Nhà trong hẻm chỉ 36m vẫn đẹp hiện đại sau cải tạo với chi phí 450 triệu đồng ở Sài Gòn
Dù giới hạn về diện tích, giới hạn về chi phí xây dựng nhưng với sự sáng tạo đầy nhiệt huyết của đội ngũ kiến trúc sư, căn nhà được hoàn thiện vô cùng đẹp mắt, ấm cúng.
Khi nhìn căn nhà cũ kỹ với kết cấu đơn điệu khiến nhiều người “ngán ngẩm” khi không biết phải làm thế nào để có thể thay đổi toàn bộ diện mạo và công năng. Tuy nhiên, với các kiến trúc sư của Archi A&Z thì đây lại là một thử thách vô cùng thú vị.
Căn nhà với hiện trạng 2 tầng trước khi cải tạo. Không gian được thiết kế kiểu cũ nên khá bí bách, thiếu sáng, thiếu sự thông thoáng và đặc biệt là không có sự tối ưu về công năng. Nhóm kiến trúc sư đã khảo sát hiện trạng cũng như tìm kiếm ý tưởng nhanh chóng dựa vào những lần thảo luận, chia sẻ của chủ nhà.
Căn nhà mới được hoàn thiện, lột xác cực đỉnh với những đường cong, màu sắc, ánh sáng cùng cách bố trí nội thất vô cùng ấn tượng.
Kiến trúc sư quyết định lựa chọn chất liệu gỗ với tông màu vàng tự nhiên tạo cảm giác ấm cúng, thân thiện. Do mặt tiền khá cũ nên nhóm kiến trúc sư đã quyết định thay thế cửa cũ bằng hệ cửa nhôm xingfa vòm màu xám.
Bức tường trắng được tạo điểm nhấn bằng những đường viền từ gạch nung có phủ 3 lớp keo trong nhằm chống rêu chống mốc.
Hiện trạng căn nhà trước khi cải tạo.
Mặt tiền ngôi nhà được cải tạo ấn tượng.
Khoảng sân nhỏ phía trước nhà là nơi khá tiện lợi để mọi người cất xe sau mỗi ngày đi làm về. Phòng khách và phòng bếp với thực trạng bí bách cũng được khắc phục nhanh chóng. Vách tường thoáng với gạch thông gió sơn xám được định hình vừa tạo sự liền mạch vừa có vai trò tiết kiệm diện tích bếp, tạo thêm công năng mới tiện lợi cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình trẻ.
Không gian phòng khách.
Video đang HOT
Khu vực tiếp khách với điểm nhấn từ tường gạch trần.
Không gian đẹp mềm mại và tự nhiên với chất liệu gỗ kết hợp cây xanh.
Ánh sáng vàng mang vẻ đẹp ấm cúng, thân thuộc cho từng góc nhỏ.
Khu vực bếp và nơi tiếp khách được kết nối liền mạch nhờ đội kiến trúc sư Archi A&Z phá bỏ đi bức tường kiên cố. Sự đồng nhất về màu sắc, ánh sáng, lối trang trí và sắp xếp nội thất đủ để mọi người có thể ngắm nhìn đắm say từng góc nhỏ thân thuộc và ấm cúng.
Góc bếp mang hơi hướng vẻ đẹp kiến trúc xưa.
Không gian dẹp nhẹ nhàng.
Bar nhỏ tiện nghi.
Góc ăn uống nhỏ xinh.
Ngôi nhà với hiện trạng bí bách và nhỏ hẹp đã nhanh chóng được khắc phục từng bước. Cầu thang trước đây bị chạm đầu vào trần khi lên xuống thì hiện tại, các kiến trúc sư thiết kế thông tầng, nâng mái vừa tạo lõi thông gió, mang ánh sáng vào nhà vừa giúp không gian nhỏ như rộng rãi hơn nhiều so với diện tích thực.
Một trong những yếu tố được kiến trúc sư Archi A&Z coi trọng chính là điểm nhấn cây xanh. Màu xanh dịu mát, trong lành khắp không gian. Màu xanh của các loại cây cũng tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa nội thất và vật dụng hiện đại, khô cứng với thiên nhiên tươi đẹp, thân quen.
Cây xanh không thể thiếu.
Trước đây, vị trí lối vào phòng ngủ lớn nằm đối diện cửa vệ sinh, muốn đi vào phòng ngủ phải đi qua 2 lần bậc tam cấp. Cách thiết kế này cũng đã được kiến trúc sư khắc phục. Kiến trúc sư vừa thiết kế góc rửa tay nhỏ bên ngoài nhà vệ sinh vừa dời cửa phòng ngủ lớn sang vị trí khác để thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Cũng vì diện tích nhỏ nên nhà vệ sinh được kiến trúc sư thiết kế cửa hai cánh để tiết kiệm tối đa diện tích cũng như tạo sự mới mẻ cho người sử dụng. Căn nhà còn được thiết kế hồ bơi mini trong phòng tắm để con có thể tự do vui chơi cùng nước mát tại nhà.
Phòng ngủ đẹp nhẹ nhàng.
Phòng ngủ với đồ dùng, vật dụng được đơn giản hóa.
Gam màu vàng mang đến vẻ đẹp ấm cúng, bình an cho mọi người khi bước vào phòng.
Phòng tắm nhỏ xinh tiện nghi và nơi tắm cho bé vô cùng thích thú, đẹp mắt, sáng tạo.
Góc nhỏ rửa tay.
Căn nhà hoàn thiện với sự ngỡ ngàng của ngay cả chủ nhà cũng như người thân. Căn nhà đơn điệu, xuống cấp, lối thiết kế lỗi thời đã nhanh chóng được mặc chiếc áo mới vừa sang vừa ấm khiến mọi người yêu thích cuộc sống thú vị trong nơi ở mới này.
Nguồn ảnh: NVCC
7 ý tưởng đơn giản thiết kế không gian mở cho ngôi nhà của bạn
Tham khảo một vài cách đơn giản để tối ưu hóa những không gian mở, kết hợp nhiều mục đích, nhiều tính năng của phòng làm việc, phòng khách, phòng ăn, bếp...
Không chỉ ở các siêu đô thị, không gian sống hiện đại ngày nay của rất nhiều gia đình về cơ bản là không rộng rãi. Gia chủ sẽ phải chấp nhận có những không gian mở - không gian tích hợp nhiều chức năng trong cùng một sàn mà không có vách ngăn tiêu chuẩn, ví dụ như kết hợp phòng bếp với phòng ăn và phòng khách hay kết hợp phòng khách với phòng làm việc, phòng đọc sách...
Kết hợp nhiều mục đích, nhiều tính năng trong khi vẫn cần đạt được những đặc trưng của từng không gian luôn là một thách thức cho những người thiết kế. Sau đây là một vài gợi ý những cách thức đơn giản để tối ưu hóa những không gian mở như thế trong ngôi nhà của bạn.
1/ Sử dụng thảm
Bạn có thể tạo ra không gian của phòng khách chỉ đơn giản với việc sử dụng thảm. Một tấm thảm lớn sẽ giúp xác định không gian của khu vực tiếp khách. Không nhất thiết toàn bộ bộ bàn ghế/sofa phải đặt gọn trên thảm; Thậm chí bạn có thể chỉ cần đặt hai chân trước của ghế sofa lên thảm. Bạn có thể tự quan sát và xác định kích cỡ và cách thức đặt thảm cho phù hợp với độ lớn không gian tiếp khách và thảm.
2/ Sắp xếp lại đồ đạc
Bằng việc đặt một bộ bàn ăn dài, song song với bộ sofa và khu vực bàn bếp, bạn có thể phân tách rõ nét khu vực bếp với khu vực ăn và phòng khách, tạo cho mỗi khu vực các không gian riêng với những đặc trưng riêng.
3/ Bổ sung một số loại vách ngăn tự nhiên
Bạn có thể bổ sung một số loại vách ngăn tự nhiên để giúp phân chia không gian. Mặc dù cần bảo đảm tính đa dụng cho không gian mở, bạn vẫn luôn có thể tạo dựng không gian riêng tư cho các thành viên gia đình với các vách ngăn bổ sung như vậy.
Ví dụ, nếu bạn có một không gian phòng làm việc trong không gian phòng khách, bạn có thể sử dụng một giá sách lớn, có thể di chuyển được để làm vách ngăn tự nhiên. Các loại bồn cây cao cũng có thể sử dụng như những bước tường xanh để giúp các thành viên gia đình vẫn luôn có không gian riêng dành cho mình. Nếu phân tách không gian làm việc, 'bức tường xanh bằng cây' có một lợi thế là làm giảm tiếng ồn cho không gian mở của ngôi nhà bạn.
4/ Sử dụng các chi tiết trang trí bổ sung
Việc sử dụng các chi tiết trang trí bổ sung có thể nhấn mạnh một thành phần trung tâm của một không gian riêng, qua đó làm nổi bật hơn sự tồn tại của không gian đó trong toàn bộ không gian mở của ngôi nhà. Ví dụ, bàn ăn thường là vật thể trung tâm của phòng ăn. Nếu bạn đặt một chiếc gương lớn trên tường, đối diện với bàn ăn, chiếc gương sẽ vừa làm nổi bật thêm chiếc bàn ăn như một nhân tố trung tâm của không gian này, vừa có tác dụng làm cho khu vực phòng ăn như rộng hơn.
5/ Bổ sung thêm ánh sáng
Các không gian đã nhỏ sẽ càng trở nên nhỏ hơn trong ánh sáng yếu và ảm đạm. Vì vậy, bạn có thể bổ sung những nguồn sáng như bố trí đèn treo trên bàn quầy bếp hoặc lắp các bóng đèn có công tắc vô cực điều chỉnh độ sáng để vừa có thể làm không gian trông rộng hơn, vừa có thể điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp mục đích sử dụng khi cần.
6/ Tạo một bàn quầy ăn
Nếu không gian nhà bạn quá nhỏ để có thể có phòng khách và phòng ăn riêng, bạn có thể cải tạo bàn quầy bếp trở thành một bàn ăn tiện dụng nhưng không kém phần mỹ thuật.
7/ Tạo ra một hành lang cho lối đi vào
Bạn có thể đặt một tấm thảm dài thẳng cửa ra vào với chiều rộng của thảm rộng hơn cửa; điều này sẽ giúp xác lập một khu vực ra vào riêng trong không gian mở. Ngoài ra, bạn hãy đặt thêm một chiếc ghế đơn hay ghế băng với chiều dài vừa phải làm nơi tháo/cởi vầ đi giầy. Bạn cũng có thể đóng thêm một vài chiếc móc ở tường để khách có thể treo áo, mũ của mình. Một không gian khác biệt sẽ được định hình với các trang trí chi tiết như trên./.
Ngôi nhà trên đồi lộng gió, thảnh thơi đón nắng ngập tràn ở Kỳ Sơn, Hòa Bình Ngôi nhà được xây trên thế đất tuyệt đẹp, thoai thoải nhẹ trên đồi, hướng tầm nhìn ra bể bơi phía trước và khoảng mây trắng nắng vàng vô cùng bình yên. Căn nhà nằm trên lưng chừng núi, với lối xây dựng tôn trọng tự nhiên, tôn trọng những gì đã có và đang có như độ dốc, địa hình hài hòa...