Nhà Trắng thông báo sẽ bắt đầu rút Mỹ khỏi TPP
Không lâu sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, Nhà Trắng ngày 20.1 thông báo sẽ bắt đầu rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP).
Tổng thống Trump cảm ơn người tiền nhiệm Obama sau lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 20.1 tại tòa nhà Quốc hộiReuters
Ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, Nhà Trắng đã ra tuyên bố nói rõ chiến lược thương mại của chính quyền mới là bảo vệ công việc của người Mỹ, sẽ bắt đầu bằng việc rút khỏi TPP, theo Reuters ngày 21.1.
Tuyên bố của Nhà Trắng cũng khẳng định Mỹ sẽ mạnh tay với “những quốc gia vi phạm các thỏa thuận thương mại và gây tổn hại đến người lao động Mỹ”.
Tân Tổng thống Trump cam kết sẽ đàm phán lại một thỏa thuận thương mại khác là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ký kết giữa Mỹ, Canada và Mexico vào năm 1994.
“Đã từ rất lâu, người Mỹ bị buộc phải chấp nhận các thỏa thuận vốn đặt lợi ích của những người tay trong và tầng lớp tinh hoa lên trên những người đàn ông và phụ nữ luôn chăm chỉ làm việc ở đất nước này. Kết quả là các thị trấn và thành phố phải chứng kiến cảnh nhà máy của họ đóng cửa và những công việc xứng đáng thì bị chuyển ra nước ngoài, trong khi người Mỹ phải đối mặt với sự thâm hụt thương mại chồng chất và một nền sản xuất ngày càng kiệt quệ”, tuyên bố viết.
Video đang HOT
Với lập luận đó, Nhà Trắng cho rằng những thỏa thuận thương mại cứng rắn và công bằng sẽ vừa giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng, vừa bảo đảm mang về hàng triệu việc làm cho người dân Mỹ. Chính quyền Tổng thống Trump nhấn mạnh chiến lược thương mại đó bắt đầu từ việc rút khỏi TPP và bảo đảm rằng các hiệp định mới sẽ vì lợi ích của người lao động Mỹ.
Thậm chí với NAFTA, Nhà Trắng cũng cảnh báo Tổng thống Trump không ngần ngại rút khỏi hiệp định này, nếu các đối tác thành viên NAFTA từ chối các điều khoản công bằng hơn cho công nhân Mỹ trong một thỏa thuận đàm phán lại.
Tuyên bố của Nhà Trắng thật ra không quá bất ngờ vì ông Trump đã nhiều lần khẳng định sẽ rút Mỹ khỏi TPP.
Cũng trong ngày đầu trở thành tổng thống, ông Trump đã ra hàng loạt quyết định quan trọng, bao gồm việc ký sắc lệnh hành pháp giảm thiểu tối đa gánh nặng kinh tế từ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Obamacare) – bước đầu nỗ lực xóa sổ di sản này của người tiền nhiệm Barack Obama. Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Trump đã huỷ một trong những chính sách kinh tế mà ông Obama ban hành trong thời gian cuối trước khi rời nhiệm sở, đó là giảm phí thế chấp cho những người mua nhà lần đầu hoặc những người thuê nhà có thu nhập thấp theo chương trình của chính phủ.
(Theo Thanh Niên)
Nhật Bản nỗ lực thuyết phục APEC duy trì TPP
Đại diện Nhật Bản khẳng định nước này đang tích cực trao đổi để các nước thành viên APEC cùng xúc tiến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đại diện của các nền kinh tế APEC dự cuộc họp không chính thức Quan chức cao cấp (ISOM) sáng nay. Ảnh: Giang Huy
"Chúng tôi sẽ sẵn sàng đưa TPP trở nên có hiệu lực và chúng tôi cũng trao đổi với các nước thành viên khác của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) làm điều tương tự", ông Yasuhiko Yoshida, Vụ phó, Vụ Chính sách thương mại, Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp, Nhật Bản, chia sẻ với VnExpress bên lề Hội nghị không chính thức các quan chức cấp cao APEC (ISOM) diễn ra tại Hà Nội.
Theo ông Yoshida, Nhật Bản vẫn xúc tiến TPP với trông đợi Mỹ sẽ tham gia. Hiện các nước chưa biết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ thực hiện những lời hứa trong chiến dịch vận động tranh cử thế nào. Vì thế Tokyo thực hiện mọi nỗ lực dành cho TPP.
"Các nước thành viên APEC cần thống nhất về TPP để gửi tới Mỹ. Chúng ta cần nhận được trả lời chính thức sau lễ nhậm chức của ông Trump", ông Yoshida nói.
Hãng tin Reuters hôm nay cho biết Nhật Bản đã thông qua TPP, sau khi Hạ viện nước này phê chuẩn tháng trước.
Trước câu hỏi về xu thế bảo hộ trên thế giới đang trở lại, ông Yoshida cho rằng những đánh giá "thương mại đang khiến các nước mất việc làm" là không đúng đắn. Thực tế những năm qua cho thấy các nước mất việc làm là do những thay đổi về công nghệ, về sự chuyển dịch nhu cầu mang tầm quốc gia. Thương mại giúp tăng năng suất và sự thịnh vượng của các nền kinh tế, vấn đề duy nhất các nước cần xem xét lại là sự phân chia lợi ích một cách đồng đều.
Nhắc tới việc Tổng thống Mỹ đắc cử Trump đưa ra những tuyên bố hạn chế tự do thương mại và sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), ông Yoshida nói dường như đây là lúc cần đánh giá lại tình hình. Các tin tức mới về bảo hộ khiến nhiều người lo ngại, do đó các thành viên APEC cần duy trì động lực để tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá, đảm bảo thương mại mang lại lợi ích cho các nước.
Đại diện Nhật Bản cũng lưu ý năm APEC 2017 do Việt Nam làm chủ nhà sẽ là hội nghị rất quan trọng, vì môi trường xung quanh chính sách thương mại đang trở nên khó khăn.
Nói về tác động của xu hướng bảo hộ hiện nay, Tiến sĩ Alan Bollard, Giám đốc điều hành, Ban thư ký APEC, cho biết các biện pháp bảo hộ trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, đang khiến công chúng lo ngại. Tuy nhiên khi cùng thảo luận với lãnh đạo các nước APEC tại Lima, Peru tháng trước, ông hiểu rằng các nước vẫn nêu cao tầm quan trọng của việc theo đuổi các mục tiêu họ đã đặt ra. Với TPP, một số thành phần của hiệp định có thể được sử dụng trong các thoả thuận và cơ chế khác. Hiện các nước vẫn cần chờ xem chính sách thực tế của Mỹ là thế nào.
Gợi mở hướng đi sắp tới của APEC, ông Bollard cho rằng các nước thành viên cần tập trung nhiều hơn vào dịch vụ và doanh nghiệp quy mô nhỏ.
"Chúng tôi đã thảo luận về những phương án mới khả thi và chúng tôi hy vọng Việt Nam, khi là nước chủ tịch APEC 2017, sẽ giúp đưa ra những lựa chọn để APEC phát huy vai trò của mình, theo cách khác với những gì đã thực hiện trước đây. Năm 2017 có thể là một năm khá phức tạp", ông Bollard nhấn mạnh.
Việt Anh
Theo VNE
Nhiều ký kết thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) nhận định, thời điểm chuyến công du của Tổng thống Obama sang Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng vì đây chính là thời gian Quốc hội đang chuẩn bị xem xét để phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Nhân...