Nhà văn Jordan bị bắn chết ngay tại tòa vì giễu cợt đạo Hồi
Nhà văn nổi tiếng người Jordan bị bắn chết ngay bên ngoài tòa án khi tới dự phiên xét xử ông vì đã chia sẻ tranh biếm họa chống Hồi giáo trên mạng Facebook.
Nhà văn Hattar – Ảnh: Hãng thông tấn Petra
Theo AFP ông Nahed Hattar, nhà văn nổi tiếng 56 tuổi theo đạo Thiên Chúa của người Jordan, đã bị ba phát đạn bắn vào đầu trong lúc bước lên các bậc thềm bên ngoài tòa án ngày 25-9 tại quận Abdali ở thủ đô Amman, Jordan, sau đó đã tử vong khi được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Kẻ bắn ông Nahed Hattar là một người đàn ông 49 tuổi, cư dân sống tại thủ đô Amman. Sau khi gây án người này đã tự nộp mình cho cảnh sát. Nguồn tin từ truyền thông sở tại cho biết ông này từng là một nhà thuyết pháp tại một nhà thờ Hồi giáo ở Amman.
Kẻ sát nhân bị tạm giam trong 15 ngày với cáo buộc giết người có chủ ý. Điều này có nghĩa nếu bị kết án, ông ta có thể đối mặt với án tử hình.
Nguồn tin gần gũi với cuộc điều tra cho biết nghi phạm là một nhân viên thuộc bộ giáo dục Jordan. Người này hành động một mình và không có liên quan tới bất cứ tổ chức khủng bố nào.
Video đang HOT
Bức vẽ được ông Hattar chia sẻ trên Facebook dẫn tới việc ông phải ra tòa và sau đó bị ám sát ngay bên ngoài tòa án ngày 25-9 – Ảnh: Newsrazzi
Ông Mohammad al-Jaghbir, một người bạn của nhà văn Hattar, đã chứng kiến vụ ám sát. Ông kể: “Chúng tôi đang bước lên bậc thềm thì một người đàn ông có râu quai nón… rút trong túi ra một khẩu súng lục ông ta đang mang theo và bắn vào Nahed Hattar”.
Gia đình nhà văn Hattar cho biết mặc dù gia đình đã yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ an toàn cho ông sau khi nhận được những lời đe dọa trên Facebook hoặc qua điện thoại nhưng ông không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào.
Nhà văn Hattar là một nhà bình luận chính trị nổi tiếng với quan điểm ác cảm với người Hồi giáo, trong đó có cả phong trào Anh em Hồi giáo của Jordan. Ông cũng là người ủng hộ tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Bức biếm họa nhà văn Hattar đưa lên trang Facebook của ông có tiêu đề “Thượng đế của bọn Daesh” trong đó ông dùng từ Daesh theo tiếng Ả rập chỉ tổ chức IS.
Trong bức vẽ có hình một người đàn ông râu quai nón đang nằm trên giường hút thuốc với hai người phụ nữ ở hai bên, thượng đế được chỉ định là một người hầu của ông này.
Người đàn ông yêu cầu một cốc rượu vang, hạt điều và lệnh cho ai đó lau nhà rồi nói với với Thượng đế là lần sau phải gõ cửa trước khi vào.
Trong đạo Hồi mọi hình thức châm biếm về thánh Allah đều bị nghiêm cấm. Sau khi cơn giận dữ bùng phát trên mạng xã hội, ông Hattar phải gỡ bỏ bức vẽ đồng thời giải thích rằng bức vẽ đó chỉ nhằm giễu cợt “bọn khủng bố về cách chúng hình dung về Thượng đế và thiên đường, không có ý xúc phạm thánh Allah”.
Ông Hattar bị bắt ngày 13-8 và bị cáo buộc tội danh gây kích động chia rẽ bè phái trong tôn giáo và xúc phạm đạo Hồi. Đầu tháng 9 ông được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh tại tòa.
Theo Tuổi Trẻ
Thủ tướng Canada xin lỗi việc đuổi tàu nhập cư Ấn Độ năm 1914
Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau đã xin lỗi công khai trước Quốc hội về sự phân biệt chủng tộc của chính phủ nước này khi không tiếp nhận tàu chở hàng trăm người nhập cư từ Nam Á hồi năm 1914.
Thủ tướng Canada, Justin Trudeau chính thức xin lỗi trước Quốc hội về sự kiện năm 1914. REUTERS
Chiếc tàu Komagata Maru chở theo 376 người, phần lớn là người theo đạo Sikh, đạo Hồi và đạo Hindu ở Ấn Độ, xuất phát từ Hồng Kông đến Vancouver (Canada) vào ngày 23.5.1914 nhưng không được vào bờ vì luật nhập cư khi đó, theo ABC News ngày 18.5.
Các quan chức Canada thời điểm đó đã áp dụng luật nhập cư hà khắc và phân biệt chủng tộc để ngăn 376 người trên tàu lên bờ. Có 20 người từng sống tại Canada được phép cho lên bờ, số còn lại ở trên tàu đậu tại cảng suốt 2 tháng.
Tàu Komagata Maru chính thức rời đi vào ngày 19.7.1914 và được đưa về thành phố Calcutta (Ấn Độ). Có 20 người thiệt mạng trên đường về trong một cuộc chạm trán với binh lính Anh. Những người khác trên tàu bị bắt giam, theo đài CBC.
"Không nghi ngờ gì nữa, chính quyền Canada phải chịu trách nhiệm về những luật ngăn cản các hành khách đó nhập cư vào Canada an toàn và hoà bình. Chúng tôi xin lỗi vì điều đó và vì những hậu quả đáng tiếc xảy ra sau đó", Thủ tướng Trudeau phát biểu.
Lãnh đạo của các đảng đối lập cũng xin lỗi về quyết định trong quá khứ của chính quyền Canada. Người đứng đầu đảng Dân chủ mới Thomas Mulcair gọi quyết định đó đơn giản, rõ ràng là phân biệt chủng tộc và là một thảm kịch lịch sử của toàn thể người dân Canada.
Cựu thủ tướng Canada Stephen Harper từng xin lỗi về vụ việc này trong một sự kiện ở bang British Columbia vào năm 2008. Tuy nhiên, cộng đồng người Sikh muốn một lời xin lỗi chính thức tại Quốc hội. Canada là nước có hơn 1 triệu người gốc Nam Á.
Thủ tướng Trudeau từng cam kết trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2015 của ông rằng sẽ đưa ra lời xin lỗi. Ông Trudeau cũng cảm ơn Bộ trưởng Quốc phòng Harjit Sajjan, một người đạo Sikh, đã nỗ lực để lôi kéo sự chú ý của cả nước đến sự kiện này. Ông Sajjan từng là chỉ huy trung đoàn thuộc quân đội Canada ở British Columbia, trung đoàn từng ngăn chặn tàu Komagata Maru.
"Trước khi bước vào cuộc đời chính trị, Bộ trưởng là chỉ huy của trung đoàn British Columbia - đơn vị từng buộc tàu Komagata Maru rời đi. Một thế kỷ trước, gia đình của Bộ trưởng có thể đã bị buộc phải rời khỏi Canada. Nhưng hôm nay, Bộ trưởng ngồi đây cùng chúng ta, tại Quốc hội này", Thủ tướng Trudeau phát biểu.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Đại sứ Mỹ ở Myanmar dùng thuật ngữ gây tranh cãi giữa đạo Phật, đạo Hồi Đại sứ Scot Marciel tuyên bố tiếp tục dùng thuật ngữ Rohingya, nói về nhóm sắc tộc của hơn một triệu người ở miền tây Myanmar. Đại sứ Mỹ tại Myanmar, ông Scot Marciel tuyên bố tiếp tục dùng thuật ngữ Rohingya gây tranh cãi. Ảnh: Inquier Ông Marciel lên nắm quyền vào thời điểm quan trọng sau khi đảng Liên minh quốc...