Nhà vua Tây Ban Nha thoái vị, nhường ngôi cho con
Sau gần 40 năm cai trị, nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos ngày 2/6 đã công bố ý định thoái vị, để nhường ngôi cho con trai là hoàng thái tử Felipe.
Nhà vua Juan Carlos và hoàng hậu Sophia
Trong một thông báo được đọc trên truyền hình, vua Juan Carlos, 76 tuổi, khẳng định: “Một thế hệ mới cần phải ở tuyến đầu…những con người trẻ hơn với nguồn năng lượng mới”.
Hoàng thái tử Felipe, 45 tuổi, sẽ là người kế vị ngai vàng.
Trong phần lớn thời gian trị vì, vua Juan Carlos được xem như một trong những vị vua nổi tiếng nhất thế giới, tuy nhiên nhiều người Tây Ban Nha thời gian gần đây đã không còn thực sự tin tưởng ông.
Danh tiếng của vị vua này đã bị tổn hại, sau những cuộc điều tra tham nhũng kéo dài nhằm vào các giao dịch của con gái và chồng của công chúa này.
Sự ủng hộ dành cho vua Juan Carlos sụt càng mạnh sau khi dư luận được biết đến chuyến đi săn voi tốn kém của ông tại Botswana tháng 4/2012, giữa lúc Tây Ban Nha quay cuồng trong khủng hoảng tài chính.
Thông tin đầu tiên về quyết định thoái vị được công bố bởi thủ tướngMariano Rajoy, người tiết lộ với báo giới rằng: “Đức vua Juan Carlos vừa thông báo cho tôi rằng ngài muốn rời ngai vàng để bắt đầu quá trình truyền ngôi”.
Sau đó, vua Juan Carlos đã chính thức công bố thông tin này trên truyền hình, với khẳng định đã đến lúc cho “một kỷ nguyên mới”, trong đó một thế hệ mới có thể thực hiện những cải cách và đổi mới cần thiết.
Video đang HOT
Vua Carlos khẳng định hoàng tử Felipe có sự chín chắn và được chuẩn bị sẵn sàng cho việc kế vị.
Luật pháp Tây Ban Nha không quy định rõ ràng quá trình thoái vị và truyền ngôi, còn ông Rajoy thì nói rằng, các bộ trưởng nên tổ chức một phiên họp đặc biệt để thảo luận về quá trình hoàng tử trở thành nhà vua Felipe VI.
Vua Juan Carlos lên nắm quyền sau khi nhà độc tài, tướng Francisco Franco, qua đời sau 36 năm cầm quyền. Sau đó, bất chấp những người ủng hộ tướng Franco muốn tiếp tục chế độ độc tài, nhà vua Carlos đã quyết định chọn chế độ quân chủ lập hiến.
Cùng với thời gian, nhà vua dẫn ít tham gia vào các hoạt động chính trị hàng ngày, và chỉ còn giữ vai trò một biểu tượng của đất nước.
Vua Carlos được ghi nhận là người đã đem lại sự ổn định cho các vùng có tư tưởng độc lập như Catalonia và xứ Basque. Ông cũng giúp tháo ngòi nổ một cuộc đảo chính năm 1981.
Theo Dantri
Malaysia bị "ném đá" vì vội vàng thông báo máy bay rơi xuống biển
Malaysia hôm nay đã vấp phải nhiều chỉ trích sau khi thông báo rằng chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines bị rơi trên biển, dù chưa tìm được bất kỳ mảnh vỡ máy bay nào.
Thân nhân các hành khách Trung Quốc khóc nức nở sau tuyên bố của Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 24/3.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak vào tối ngày 24/3 cho hay, chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, vốn mất tích hôm 8/3 cùng 239 người trên khoang, đã "kết thúc" ở nam Ấn Độ Dương.
Ông Najib Razak đã trích dẫn các dữ liệu theo dõi vệ tinh mới nhất và cho biết thông tin trên được chia sẻ "như một cam kết về sự cởi mở và tôn trọng gia đình các nạn nhân, 2 nguyên tắc của cuộc điều tra vụ máy bay mất tích".
Giới chức Malaysia đã vấp phải những chỉ trích về sự giấu giếm thông tin, hoặc đưa ra các thông tin mâu thuẫn, kể từ khi MH370 mất tích.
Nhưng thông báo của Thủ tướng Najib hôm qua lại càng vấp phải phản ứng giận dữ. Tại Bắc Kinh, một số người thân các hành khách đã bày tỏ sự bất bình, gọi giới chức Malaysia là "những kẻ giết người".
Còn Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu giới chức tại Kuala Lumpur cung cấp các dữ liệu vệ tinh mới.
Malaysia Airlines (MAS) cũng bị chỉ trích vì thông báo cho một số thân nhân qua tin nhắn điện thoại rằng máy bay đã gặp nạn và không còn ai sống sót.
MAS giải thích rằng hầu hết gia đình nạn nhân đã được thông báo trực tiếp hoặc qua điện thoại trước tuyên bố của Thủ tướng Najib, và tin nhắn chỉ được sử dụng như một biện pháp bổ sung.
Cuộc tìm kiếm máy bay mất tích giờ đây đang tập trung ở nam Ấn Độ Dương.
Bà Bridget Welsh, một chuyên gia về chính trị Malaysia tại Đại học quản lý Singapore, cho rằng ý định của giới chức Malaysia là tốt nhưng các phương thức công bố thông tin cần được cải thiện.
"Việc sử dụng tin nhắn điện thoại thậm chí chỉ là một cách thức liên lạc bổ sung cũng cần phải được cân nhắc lại. Tôi tưởng tượng ra rằng ai đó mỗi lần nhìn thấy điện thoại di động lại nhớ đến nỗi mất mát của họ", bà Welsh nói.
Còn ông Paul Yap, một giảng viên ngành hàng không tại trường Temasek Polytechnic ở Singapore, thì cho rằng Thủ tướng Najib nên hoãn thông báo cho tới các mảnh vỡ của máy bay được tìm thấy.
Trung tướng Ramesh Chopra, từ quân đội Ấn Độ, nhận định rằng Malaysia đã công bố kết cục của MH370 trước khi các mảnh vỡ được tìm thấy vì Kuala Lumpur muốn chứng tỏ với thế giới rằng họ đang nỗ lực và hi vọng tìm thấy chiếc máy bay trong tương lai gần.
"Giờ đây nhiều nước sẽ tới Ấn Độ Dương để giúp Malaysia tìm chiếc máy bay. Tất nhiên đó là một công việc khó khăn vì các khu vực tìm kiếm rất rộng. Ấn Độ Dương là nơi hàng trăm km không là gì cả", ông Chopra nói với hãng tin Xinhua.
Những chỉ trích cũng tràn ngập trên mạng, cùng với những tin nhắn thương tiếc các hành khách - 2/3 trong số họ là người Trung Quốc.
"Làm thế nào mà chính phủ Malaysia lại có thể thông báo rằng chuyến bay "kết thúc" ở Ấn Độ Dương mà không có bằng chứng cụ thể?", một người sử dụng internet đặt câu hỏi.
"Hãng hàng không Malaysia Airlines và chính phủ đã che giấu và trì hoãn thông tin, rồi sau đó lại công bố thông tin về những người thân qua đời bằng tin nhắn", một người khác viết.
Một phát ngôn viên của Malaysia Airlines bác bỏ thông tin rằng tin nhắn chỉ là vô tình, nói rằng các nhân viên cố vấn luôn có mặt cạnh những người thân đang tập trung tại khách sạn ở Kuala Lumpur và Bắc Kinh để sẵn sàng trợ giúp.
Còn chính phủ Malaysia, vốn tổ chức các cuộc họp báo hàng ngày về MH370, khẳng định họ luôn công bố ngay các thông tin khi có thể.
Ông Gerry Soejatman, một nhà tư vấn hàng không độc lập tại Jakarta (Indonesia), cho hay tuyên bố của Thủ tướng Najib "đánh dấu một ngày buồn, nhưng cuối cùng thì chúng ta cũng phải đối diện với thực tế".
"Việc công bố thông tin là điều đúng đắn, nên làm, nhưng tôi hiểu sự giận dữ của mọi người. Chính phủ Malaysia bị chỉ trích ở trong mọi tình huống.
Họ bị chỉ trích vì chờ đợi để kiểm chứng, vì điều đó dẫn tới sự trì hoãn trong việc phổ biến thông tin, và giờ đây họ lại bỉ chỉ trích vì công bố thông tin sớm nhất có thể", ông Soejatman nói.
Theo dantri
Hé lộ những chi tiết như phim vụ bắt "vua" ma túy Mexico 13 năm sau khi thực hiện vụ đào tẩu lẫy lừng khỏi một nhà tù an ninh cao nhất tại Mexico, "vua" ma túy Joaquin "El Chapo" Guzman, trùm băng đảng Sinaloa khét tiếng nhất thế giới, đã bị bắt hôm 22/2, trong một chiến dịch vây bắt hồi hộp như phim. Sau nhiều năm truy lùng một trong những trùm ma túy...