Nhà vệ sinh công cộng tiền tỷ thành nơi… tắm giặt miễn phí
TP.HCM đã đưa vào sử dụng thí điểm miễn phí 3 nhà vệ sinh công cộng tiền tỷ tại các công viên (800 triệu – 1 tỷ đồng/nhà vệ sinh). Tuy nhiên, theo phản ánh của nhân viên phục vụ, nhiều người coi đây là nơi tắm gội, giặt giũ miễn phí và sử dụng giấy vệ sinh thoải mái.
Có mặt tại nhà vệ sinh công cộng (VSCC) ở công viên Tao Đàn, vừa cởi giày bước vào bên trong tôi đã thấy thoang thoảng mùi nước hoa và tiếng nhạc du dương. Một giỏ hoa to, đẹp đặt ngay ngắn trên mặt lavabo. Chị nhân viên phục vụ niềm nở: “Em ơi, giấy vệ sinh ở góc tường kia kìa”. Tôi giật mình, một nhà VSCC miễn phí mà phong cách phục vụ rất chuyên nghiệp.
Phía trước được thiết kế bồn hoa rất đẹp.
Diện tích mỗi nhà vệ sinh chừng 60m2 còn có cả khu dành cho người khuyết tật. Hàng chục đôi dép để ngoài để khách thay thế mỗi khi bước vào. Xung quanh được trồng hoa, cây xanh. Mỗi nhà vệ sinh có 2 nhân viên phục vụ theo 2 ca: Từ 5h tới 14h và từ 14h tới 22h. Ngoài việc lau dọn, những nhân viên này kiêm luôn việc trông xe cho khách.
Theo ông Lê Minh Triết, Phó phòng Quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM, hiện tại, TP đã đưa vào sử dụng 3 nhà vệ sinh tại Công viên 23/9, Công viên Tao Đàn, Công viên Lê Văn Tám. Theo kế hoạch, TP sẽ triển khai thí điểm lắp đặt 11 nhà vệ sinh công cộng tại các công viên, bến xe trên địa bàn TP (kèm trạm ATM tại các khu vực nhà vệ sinh và bảng quảng cáo tuyên truyền cổ động).
Video đang HOT
Mặc dù nhà vệ sinh được đầu tư gần tỷ đồng với thiết bị đắt tiền, sử dụng miễn phí nhưng nhiều người dân khi vào sử dụng rất thiếu ý thức. Quan sát tại nhà VSCC ở Tao Đàn cho thấy, trước cửa đã có nhiều đôi dép để khách sử dụng mỗi khi vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên, không ít người đã mang luôn cả giày dép bê bết bùn đất đi vào trong.
Chị Lê Thị Minh Thủy, nhân viên lau dọn nhà VSCC ở công viên Tao Đàn cho biết, trong 100 người thì chỉ chừng 10 người có ý thức khi vào nhà VSCC. Có người còn không thèm xả nước sau khi đi vệ sinh.
Chị Quất Thị Rở, nhân viên lau dọn nhà VSCC ở Công viên 23/9 chia sẻ: “Mỗi ngày khoảng 400 lượt người ra vào, ngày Tết có khi tới hơn 1.000 lượt/ngày. Người dân lẫn du khách nước ngoài đều khen ngợi và hài lòng vì nhà vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, nhiều người coi đây là nơi tắm gội, giặt giũ… miễn phí và sử dụng giấy vệ sinh thoải mái. Có kẻ xấu còn lấy trộm vòi nước gắn ở lavabo bồn rửa tay”, chị Rở cho hay.
Chị Rở đề xuất cơ quan chức năng cần bổ sung thêm bảng nội quy, chỉ dẫn để người dân có ý thức hơn.
“Việc đầu tư xây dựng thí điểm nhà VSCC văn minh, lịch sự đã nhận được sự phản ánh tích cực từ người dân. Vào ngày 25.2 sắp tới, thành phố sẽ xây thêm 8 nhà VSCC tại Công viên 23 tháng 9, Công viên Tao Đàn, Công viên Lê Văn Tám 2; Công viên Gia Định, bến xe Chợ Lớn; bến xe Đầm Sen. Việc làm này góp phần làm giảm tình trạng phóng uế bừa bãi, giữ gìn mỹ quan đô thị”.
(Ông Lê Minh Triết, Phó phòng Quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM)
Theo Danviet
TPHCM: Vô tư tắm giặt trong nhà vệ sinh tiền tỷ
TPHCM đã đưa vào sử dụng thí điểm miễn phí 3 nhà vệ sinh công cộng (VSCC) tại các công viên. Các nhà vệ sinh này được đầu tư từ 800 triệu tới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhân viên phục vụ, nhiều người coi đây là nơi tắm gội, giặt giũ miễn phí và sử dụng giấy vệ sinh thoải mái.
Có mặt tại nhà VSCC ở công viên Tao Đàn, vừa cởi giày bước vào bên trong tôi đã thấy thoang thoảng mùi nước hoa và tiếng nhạc du dương. Một giỏ hoa to, đẹp đặt ngay ngắn trên mặt lavabo. Chị nhân viên phục vụ niềm nở: "Em ơi, giấy vệ sinh ở góc tường kia kìa". Tôi giật mình, một nhà VSCC miễn phí mà phong cách phục vụ rất chuyên nghiệp.
Mỗi nhà vệ sinh được gắn cột thẻ ATM của ngân hàng Sacombank
Diện tích mỗi nhà vệ sinh chừng 60m2 còn có cả khu dành cho người khuyết tật. Hàng chục đôi dép để ngoài để khách thay thế mỗi khi bước vào. Xung quanh được trồng hoa, cây xanh. Mỗi nhà vệ sinh có 2 nhân viên phục vụ theo 2 ca: Từ 5h tới 14h và từ 14h tới 22h. Ngoài việc lau dọn, những nhân viên này kiêm luôn việc trông xe cho khách.
"Việc đầu tư xây dựng thí điểm nhà VSCC văn minh, lịch sự đã nhận được sự phản ánh tích cực từ người dân. Vào ngày 25/2 sắp tới, thành phố sẽ xây thêm 8 nhà VSCC tại Công viên 23 tháng 9 , Công viên Tao Đàn, Công viên Lê Văn Tám 2; Công viên Gia Định, bến xe Chợ Lớn; bến xe Đầm Sen. Việc làm này góp phần làm giảm tình trạng phóng uế bừa bãi, giữ gìn mỹ quan đô thị". Ông Lê Minh Triết Phó phòng Quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP HCM
Theo ông Lê Minh Triết, Phó phòng Quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP HCM, hiện tại, TP đã đưa vào sử dụng 3 nhà vệ sinh tại Công viên 23/9, Công viên Tao Đàn, Công viên Lê Văn Tám. Theo kế hoạch, TP sẽ triển khai thí điểm lắp đặt 11 nhà vệ sinh công cộng tại các công viên, bến xe trên địa bàn TP (kèm trạm ATM tại các khu vực nhà vệ sinh và bảng quảng cáo tuyên truyền cổ động).
Mặc dù nhà vệ sinh được đầu tư gần tỷ đồng với thiết bị đắt tiền, sử dụng miễn phí nhưng nhiều người dân khi vào sử dụng rất thiếu ý thức. Quan sát tại nhà VSCC ở Tao Đàn cho thấy, trước cửa đã có nhiều đôi dép để khách sử dụng mỗi khi vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên, không ít người đã mang luôn cả giày dép bê bết bùn đất đi vào trong.
Chị Lê Thị Minh Thủy, nhân viên lau dọn nhà VSCC ở công viên Tao Đàn cho biết, trong 100 người thì chỉ chừng 10 người có ý thức khi vào nhà VSCC. Có người còn không thèm xả nước sau khi đi vệ sinh.
Chị Quất Thị Rở, nhân viên lau dọn nhà VSCC ở Công viên 23/9 chia sẻ: "Mỗi ngày khoảng 400 lượt người ra vào, ngày Tết có khi tới hơn 1.000 lượt/ngày. Người dân lẫn du khách nước ngoài đều khen ngợi và hài lòng vì nhà vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, nhiều người coi đây là nơi tắm gội, giặt giũ... miễn phí và sử dụng giấy vệ sinh thoải mái. Có kẻ xấu còn lấy trộm vòi nước gắn ở lavabo bồn rửa tay", chị Rở cho hay.
Chị Rở đề xuất cơ quan chức năng cần bổ sung thêm bảng nội quy, chỉ dẫn để người dân có ý thức hơn.
Theo Đỗ Loan (Giaothongvantai.com.vn)
Thí điểm xe đạp công cộng ở 5 thành phố: Nhiều tranh cãi Thuê xe đạp thì gửi xe máy, ô tô ở đâu? Có phải xây dựng làn đường riêng cho loại phương tiện này,...là những thắc mắc mà người dân đặt ra xung quanh đề án thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng. Mới đây, để bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà...