Nhạc phẩm tôn vinh nữ quyền: Hòa Minzy, Tlinh, AMEE truyền cảm hứng
Không còn yếu đuối và ủy mị, thị trường âm nhạc Việt Nam xuất hiện nhiều sản phẩm tôn vinh nữ quyền và lan tỏa những thông điệp tích cực dành cho phái đẹp.
Nếu như Hòa Minzy ‘lột xác’ ngoạn mục với ‘ Thị Mầu’ thì Tlinh, AMEE lại truyền cảm hứng qua ‘Nếu lúc đó’ và ‘Ưng quá chừng’…
Thời gian gần đây, người yêu âm nhạc có cơ hội được thưởng thức những sản phẩm chất lượng, có sức mạnh truyền cảm hứng như “Thị Mầu” (Hòa Minzy) hay “Nếu lúc đó” (tlinh)… Mỗi sản phẩm ẩn chứa những dấu ấn khác biệt của người nghệ sĩ, tuy nhiên có điểm chung là đều lan tỏa thông điệp tích cực về nữ quyền.
Hết mình theo đuổi tình yêu
“Thị Mầu” được đánh giá là nhạc phẩm “lột xác” ngoạn mục của ca sĩ Hòa Minzy.
Sử dụng chất liệu dân gian kết hợp với nền nhạc pop hiện đại, “Thị Mầu” đánh dấu sự trở lại của nữ ca sĩ Hòa Minzy sau thời gian dài vắng bóng. Lấy cảm hứng từ nhân vật Thị Mầu trong vở chèo “Quan âm Thị Kính”, bài hát mang giai điệu tươi sáng này kể về tình yêu bất chấp khuôn khổ của người con gái khi theo đuổi người mình yêu.
Theo nguyên tác, Thị Mầu là một nhân vật tính tình lẳng lơ, đem lòng say mê thầy sư Kính Tâm nhưng không được đền đáp. Nhân vật này đại diện cho sự nổi loạn, không cam chịu trước định kiến của xã hội. Từ nguồn cảm hứng đó, nàng Thị Mầu trong MV của Hòa Minzy được phát triển thêm bởi những nét tính cách tinh nghịch, nhí nhảnh của chính nữ ca sĩ. Nàng ta say mê và hết mình theo đuổi tình yêu, dũng cảm “gọi mẹ thưa cha” hay không ngại làm xấu mình “ăn vạ cả làng”, sẵn sàng làm tất cả để có được “chàng”.
Qua tác phẩm, Hòa Minzy đã khắc họa hình ảnh người con gái cá tính, dám là chính mình và dám theo đuổi đến cùng vì người mình yêu, bất chấp sự gò ép của khuôn khổ và những định kiến của người đời.
Say mê và ngọt ngào vì “cảm nắng”
Với giai điệu vui tươi, thoải mái, bài hát “Ưng quá chừng” nhanh chóng nổi tiếng và viral trên khắp mạng xã hội và được xem là ca khúc “thả thính” của nhiều cô nắng với các chàng trai.
Thị trường nhạc Việt trở nên đa dạng, phong phú nhờ sự góp mặt đầy ngọt ngào và nữ tính từ ca khúc “Ưng quá chừng” của ca sĩ AMEE. Mượn hình ảnh chú mèo con, “Ưng quá chừng” là bức tranh màu hồng được vẽ bởi chính những cảm xúc của người con gái khi đem lòng say mê chàng trai.
Bài hát lan tỏa năng lượng vui tươi, tích cực nhờ giai điệu bắt tai và những dòng lyrics thả thính đầy sáng tạo như “Trong lành có ong – lòng em có anh” hay “Mới chỉ được gặp anh mỗi lúc ban chiều là ưng quá chừng, lòng em cứ tưng tứng tưng tưng”. Vì thế, bài hát đã chiếm trọn được trái tim của khán giả và tạo ra một làn sóng mạnh mẽ, càn quét các trang mạng xã hội.
Thẳng thắn bộc bạch về mối tình đã qua
Là gương mặt nổi bật của dòng nhạc rap tại Việt Nam, tlinh đã góp phần phá vỡ định kiến nhạc rap là lãnh địa của nam giới. Âm nhạc của cô luôn truyền tải thông điệp về nữ quyền và trân trọng tính nữ của người con gái.
Mới đây, “Nếu lúc đó” – bài hát được chính cô chắp bút với nguồn cảm hứng xuất phát từ câu chuyện cá nhân, đã gây ra tiếng vang lớn và càn quét các BXH chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi ra mắt.
Bước ra từ rap Việt, Tlinh là một trong những thí sinh có sự nghiệp khởi sắc nhất trong việc ra mắt các nhạc phẩm tôn vinh tính nữ.
Dù là hình ảnh cô gái xinh đẹp, độc lập, tự tin và làm chủ bản thân trong “Gái độc thân” hay yếu lòng vì những tổn thương trong quá khứ nhưng vẫn mạnh mẽ bước tiếp về phía trước trong “Nếu lúc đó”, tlinh luôn lan tỏa năng lượng yêu bản thân và gửi gắm thông điệp hướng các cô gái đến tương lai tươi sáng hơn.
Nói về hình ảnh của mình trong MV “Nếu lúc đó” và những sản phẩm trước đây, tlinh cho biết: “Tôi định hướng âm nhạc của mình sẽ có các từ khóa như quyến rũ, nữ tính, mềm mại nhưng vẫn mạnh mẽ, tự tin. Tôi làm nhạc để động viên những người phụ nữ xung quanh, họ có thể vừa gợi cảm, vừa nữ tính nhưng cũng mạnh mẽ trong cùng một thời điểm. Đó không phải sự yếu đuối mà là một nguồn sức mạnh thật sự”.
Thị trường âm nhạc Việt Nam ngày càng chứng kiến nhiều màu sắc cá tính và đậm chất riêng của những nữ nghệ sĩ tài năng. Không chỉ giúp khẳng định cái tôi, những tác phẩm của họ còn lan tỏa và khơi gợi năng lượng yêu bản thân của mỗi cô gái khi nghe nhạc. Hình ảnh người phụ nữ yếu đuối, phụ thuộc vào tình yêu không còn, thay vào đó là hình ảnh một quý cô quyến rũ, độc lập, chủ động trong tình yêu và cả trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đưa hình tượng văn học vào âm nhạc
Những nhân vật văn học quen thuộc khi xuất hiện trong âm nhạc của các ca sĩ trẻ lại có một sức sống mới, mang màu sắc đương đại nhờ những cách sáng tạo riêng.
Ca khúc "Thị Mầu" do ca sĩ Hòa Minzy thể hiện mang âm hưởng chèo với giai điệu và ca từ dí dỏm. Chỉ trong ít ngày ra mắt, MV (video ca nhạc) "Thị Mầu" đã đạt vị trí dẫn đầu top thịnh hành YouTube Việt Nam.
Nguồn chất liệu vô tận
Trên nền tảng mạng xã hội TikTok, nhiều nghệ sĩ, khán giả đã thực hiện các clip cover ca khúc "Thị Mầu". Nhiều người còn diện áo tứ thân, hóa thân thành nhân vật Thị Mầu. Câu hát "Tự xưng em là Thị Mầu" cũng trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội.
Dù nội dung nói về Thị Mầu - một nhân vật trong tác phẩm văn học "Quan Âm Thị Kính" - song cách kể chuyện của Hòa Minzy lại khá đặc biệt. Hòa Minzy cho biết: "Kiểu lẳng lơ của Thị Mầu ở tuổi 15, 16 sẽ có nét tinh nghịch chứ không từng trải, khôn ngoan. Tôi nghiên cứu kỹ nhân vật để diễn ra nét hồn nhiên, tinh nghịch nhất của Thị Mầu. Để khán giả xem MV thoải mái, tôi đưa âm nhạc hiện đại, vũ đạo, trang phục đẹp, hiệu ứng bắt mắt vào sản phẩm, bên cạnh yếu tố chèo của miền Bắc".
Đây không phải là lần đầu tiên một sản phẩm âm nhạc mang hình tượng văn học được khán giả đón nhận nhiệt tình. Hoàng Thùy Linh cũng từng gây sốt với "Để Mị nói cho mà nghe", "Bánh trôi nước", "Kẻ cắp gặp bà già"; ca sĩ Đức Phúc cũng mang hình ảnh Chí Phèo, Thị Nở vào MV "Hết thương cạn nhớ"; ca sĩ Bùi Công Nam cũng đã "làm mưa làm gió" với ca khúc mang tên "Chí Phèo".
Những năm gần đây, việc đưa cảm hứng văn học vào MV đang dần trở thành xu hướng được nhiều nghệ sĩ trẻ lựa chọn. Chất liệu văn học, dân gian trong các sản phẩm âm nhạc được xem như yếu tố tạo sức hấp dẫn, dễ khắc sâu vào tiềm thức của khán giả. Qua các MV được đầu tư kỹ lưỡng, những nhân vật quen thuộc trong sách vở như được sống lại bởi những ca từ, giai điệu mới mẻ.
Việc sử dụng hình tượng văn học dân gian, truyền thống trong ca khúc Việt Nam không phải là cách thức mới. Nhiều ca khúc nổi tiếng do các nhạc sĩ tên tuổi đã sáng tác theo cách thức này như "Chuồn chuồn ớt", "Người ở đừng về" (Lê Minh Sơn); "Ngẫu hứng lý ngựa ô", "Tùy hứng lý qua cầu" (Trần Tiến); "Thành phố miền quan họ" (Nguyễn Cường); "Con cò" (Lưu Hà An); "Lời ru Âu Lạc" (Nguyễn Minh Sơn); "Bống bống bang bang" (Only C); "Người đàn bà hóa đá" (Trần Lập)...
Một số tác giả đi theo xu hướng mượn hình tượng nhân vật trong chuyện cổ tích hay truyền thuyết để làm chất liệu cho đề tài của tác phẩm. Điển hình là các ca khúc "Cô Tấm ngày nay" (Ngọc Châu) với hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích "Tấm Cám"; "Nổi trống lên các bạn ơi" (Phạm Tuyên) với hình tượng mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết "Một bọc trăm trứng"; "Huyền thoại hồ Núi Cốc" (Phó Đức Phương), tác giả lấy cảm hứng sáng tác từ câu chuyện dân gian về mối tình chung thủy của Nàng Công và chàng Cốc để ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của hồ Núi Cốc.
Ca sĩ Hòa Minzy với MV "Thị Mầu" hiện đang dẫn đầu top YouTube Việt Nam. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Cách sáng tạo riêng
Phương thức biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong âm nhạc đã được khai thác trước đó, song hiện nay các ca sĩ trẻ đã làm mới cách thực hiện. Để thu hút khán giả, nhiều giọng ca trẻ đã đầu tư chi phí rất lớn cho các sản phẩm âm nhạc của mình. Ca sĩ Hòa Minzy tiết lộ cô phải dốc tiền tỉ để thực hiện MV "Thị Mầu". Những MV của Đức Phúc, Hoàng Thùy Linh... cũng được đầu tư với kinh phí hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng cho việc dựng bối cảnh, phục trang, sản xuất nhạc...
Hầu hết các giọng ca trẻ đều có cách biến tấu thú vị các nhân vật văn học khi đưa vào sản phẩm âm nhạc của mình nhằm tăng thêm tính giải trí cho người xem, lan tỏa thông điệp tươi vui, tích cực. Như nhân vật Mị trong MV "Để Mị nói cho mà nghe" của Hoàng Thùy Linh rộn rã nhiều niềm vui hơn hẳn cô Mị trong bản gốc của nhà văn Tô Hoài. Hay trong MV "Hết thương cạn nhớ" của Đức Phúc cũng đã xây dựng chuyện tình tay 3 nghiệt ngã giữa Chí Phèo, Thị Nở và con trai Bá Kiến. Những MV được thực hiện như một kiểu "ngoại truyện" của các tác phẩm văn học đã chinh phục được khán giả.
Giới chuyên môn nhận định để thực hiện những sản phẩm âm nhạc có yếu tố văn học, hoài cổ, dân gian không phải là điều đơn giản. Các sản phẩm này cần mức đầu tư lớn hơn rất nhiều lần so với các sản phẩm khác, vì thế đòi hỏi các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ phải có tâm huyết, có tố chất và cũng phải cống hiến về công sức, tiền bạc.
Nhóm DTAP khẳng định: "Chúng tôi vô cùng tự hào về văn hóa của Việt Nam, về 54 dân tộc anh em mà mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng. Chính vì thế, chúng tôi muốn tìm hiểu, khai thác và truyền tải những nét đẹp đó đến với đông đảo khán giả, đặc biệt là thế hệ gen Z để mọi người có cái nhìn gần gũi và thêm yêu văn hóa đất nước mình".
Các MV âm nhạc từ văn học do các ca sĩ trẻ thực hiện cho thấy công chúng đang đón nhận những sản phẩm âm nhạc này một cách nhiệt tình, cởi mở.
Ca sĩ trẻ làm mới nhạc dân tộc Một số ca sĩ trẻ đã thử nghiệm, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, trình làng những tác phẩm cổ truyền theo phương thức mới, thu hút sự quan tâm của công chúng Sau 5 ngày ra mắt, MV (video ca nhạc) "Thị Mầu" của Hòa Minzy được hơn 5,6 triệu lượt xem, hơn 227.000 lượt thích và hơn...