Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung ra mắt dự án sáng tác 300 bài hát cho thiếu nhi
‘ Cùng con tập hát’ là 1 series 300 ca khúc được phát trên kênh ‘300 bài hát thiếu nhi’ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.
Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tổ chức buổi ra mắt kênh YouTube 300 bài hát thiếu nhi và dự án ‘Cùng con tập hát’.
Mỗi tập trong series ‘Cùng con tập hát’ sẽ dạy cho các bé hát 1 bài hát thiếu nhi mới trong kho nhạc 300 bài hát thiếu nhi mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã sáng tác với nhiều chủ đề và nội dung đa dạng, bên cạnh đó có một số tập hướng dẫn các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản cho những bé chưa có điều kiện được học hát tại các trung tâm hoặc lớp năng khiếu cũng có thể tự tập và học theo dễ dàng.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết, dự án hướng đến mục đích xây dựng một khu vườn âm nhạc đúng lứa tuổi dành cho các bé thiếu nhi từ độ tuổi 3 – 13.
Video đang HOT
Đây cũng sẽ là một nguồn tư liệu âm nhạc thiếu nhi, xem như bộ sách dạy hát online cho học sinh, đặc biệt là những trẻ em ở vùng núi hay những nơi thiếu cơ sở, trung tâm đào tạo năng khiếu.
‘Cùng con tập hát’ sẽ là dự án đầu tiên trên kênh ‘300 bài hát thiếu nhi’ của Nguyễn Văn Chung, sau đó sẽ thực hiện những MV cho từng ca khúc được nhiều khán giả yêu thích và đón nhận trên kênh.
Thiếu vắng ca khúc hay cho thiếu nhi
Đi theo xu thế thời đại, đời sống âm nhạc ngày càng phong phú, đa dạng, tuy nhiên mảng sáng tác cho thiếu nhi lại đang thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng.
Đâu là nguyên nhân của sự thiếu vắng này?
Nhiều "vật cản"
Là người có hơn 300 ca khúc viết về thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung phân tích, ngày xưa có rất nhiều chương trình ca múa nhạc thiếu nhi trên khắp cả nước, hoạt động âm nhạc thiếu nhi trên các sân khấu tại các địa phương rất mạnh, ngay cả khung "giờ vàng" trên các kênh truyền hình đều dành ưu tiên phát nhạc thiếu nhi. Rồi những loa phóng thanh khu phố, các trường học luôn phát nhạc thiếu nhi, đặc biệt, các nhạc sĩ viết nhạc thiếu nhi luôn nhận được sự ủng hộ, sự trân trọng của cơ quan chức năng cũng như khán giả. Với nguồn lực, sự quan tâm mạnh mẽ, kênh phát hành rộng khắp và ưu tiên như vậy thì những bài thiếu nhi được lan tỏa và trở nên quen thuộc đối với các em là điều đương nhiên.
"Dưới góc nhìn của nhạc sĩ chưa viết nhạc thiếu nhi, tôi sẽ phải đặt ra câu hỏi viết nhạc thiếu nhi để làm gì khi không có đơn vị sẵn lòng đầu tư khai thác, không có sân khấu biểu diễn định kỳ, không có sự hỗ trợ phổ biến trên các kênh truyền hình, không có kinh phí để dàn dựng, quay hình, sản xuất MV thiếu nhi... Rồi còn vô số những câu hỏi khác, như: Sự ủng hộ, động viên hay giải thưởng gì ghi nhận và trân trọng những đóng góp của mình cho nền âm nhạc thiếu nhi hay không; tôi có kiếm được tiền để lo cho cuộc sống riêng để tái đầu tư và tiếp tục sản xuất nhạc thiếu nhi mới hay không... Tất cả những điều đó là "vật cản" cho nhạc sĩ viết nhạc thiếu nhi. Còn tôi bây giờ viết nhạc thiếu nhi và có khả năng tự sản xuất nhạc thiếu nhi vì tôi may mắn thành danh từ những bài hát nhạc trẻ, có được nguồn thu nhập ổn định để lo được cho gia đình và tôi mong muốn dành được điều tốt đẹp cho chính các con tôi cũng như các bé thế hệ này", nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung bộc bạch.
Đồng quan điểm đó, tác giả ca khúc "Ngày đầu tiên đi học", nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, ngày xưa các nhạc sĩ rất được động viên, khuyến khích sáng tác cho thiếu nhi. "Chúng tôi sáng tác bài hát nào đó thì có truyền hình, phát thanh dàn dựng và cho phát sóng ngay. Ngày đó có chương trình "Những bông hoa nhỏ" được chiếu trên "giờ vàng", còn hiện nay chương trình cho thiếu nhi trên cả phát thanh lẫn truyền hình đều bị hạn chế rất nhiều", nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ. Còn tác giả ca khúc "Trái đất này là của chúng mình", nhạc sĩ Trương Quang Lục nói rằng, thời buổi kinh tế thị trường nên các nhạc sĩ trẻ thường sáng tác những ca khúc người lớn để dễ được thu thanh/thu hình giới thiệu cũng như kiếm được tiền. "Để thu thanh, thu hình một ca khúc rất tốn kém, trong khi nơi phát sóng hạn chế thì khó lòng thu hút nhạc sĩ trẻ sáng tác được", nhạc sĩ Trương Quang Lục diễn giải.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung - nhạc sĩ trẻ có nhiều sáng tác về thiếu nhi, đang giao lưu với các em nhỏ.
Nên có tiểu ban sáng tác cho thiếu nhi
Trong khi chờ những tác động, hỗ trợ từ bên ngoài thì chính bản thân nhạc sĩ phải có những tìm tòi, sáng tạo trong khai thác về đề tài thiếu nhi. Là người có hơn nửa thế kỷ giảng dạy, nghiên cứu, sáng tác âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Hoàng Giai (nguyên Trưởng khoa Thiếu nhi Trường Đoàn Trung ương, nay là Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) cho rằng, sáng tác cho thiếu nhi là công việc không dễ, người viết phải đặt mình vào tâm thế, suy nghĩ, tâm hồn của trẻ em, hơn nữa trẻ em hôm nay lại năng động hơn ngày xưa rất nhiều.
"Các tác giả phải đi sâu, đi sát vào đời sống các em thông qua việc giao lưu, tiếp xúc, trò chuyện để hiểu được nhu cầu, suy nghĩ của các em rồi mới bắt tay vào sáng tác. Để có ca khúc hay cho thiếu nhi, thiết nghĩ về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội và các hội văn học nghệ thuật ở các địa phương cần thành lập tiểu ban sáng tác cho thiếu nhi. Các tiểu ban này sẽ là nơi trao đổi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm sáng tác về âm nhạc thiếu nhi cũng như thường xuyên tạo ra những cuộc kết nối thực tế sáng tác ở các trường học, các trung tâm văn hóa...", nhạc sĩ Hoàng Giai nhấn mạnh.
Là tác giả trẻ vừa giành giải A giải thưởng âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam với ca khúc thiếu nhi "Chúng em yêu Bác Hồ Chí Minh", Thiếu tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (Nhà hát Ca múa nhạc quân đội) phân tích, hiện nay vẫn có những nhạc sĩ sáng tác cho thiếu nhi, mặc dù không nhiều, nhất là vừa qua nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Trung ương Đoàn phát động cuộc thi sáng tác ca khúc thiếu nhi và trong thời gian rất ngắn đã nhận được trên 500 bài hát của gần 400 tác giả.
"Vấn đề ở chỗ là âm nhạc thiếu nhi không còn hấp dẫn với các em, bởi các em được tiếp xúc với không gian mạng cũng như tiếp xúc với quá nhiều công nghệ hiện đại khác từ quá sớm. Cũng một phần do định hướng và môi trường của gia đình hướng cho các em nghe thể loại nào ngay từ bé. Có thể thấy so với các ca khúc của người lớn thì các ca khúc thiếu nhi có sự lan tỏa chậm và ít người biết đến hơn, trừ những tác phẩm thực sự có chất lượng nhưng số này không nhiều", Thiếu tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn chia sẻ.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung "Cùng con tập hát" "Cùng con tập hát" là dự án gồm series 300 tập được phát trên kênh YouTube 300 BÀI HÁT THIẾU NHI của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. Mỗi tập sẽ dạy cho các bé hát 1 bài hát thiếu nhi mới trong kho nhạc thiếu nhi mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã sáng tác với rất nhiều chủ đề và nội dung...