Nhà vệ sinh đối diện với 4 nơi này vừa bất tiện vừa gây hại, đó không phải mê tín
Cửa nhà vệ sinh không được đối diện với những nơi này. Đây là kinh nghiệm của những người đã từng trải nghiệm, nên bạn đừng bỏ qua.
Nhà vệ sinh là không gian không thể thiếu trong nhà, vì đây là nơi được sử dụng hàng ngày nên bạn phải chú ý khi bày trí. Cụ thể, nhà vệ sinh không nên đối diện với 4 nơi này. Đó không phải là mê tín, tất cả đều dựa trên kinh nghiệm của những người từng trải.
1. Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với nhà bếp
Nhà bếp là nơi nấu nướng, tạo ra những món ăn ngon, trong khi nhà vệ sinh là nơi đảm nhiệm chức năng bài tiết và tắm rửa hàng ngày.
Khi hai nơi này đối diện nhau chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất tiện. Nguyên nhân là do nhà vệ sinh được cho là nơi ẩm ướt, bẩn nhất trong nhà. Mùi hôi và vi khuẩn trong nhà tắm có thể lan ra ngoài khu vực bếp, bám vào thực phẩm, gây mất vệ sinh và có hại cho sức khỏe con người.
Vì vậy, khi trang trí hoặc thiết kế một ngôi nhà mới, chúng ta nên cố gắng tránh cách bố trí cửa nhà vệ sinh và nhà bếp đối diện nhau.
2. Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với cửa ra vào
Cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa ra vào, thiết kế này mang đến nhiều rắc rối cho mọi người.
Nhà vệ sinh là nơi riêng tư, nếu mở cửa ra vào ra lại nhìn thấy nhà vệ sinh thì chắc chắn sẽ phá hủy sự riêng tư của ngôi nhà. Điều này cũng gây bất tiện với gia chủ và những vị khách đến thăm. E rằng họ cũng sẽ cảm thấy xấu hổ vì điều này.
Vì vậy, khi thiết kế một ngôi nhà, chúng ta phải xem xét cẩn thận từng chi tiết để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sống mà vẫn đảm bảo được sự riêng tư và an ninh.
Trong trường hợp bất đắc dĩ, bạn có thể lắp đặt bình phong, tủ trang trí và các vật dụng khác để chắn tầm nhìn, khiến ngôi nhà trở thành một không gian thực sự thư giãn và thoải mái.
Video đang HOT
3. Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với giường ngủ
Trong thiết kế nhà hiện đại, việc bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ ngày càng trở nên phổ biến. Thiết kế này quả thực mang lại sự tiện lợi rất lớn, nhất là khi cần đi vệ sinh vào đêm khuya, không cần phải đi ra ngoài. Tuy nhiên, cách bố trí này cũng đi kèm với một số vấn đề tiềm ẩn.
Phòng ngủ là nơi mọi người nghỉ ngơi hàng ngày và chất lượng không khí rất quan trọng. Không khí trong lành không chỉ mang lại giấc ngủ ngon mà còn giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, khi nhà vệ sinh đối diện với giường ngủ thì tình hình sẽ trở nên rắc rối một chút. Mặc dù nhà vệ sinh được trang bị thiết bị thông gió nhưng không thể tránh khỏi việc mùi hôi thoát ra ngoài. Đặc biệt khi thời tiết ẩm ướt hoặc lâu ngày không được thông gió, những mùi này có thể sẽ rõ rệt hơn.
Khi những mùi này bay vào phòng ngủ, chất lượng giấc ngủ của người trong phòng có thể bị ảnh hưởng. Mùi hôi không chỉ có thể làm phiền giấc ngủ mà còn có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
4. Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với bàn ăn
Bàn ăn là nơi dùng bữa hàng ngày của gia đình. Bầu không khí và cách trang trí bàn ăn/nhà ăn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác ngon miệng và tâm trạng của gia đình.
Vì vậy, khi quy hoạch không gian ngôi nhà, chúng ta phải hết sức chú ý đến vị trí của nơi này. Tốt nhất, không nên đặt bàn ăn đối diện với cửa nhà vệ sinh.
Nếu không, khi đang thưởng thức đồ ăn, nhà vệ sinh sẽ đập vào mắt bạn. Thiết kế này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của gia đình bạn.
Trời nắng nóng thấy nhà có mùi hôi khó chịu, thì ra xuất phát từ một vị trí cực hiểm: Giải quyết thế nào?
Khu vực này bốc mùi hôi khó chịu lâu ngày có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của gia đình.
Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng, có một vấn đề gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của gia đình, song bị nhiều người dùng vô tình bỏ qua. Đó là việc các đường ống cống, nước thải trong nhà bốc mùi hôi khó chịu. Những khu vực có thể gặp tình trạng này có thể kể tới như ống thoát nước trong nhà tắm, nhà vệ sinh, đường ống tại các bồn rửa, ống thoát nước ở khu vực sân vườn, ban công...
Lâu ngày, những mùi hôi này không chỉ khiến chất lượng không khí của không gian sống bị suy giảm mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Bởi vậy các gia đình không nên chủ quan mà hãy chủ động khắc phục kịp thời khi phát hiện các đường ống cống, ống thải nhà mình xuất hiện mùi lạ, mùi hôi khó chịu, đặc biệt là vào mùa hè.
Đường ống bốc mùi hôi khó chịu, đặc biệt vào mùa hè gây nhiều bất tiện trong cuộc sống
Cách xử lý đường ống cốc bốc mùi hôi khó chịu
Theo Cleanpedia, chuyên trang của Unilever, có nhiều phương pháp khác nhau mà người dùng có thể áp dụng để xử lý mùi hôi ở các đường ống cống, ống thải. Trong đó có cả phương pháp tận dụng chính những nguyên liệu sẵn có tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí, vừa thân thiện với tất cả mọi người.
Đơn giản nhất là người dùng hãy sử dụng giấm và baking soda. Các chuyên gia từ Cleanpedia đánh giá, đây là cách khử mùi đường ống cống, đường ống thải mang tính lâu dài và hiệu quả cao. Thậm chí, những đường ống bị nghẹt cũng có thể được xử lý bằng phương pháp này.
Giấm ăn và baking soda là 2 nguyên liệu dễ tìm, thậm chí sẵn có trong gia đình, có thể giải quyết tình trạng mùi hôi khó chịu ở các đường ống cống
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị baking soda và giấm ăn, số lượng tuỳ thuộc vào tình trạng của mùi hôi.
- Tiếp đó, hoà 2 nguyên liệu trên với nhau và ngâm khoảng 20 phút. Giấm ăn và baking soda tiếp xúc với nhau sẽ tạo ra phản ứng hoá học, tạo ra lớp bọt sủi trắng.
- Người dùng đổ trực tiếp hỗn hợp vừa pha xuống ống cống, ống thoát nước cần khử mùi. Cả baking soda và giấm ăn đều chứa axit, không những giúp khử mùi và còn giúp diệt khuẩn cực tốt, lại không gây ra mùi hoá học khó chịu.
- Sau khi đổ hỗn hợp xuống, đợi vài phút rồi về sinh lại khu vực bằng nước sạch. Mùi hôi sẽ biến mất
Ảnh minh hoạ
Bên cạnh baking soda, người dùng cũng có thể kết hợp giấm trắng với thuốc tẩy clo; hoặc kết hợp baking soda với nước cốt chanh; hoặc sử dụng các loại tẩy rửa, khử mùi chuyên dụng nếu như tình trạng mùi hôi quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, khi sử dụng các dung dịch tẩy rửa hoá học chuyên dụng, tốt hơn hết là người dùng cần đeo găng tay và khẩu trang kỹ càng. Sau khi khử mùi đường ống cống, ống nước thải, dội nước nhiều lần và bật hút mùi để mùi hoá học không tồn đọng lâu trong không khí.
Phòng tránh việc đường ống bốc mùi khó chịu như thế nào?
Bên cạnh yếu tố thời tiết, việc đường ống cống, ống nước thải gia đình bốc mùi hôi khó chịu cũng có thể là do phía dưới của đường ống đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Lâu ngày, đường ống có thể bị tắc bởi các tạp chất như chất bẩn, tóc, thức ăn hay nhiều loại rác khác do con người vô tình để trôi hoặc vứt xuống. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi khu vực đường ống trong nhà như nhà vệ sinh, bồn rửa nhà tắm, bồn rửa nhà bếp...
Ảnh WikiHow
Bởi vậy, các chuyên gia khuyến rằng người dùng tốt hơn hết cần phòng tránh tình trạng các đường ống trong nhà bị tắc nghẽn, từ đó sẽ hạn chế được tối đa hiện tượng chúng bốc mùi hôi khó chịu. Không nên vứt bất kỳ một loại rác có kích thước nào trực tiếp xuống đường ống cống.
Người dùng cũng có thể tham khảo và trang bị các loại lưới hay phễu chặn cho khu vực cống. Khi đổ chất bẩn xuống cống, các lưới và phễu này sẽ chặn lại những loại rác to, chỉ để chất lỏng trôi xuống cống. Đồng thời, nên duy trì thói quen vệ sinh các khu vực xung quanh ống cống thường xuyên. Có như vậy, đường ống bên dưới sẽ được bảo vệ tối đa khỏi khả năng bị tắc nghẽn, ít khi xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Sử dụng các phễu hay lưới lọc ở các khu vực bồn rửa, cống thải để tránh khỏi tình trạng thắc nghẽn
Những lý do chính đáng không nên mở cửa nhà vệ sinh sau khi không sử dụng Để giữ khô ráo, thông thoáng, để mùi hôi... khi đi vệ sinh xong đa phần mọi người mở cửa để nhà tắm nhanh khô và bay mùi nhanh nhất. Nhưng điều này lại không như mọi người nghĩ, vì những lý do dưới đây. Khi phòng tắm không được sử dụng, bạn nên để cửa mở hay đóng? Trên thực tế, sau...