Nhà vệ sinh “con hổ” – Bill Gate lại đi trước thời đại
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật vào xử lý chất thải đang hứa hẹn trở thành mảnh đất mới cho các nhà đầu tư lớn trên thế giới.
Giun hổ – loài sinh vật được sử dụng để xử lý chất thải của “Toilet Con hổ” do Bill Gates đầu tư
Tại Ấn Độ và nhiều nước đang phát triển, nhà vệ sinh có giun ăn phân hay còn có tên gọi là “Con hổ”, do hoạt động bằng giun hổ (Eisenia fetida) đang ngày một trở nên phổ biến. Nhờ có giun được nuôi phía dưới bể phốt, nhà vệ sinh kiểu mới không cần dội nước, do vậy không cần phải xả xuống cống.
Khả năng xử lý của giun tốt hơn hẳn so với bể phốt thông thường khi loại giun hổ này có thể loại bỏ tới 99% vi khuẩn trong phân, và thải ra phân hữu cơ, nước và CO2. Phân của giun có thể sử dụng làm phân bón. Nước do giun thải ra khi thấm xuống đất sẽ được lọc tự nhiên, do vậy không cần phải xử lý thêm.
Do xử lý khá sạch nên nhà vệ sinh này có chi phí lắp đặt ban đầu thấp, không gây mùi nhiều, ít thu hút ruồi, muỗi hơn so với nhà vệ sinh thông thường. Đồng thời đây cũng là cứu cánh cho những địa điểm du lịch xa xôi nhờ thời gian để bảo trì và làm sạch lâu hơn nhiều so với nhà vệ sinh truyền thống.
Chính vì hiệu quả và vốn đầu tư thấp, dự án này đã thu hút vợ chồng tỷ phú Bill Gates. Từ năm 2015, Bill Gates đã tài trợ cho dự án phát triển chuỗi nhà vệ sinh này.
Với chi phí lắp đặt nhà vệ sinh “Con Hổ” là 350 USD, Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates đã tài trợ ít nhất 4,8 triệu USD cho trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London để hoàn thiện công nghệ. Bên cạnh đó, quỹ từ thiện USAID cũng tài trợ 170.000 USD để thử nghiệm ban đầu tại Ấn Độ, Myanmar và Uganda.
Có thể thấy, xu hướng đầu tư vào công nghệ vi sinh để xử lý môi trường đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt khi các hiện tượng biến đổi khí hậu xuất hiện ngày một nhiều và diễn biến phức tạp, nhiều nhà đầu tư và các doanh nghiệp lớn đang chuyển sang đầu tư các biện pháp sinh học để tìm kiếm những giải pháp phát triển bền vững hơn.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia phân tích, các quy trình sinh học có thể được sử dụng để thay thế các phương pháp hóa học gây ô nhiễm, phân loại chất thải một cách hiệu quả với mức độ ô nhiễm thấp hơn, cũng như sản sinh ra những chất mới.
Cụ thể, ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt. Các chất thải từ các nhà máy sản xuất nhựa hóa dầu và nhiều tấn nhựa khó phân tán bị thải ra môi trường hàng ngày là những vấn đề lớn đối với môi trường. Tuy nhiên việc ứng dụng những công nghệ sinh học mới trong sản xuất nhựa có thể mang đến một sự thay thế bền vững hơn.
Tại Amsterdam, Avantium đang phát triển các phương pháp để sản xuất 100% nhựa sinh học có thể tái chế từ chất thải nông nghiệp và lâm nghiệp. Doanh nghiệp này đang hợp tác với Coca Cola và Danone để sản xuất chai và cốc nhựa bền vững.
Tương tự, tại Pháp, công ty Carbios đang nghiên cứu tái chế các loại nhựa thường được sử dụng bằng cách sử dụng các enzyme của vi sinh vật, hợp tác với các thương hiệu như L’Oreal, Pepsi và Nestlé Waters.
Trở lại những năm 60, Novozymes, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học của Đan Mạch bắt đầu bán các chất rửa rửa từ enzyme đầu tiên, bao gồm các enzyme chuyên biệt thu được từ các vi sinh vật có khả năng phá vỡ các phân tử đằng sau các vết bẩn khó tẩy, chẳng hạn như máu và chất béo. Và không giống như các chất rửa hóa học, chất rửa rửa enzyme có khả năng phân tán sinh học.
Theo thời gian, các thế hệ chất rửa rửa enzyme mới ngày càng trở nên hiệu quả. Một lợi thế của loại chất rửa rửa sinh học chính là chúng có thể làm việc ở nhiệt độ thấp hơn. Điều này có thể làm giảm đáng kể lượng năng lượng dành cho việc giặt quần áo, đặc biệt là khi chất rửa rửa enzyme chiếm khoảng 50% thị phần bột giặt.
Trên thực tế, quá trình xử lý sinh học qua trung gian vi sinh vật có thể mang lại lợi ích cho môi trường bằng cách khai thác khả năng của các vi sinh vật trong việc xử lý chất thải, từ đó biến chúng thành các sản phẩm trung gian có thể sử dụng, qua đó giảm bớt giá thành cho các doanh nghiệp, đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững cũng như thu lại lợi nhuận lớn.
Mặc dù vậy, với một số chất thải phức tạp, thời gian nghiên cứu để có được một sản phẩm hoàn thiện thường kéo dài dẫn đến chi phí nghiên cứu và đầu tư vào ứng dụng công nghệ vi sinh đều đòi hỏi cao khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa gia nhập được cuộc chơi. Tuy nhiên, với tính hiệu quả cũng như giá trị của việc ứng dụng công nghệ vi sinh mang lại hứa hẹn sẽ là “thỏi nam châm” hút đầu tư trong năm 2020.
Theo enternews
Robot 'hỗ trợ lau mông' và các sản phẩm công nghệ kỳ dị tại CES 2020
Từ robot mang giấy vệ sinh, bàn chải đánh răng công nghệ cao, cho đến cả vòng đeo tay kiểm tra ADN của bạn nữa, những sản phẩm khi cần bạn mới thấy chúng hữu ích như thế nào.
Là nơi quy tụ các sản phẩm công nghệ của thế giới, sự kiện CES 2020 không chỉ giới thiệu các sản phẩm công nghệ đình đám, mà còn cả các sản phẩm kỳ dị nhưng cũng không kém phần hữu ích cho cuộc sống con người.
Robot phục vụ giấy vệ sinh đến tận toilet
Toilet đột nhiên hết giấy ư? Bạn không cần nhắn tin, gọi điện hay gào thét nhờ người thân trợ giúp để mang tới cho bạn một cuộn giấy mới. Chỉ cần điện thoại của bạn đã được kết nối với Charmin Rollbot, nó sẽ mang đến cho bạn ngay một cuộn giấy hoàn toàn mới, cứu bạn khỏi một tình cảnh khó xử.
Tuy vậy, vẫn chưa rõ một robot chỉ có 2 bánh xe nhỏ này sẽ leo cầu thang hay mở cửa buồng vệ sinh đang bị khóa như thế nào để mang giấy đến cho bạn, nhưng cho đến nay, đây đang là thiết bị hấp dẫn những người tham gia CES 2020 nhất.
Cảm biến cảnh báo nhà vệ sinh "bốc mùi"
Nhằm mang đến cho người dùng một trải nghiệm VIP nhất khi sử dụng nhà vệ sinh, Charmin còn một sản phẩm khác dành cho phòng giải quyết nỗi buồn của bạn, đó là SmellSense. Chỉ trong giây lát, thiết bị cảm biến điện tử này sẽ phát hiện lượng CO2 trong phòng để cho bạn biết phòng vệ sinh đang "bốc mùi" như thế nào mà không cần bước vào đó.
Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn nhìn thấy ai đó vừa ra khỏi nhà vệ sinh và không biết chắc mình có nên chờ một lát để vào tiếp theo đó hay không.
Đánh răng trong 10 giây với Y-BrushCác nhà khoa học thường khuyên chúng ta nên đánh răng trong ít nhất 2 phút để được làm sạch tối đa, nhưng có lẽ với một số người, 2 phút đánh răng là quá phí phạm thời gian và sức lực. Chính vì vậy, Y-Brush ra đời.
Thay vì phải dịch chuyển qua lại bàn chải để làm sạch hàm răng của mình, tất cả những gì bạn cần làm là cắn vào Y-Brush và bấm nút. Trong vòng 5 giây, động cơ bên trong và bàn chải bằng sợi nylon của Y-Brush sẽ làm sạch mỗi hàm răng trên và dưới của bạn. Tổng cộng bạn chỉ mất 10 giây và cũng không phải phung phí sức lực di chuyển bàn chải để làm sạch răng của mình nữa.
Nhưng cái gì cũng có giá của nó. Cái giá của việc tiết kiệm thời gian và công sức với Y-Brush là 125 USD cho mỗi chiếc.
Vòng đeo tay tư vấn dinh dưỡng dựa trên ADN
Nếu bạn thường băn khoăn về việc những loại thực phẩm đang ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của mình, chiếc vòng đeo tay DnaNudge này đúng là thiết bị dành cho bạn.
Đầu tiên DnaNudge sẽ cần một miếng gạc miệng từ bạn để chiết xuất ADN và đưa vào trong viên nang gắn trên vòng đeo tay này. Từ đây bạn có thể quét qua các loại thức ăn để biết được loại thực phẩm nào nên ăn, loại nào không, cũng như nhận được các khuyến nghị về thức ăn phù hợp với ADN của bạn.
Dù kỳ dị, những những sản phẩm trên cũng mang lại những tiện ích nhất định cho cuộc sống của bạn, nhưng quan trọng hơn cả, chúng đang là những gia vị hấp dẫn cho mỗi hội chợ công nghệ như CES 2020.
Theo GenK
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng 4.0 'xịn' nhất Hà Nội Mẫu ToiletSmartPublic được vận hành thử nghiệm các tính năng và công dụng thông minh, thiết kế phù hợp với mỹ quan đô thị nói chung và điều kiện thành phố Hà Nội nói riêng. Đặc biệt ToiletSmartPublic là thiết bị ứng dụng công nghệ tiên tiến tự động hóa và công nghệ thông tin hiện đại 4.0 tạo sự khác biệt so...