bài hát này và cảm nhận được tình cảm mà Mai Phương dành cho con gái yêu thương của mình.
Mai Phương qua đời hôm 28/3/2020 sau một năm rưỡi điều trị ung thư phổi.
Cô tên đầy đủ là Phan Thị Mai Phương, sinh năm 1985. Năm 2006, cô tốt nghiệp khoa Kịch nói thuộc Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM. Sau đó, cô tham gia sân khấu kịch Phú Nhuận và diễn các vở: “Người vợ ma”, “Nhiệm vụ bất khả thi”…
Cô từng đóng nhiều phim như: “Những thiên thần áo trắng”, “Mộng phù du”, “Xóm cào cào”, “Trai nhảy”…
Nguyễn Văn Chung và Mai Phương từng hợp tác khi anh cùng cô và Ngô Trác Linh sản xuất album “Ước mơ của thiên thần” (2010). Trong đó, bài hát “Tiếng dương cầm trong đêm” do Mai Phương thể hiện được khán giả yêu thích.
Anh cũng lên kế hoạch lập nhóm Thiên Thần Áo Trắng gồm: Midu, Mai Phương, Ngô Trác Linh, Nhã Phương. Tuy nhiên, mỗi người đều có những con đường đi riêng nên không thành nhóm nhạc.
Mai Phương hát “Ngủ đi con” – ca khúc được Nguyễn Văn Chung sáng tác riêng cho cô từ năm 2014. Hiện, video ca khúc thu hút hơn 2,7 triệu lượt xem. (Video: Nguyễn Văn Chung)
Tìm 'chỗ đứng' cho ca khúc thiếu nhi
Ca khúc viết cho lứa tuổi thiếu nhi chưa bao giờ thiếu, thậm chí còn rất nhiều. Nhưng chưa có nhiều tác phẩm hay.
Nhiều đơn vị tổ chức chương trình thường chọn các bài hát cũ để 'an toàn' - đó là trải lòng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khi trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.
PV: Thưa nhạc sĩ, tuy có nhiều ca khúc viết về thiếu nhi nhưng rất ít ca khúc để lại ấn trượng. Những ca khúc được các em lựa chọn là những ca khúc được hát đi và hát lại, có từ rất lâu. Ông nhìn nhận vấn đề này như nào?
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Trước đây đài truyền hình và các đài phát thanh, các trung tâm văn hóa luôn có những kênh ưu tiên cho âm nhạc thiếu nhi vào những khung giờ vàng để có thể phổ biến những bài hát thiếu nhi mới hoặc phát đi phát lại những bài hát thiếu nhi vừa phát hành để lan tỏa các ca khúc thiếu nhi. Bên cạnh đó, các trung tâm văn hóa, sân khấu thiếu nhi cũng được tổ chức thường xuyên. Vì vậy những bài hát thiếu nhi ngày xưa rất dễ có điều kiện để tiếp cận với các em. Các nhạc sĩ khi viết ra một bài hát cũng dễ dàng lan tỏa bài hát đó.
Tuy nhiên hiện nay các đài truyền hình, đài phát thanh có rất ít chương trình dành cho thiếu nhi đúng với khung giờ vàng, đúng khung giờ các em đi học về và sau khi ăn tối. Như vậy, một trong những nền tảng quan trọng nhất để phổ biến nhạc thiếu nhi đã không còn. Cùng với đó, các sân khấu ca nhạc, trung tâm văn hóa thiếu nhi cũng rất ít chương trình định kỳ thường xuyên phổ biến các ca khúc mới.
Có rất nhiều nguồn âm nhạc thiếu nhi nhưng họ không tìm tòi, khai thác vì không có chi phí bởi một bài hát từ văn bản để có thể lên được đến sân khấu là rất tốn kém. Trong khi những ca khúc cũ đã có sẵn và an toàn. Có nghĩa chúng ta đang thiếu rất nhiều khâu để phổ biến một ca khúc thiếu nhi. Theo tôi, chúng ta bị lười trong việc khai thác âm nhạc thiếu nhi mới. Nhất là khi hiện nay nguồn ngân sách để phổ biến âm nhạc thiếu nhi còn hạn hẹp.
Một tiết mục tại Liên hoan ca múa nhạc thiếu nhi hè TPHCM của Nhà Thiếu nhi quận 8.
Ở góc nhìn khác, phải chăng nhạc sĩ hiện nay khó tạo ra được những giai điệu trẻ trung, nội dung lại xa rời với lứa tuổi thiếu nhi nên không có được sự hấp dẫn đối với các em?
- Đôi khi những nhạc sĩ viết nhạc thiếu nhi với tư duy "cũ". Ngày nay, thiếu nhi được tiếp xúc với các nền tảng mạng xã hội và âm nhạc quốc tế nên các em có tiêu chuẩn khác, gu thẩm mỹ khác, hứng thú với giai điệu và tiết tấu vui tươi... Người viết nhạc thiếu nhi thường là những người đã lớn tuổi thì tư duy giữa 2 thế hệ khác nhau cho nên đó cũng là một phần lý do. Đôi khi cũng có nhiều cuộc vận động sáng tác âm nhạc thiếu nhi nhưng chủ đề bị khô, không hấp dẫn.
Là nhạc sĩ gắn bó và sáng tác nhạc thiếu nhi, vậy theo ông để chinh phục các em thiếu nhi thì nhạc sĩ khi sáng tác cần chú ý điều gì?
- Theo tôi khi sáng tác nhạc thiếu nhi thì yếu tố đầu tiên là phải có con. Đây là trên quan điểm riêng của tôi. Nếu như mình chưa có con, chưa từng nhìn thấy một đứa nhỏ được chào đời hoặc chưa cảm nhận được niềm hạnh phúc khi có con... thì sẽ rất khó viết nhạc thiếu nhi. Mà khi viết một bài hát thì phải nhìn thế giới qua đôi mắt trẻ nhưng nội dung bài hát lại là trái tim của người lớn muốn dành những điều tốt đẹp cho trẻ... như vậy mới có thể tác động đến một đứa trẻ.
Nếu các em nhỏ nghe một bài hát mà góc nhìn không giống với cách nhìn của các em nhìn thế giới hoặc lời bài hát không giống khi nói chuyện với bạn bè, giai điệu không tiết tấu, không hứng thú thì trẻ sẽ không thể cảm nhận được nội dung bài hát.
Khi có con chứng kiến nó lớn lên mỗi ngày, tôi muốn gieo cho con những hạt giống về tình yêu thương. Những hạt giống đó sẽ tự nảy mầm thành những cảm xúc yêu thương... lúc đó tôi sẽ viết một bài hát thiếu nhi nói về sự ấm áp của mẹ dành cho con.
Bên cạnh sự nỗ lực của các nhạc sĩ thì theo ông, các đơn vị chức năng cần làm gì để thúc đẩy phát triển âm nhạc thiếu nhi?
- Đừng bao giờ bắt nhạc sĩ phải làm công việc của một nhà sản xuất hay nhà đầu tư. Để lan tỏa ca khúc thiếu nhi đến với các em nhỏ cần có sự chung tay, sự chỉn chu, cần có lộ trình dài. Bây giờ chúng ta đang xem nhẹ tầm quan trọng của âm nhạc thiếu nhi. Ba mẹ cũng đang xem nhẹ vì thế mới vô tư cho các con nghe những bài hát người lớn. Chúng ta đang thiếu một kho nhạc thiếu nhi chuẩn, được đầu tư bài bản, hấp dẫn...
Trân trọng cảm ơn ông!
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung được biết đến với nhiều bài hát cho thiếu nhi, trong đó có "Nhật ký của mẹ", "Gia đình nhỏ - hạnh phúc to", "Mẹ ơi có biết", "Chơi cả mùa hè", "Cám ơn chú bộ đội". Ca khúc "Nhật ký của mẹ" là bài hát thiếu nhi tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, không chỉ giữ kỷ lục về tác quyền với bản ghi âm do ca sĩ Hiền Thục thể hiện, ca khúc còn được Giải thưởng văn học nghệ thuật TPHCM 2013-2018.
Phạm Sỹ (thực hiện)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Mong muốn tạo ra một khu vườn âm nhạc dành cho thiếu nhi Sau hàng loạt thành công trong các sáng tác ở thể loại nhạc trẻ, vài năm trở lại đây nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung còn được biết đến như một 'nhạc sĩ của thiếu nhi' khi anh liên tục cho ra đời các ca khúc tạo được dấu ấn mạnh mẽ về nhiều chủ đề xoay quanh thế giới trẻ thơ và nhận...