Nhà tù bí ẩn tại Morocco lộ diện sau 18 năm giam cầm khắc nghiệt
Khoảng thời gian bị giam giữ trong một hầm ngục bí mật tại Morocco là nền tảng ra đời của một cuốn hồi ký đặc sắc.
Vào tháng 7/1971, các thủ lĩnh quân sự đã phát động một cuộc đảo chính chống lại Vua Morocco Hassan II. Cuộc tấn công nhắm vào cung điện mùa hè của nhà vua ở Skhirat, nơi ông đang tổ chức một bữa tiệc ngoài vườn.
Bạo lực đã nổ ra sau đó. Aziz BineBine là một sĩ quan cấp thấp vào thời điểm đó. Ông đã được thông báo, giống như hầu hết đồng đội của mình, rằng đang tham gia một cuộc tập trận quân sự.
Chỉ sau khi mọi thứ trở nên hỗn loạn và cuộc đảo chính diễn ra thì viên sĩ quan trẻ mới nhận ra mình bị lừa và nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.
Vua Morocco Hassan II. Ảnh: Morocco World News.
BineBine đến từ một gia đình Morocco có quan hệ rộng rãi và cha ông là một người thân cận của nhà vua. Tuy nhiên, điều đó không giúp ích được gì cho số phận của BineBine.
Sau một phiên tòa chóng vánh, BineBine đã bị kết án 10 năm tù. Và điều tệ hơn còn nằm ở phía sau.
Video đang HOT
Sau một cuộc đảo chính thất bại khác vào năm tiếp theo, BineBine và các bạn tù quân sự của ông bị buộc phải rời khỏi nhà tù dân sự và đưa đến một nơi giam cầm thậm chí về mặt chính thức còn không tồn tại. Nơi này chỉ được biết đến sau đó 18 năm khi tin tức lộ ra.
Tazmamart là một nhà tù được xây dựng ở vùng núi Atlas, nơi thiêu đốt vào mùa hè và băng giá vào mùa đông, chật chội, tối tăm quanh năm. Khẩu phần ăn ít ỏi, quần áo theo hình thức của các chiến binh sparta, cống rãnh thì không được che kín.
Hoạt động tại phòng giam được mô tả mỹ miều là “đường chéo của cuộc sống” – 4 bước đi về bên phải và 4 bước đi về bên trái. Các tù nhân liên tục được nhắc nhở rằng họ sẽ khó thoát khỏi đây.
Chỉ sau khi vấp phải áp lực từ cộng đồng quốc tế, Morocco mới thừa nhận sự tồn tại của nhà tù này và đóng cửa nó. Trong số 58 người được đưa đến đó sau các vụ đảo chính, hơn một nửa đã chết.
Sau hàng chục năm, Morocco mới thừa nhận sự tồn tại của Tazmamart và đóng cửa nó. Ảnh: AFP.
Hy vọng bao trùm tuyệt vọng tại nhà tù Tazmamart
Tazmamart là một hố sâu tuyệt vọng nhưng cũng là nơi có những câu chuyện chân thực. Một số cuốn hồi ký và phim tài liệu đã bắt nguồn từ sự khủng khiếp của nơi này, cùng với cuốn tiểu thuyết This Blinding Absence of Light (2001) của Tahar Ben Jelloun, có lẽ là tác giả nổi tiếng nhất còn sống của Morocco.
Cuốn sách này dựa trên một cuộc phỏng vấn dài ba giờ với BineBine, người được đổi tên trong tác phẩm thành Salim. Và chính BineBine cũng có một cuốn hồi ký cho riêng mình để khắc họa lại quãng đời không thể nào quên của ông tại Tazmamart.
Lần đầu ra mắt bằng tiếng Pháp năm 2009, hồi ký Tazmamart: 18 Years in Morocco’s Secret Prison của BineBine đã được Lulu Norman dịch sang tiếng Anh và xuất bản tháng 4 năm nay.
Cuốn sách được ra mắt tháng 4 vừa qua. Ảnh: Amazon.
Có một điều đáng chú ý là Tazmamart có nhiều phần tương đồng với This Blinding Absence of Light. Có lẽ không chỉ vì nguồn tin giống nhau mà bản thân BineBine cũng là một tác giả tài năng theo cách riêng của mình, người có lẽ đã mang đến cho Ben Jelloun không chỉ những thông tin và nguyên liệu sáng tác dạng thô.
Cả hai cuốn sách đều truyền tải một hiện thực đầy sống động, những tín hiệu ngược chiều giữa sự suy sụp về thể chất và sự kiên cường trong tư tưởng, tâm lý của những tù nhân khi phải chịu đựng hoàn c ảnh sống khắc nghiệt. Cả hai tác giả đều xứng đáng có được một vị trí sánh ngang với các nhà văn nổi tiếng về đề tài tù nhân như Dostoevsky, Koestler, Solzhenitsyn và Genet.
BineBine được bản thân ông khắc họa là một người buôn bán những giấc mơ, một bậc thầy về trí tưởng tượng. Ông giúp các tù nhân khác giải trí bằng những câu chuyện tự nghĩ ra và những đoạn văn hồi sinh từ tiểu thuyết. Thậm chí, BineBine còn mở những “khóa học” về triết học và văn học. Khả năng tưởng tượng vô song, cùng với đức tin tôn giáo mãnh liệt và trí nhớ “ghê gớm” đã giúp BineBine kiên trì được sau nhiều năm giam giữ.
Khi mở cuốn sách của ông ra, độc giả nhìn thấy một tình cảnh đau khổ có thể nhanh chóng đẩy con người đến việc mất đi hy vọng và tìm đến cái chết. Nhưng vượt lên tất cả những điều đó, ngay cả việc người cha đã công khai từ chối ông sau cuộc đảo chính, BineBine vẫn vươn lên thành một “ngôi sao” trong khu hầm ngục bí mật, giữ được sự lạc quan và mang tới niềm tin cho những người bạn chung cảnh ngộ của mình.
Dù thức ăn có tồi tệ ra sao nhưng với BineBine thì sau khi dạ dày khốn khổ và chứng đầy hơi của ông tiêu hóa, nó cũng giúp ông có được những làn hơi ấm giữa mùa đông lạnh giá. Khi một cây kim được chế tạo thành công từ một mảnh kim loại, sau nhiều tháng kiên nhẫn và nỗ lực, “chúng tôi đã chuyển từ thời đồ đá sang đồ đồng”, BineBine hài hước viết.
Morocco tiếp tục phong tỏa đất nước đến 20/5 vì dịch Covid-19
Chính phủ Morocco cho biết, nước này sẽ kéo dài lệnh phong tỏa đất nước đến ngày 20/5 để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh Morocco xác nhận số ca nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng, với tổng số 2.685 ca nhiễm bệnh và 137 người đã tử vong, Chính phủ nước này đã quyết định tiếp tục duy trì lệnh phong tỏa trên toàn đất nước đến ngày 20/5.
Theo lệnh phong tỏa được áp đặt trước đó từ ngày 20/3, người dân chỉ được phép ra khỏi nhà để mua lương thực, thực phẩm và thuốc men, cũng như thực hiện một số công việc thiết yếu, trong khi các trường học, nhà thờ, các cửa hàng và địa điểm giải trí đều bị đóng cửa.
Chính phủ Morocco cũng quy định bắt buộc đối với việc đeo khẩu trang tại những nơi công cộng, các trường hợp không chấp hành việc đeo khẩu trang sẽ bị phạt hành chính hoặc phạt tù.
Để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trong bối cảnh phong tỏa, Chính phủ Morocco đang chi trả mức lương 1.200 dirham (tương đương với 120USD) cho các hộ gia đình có nguồn thu nhập chính không thể đi làm. Đồng thời, chính phủ nước này cũng trì hoãn việc thanh toán các loại thuế và khoản vay nợ đối với các doanh nghiệp nhỏ./.
Thế Nguyễn
Nỗi ám ảnh Covid-19 của dân nghèo Morocco Kể từ Morocco áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc do dịch Covid-19, những biện pháp 'giãn cách xã hội' và tự cô lập là thứ xa xỉ đối với nhiều gia đình nghèo tại đất nước này. AP cho biết, có tới hơn 900 người nghèo đang sống trong các căn phòng san sát nhau tại một tổ hợp chung cư thuộc...