Nhà Trắng ra thông cáo về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ lần thứ 12
Ngày 10/10, Nhà Trắng đã ra thông cáo về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ lần thứ 12 tại Viêng Chăn (Lào), trong đó chính quyền của Tổng thống Joe Biden khẳng định tăng cường mối quan hệ với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thực hiện nhiều cam kết và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông cáo cho biết trong hơn 3 năm qua, Mỹ đã nâng cấp mối quan hệ với ASEAN lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực mới như y tế, giao thông, bình đẳng giới, môi trường, khí hậu và năng lượng, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác như ngoại giao, kinh tế, công nghệ và quốc phòng. Đến nay, Mỹ đã hoàn thành 98,37% các cam kết trong Kế hoạch Hành động ASEAN-Mỹ (2022-2025).
Thông cáo nhấn mạnh các kết quả nổi bật của mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, bao gồm: Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) gia hạn Thỏa thuận Hợp tác Phát triển Khu vực ASEAN-Mỹ đến năm 2029, cho phép khởi động Chương trình Đối tác ASEAN-USAID vào tháng 3 vừa qua; Mỹ sẽ tổ chức cuộc tập trận hàng hải ASEAN-Mỹ lần thứ hai vào năm 2025, đồng tổ chức bởi Indonesia; Mỹ và ASEAN đã chính thức hóa hợp tác y tế, khởi động Đối thoại Bộ trưởng Y tế ASEAN-Mỹ hai năm một lần, cùng với nền tảng phòng chống lao khu vực; Mỹ triển khai chương trình đào tạo an ninh mạng cho Ban Thư ký ASEAN; Tại Đối thoại Cấp cao về Môi trường và Khí hậu lần thứ ba, Mỹ ra mắt Trung tâm Giải pháp Khí hậu ASEAN-Mỹ; Ra mắt Trung tâm Mỹ-ASEAN tại Washington DC vào tháng 12/2023, trở thành trung tâm quan trọng cho các hoạt động liên quan đến ASEAN tại Mỹ.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có các sáng kiến khác như: Chương trình Đối tác Đô thị Thông minh ASEAN-Mỹ đã đầu tư hơn 19 triệu USD cho hơn 20 dự án kể từ năm 2018; Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tiếp tục phát triển với hơn 160.000 thành viên và 6.000 cựu sinh viên, đóng góp vào giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu; USAID công bố khoản tài trợ mới trị giá 2 triệu USD để hỗ trợ phát triển bền vững khoáng sản, nâng cao tiêu chuẩn quản lý môi trường, xã hội và quản trị cho khu vực ASEAN.
Tăng cường kết nối và phát triển khu vực: Mỹ là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào ASEAN, với tổng giá trị thương mại lên tới 500 tỷ USD vào năm 2023. Kể từ năm 2002, Mỹ đã cung cấp hơn 14,7 tỷ USD viện trợ kinh tế, y tế và an ninh cho các đồng minh và đối tác Đông Nam Á. USAID đang mở rộng hợp tác với Trung tâm Năng lượng ASEAN nhằm tăng cường đầu tư vào kết nối khu vực qua Mạng lưới Điện ASEAN. Chính quyền Mỹ đã thúc đẩy khu vực tư nhân đầu tư hơn 1,4 tỷ USD vào ASEAN trong 3 năm gần đây và Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) đã đầu tư hơn 341 triệu USD vào các thị trường ASEAN trong năm qua.
Mỹ cam kết tiếp tục nâng cao quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với ASEAN vào năm 2025, hướng tới một kế hoạch hành động mới cho 5 năm tiếp theo, nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của hơn 1 tỷ người dân của cả Mỹ và ASEAN.
Tạo động lực mới cho hợp tác Nhật Bản - ASEAN về khử carbon
Theo kế hoạch, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn của Lào từ ngày 8 - 11/10, Nhật Bản sẽ giới thiệu phương thức tính toán và báo cáo về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho các quốc gia Đông Nam Á.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nội dung trên dự kiến sẽ được đưa vào Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo các nước Nhật Bản, Australia và các quốc gia ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC) ngày 11/10.
Tuyên bố chung sẽ bao gồm kế hoạch hành động 10 năm cho từng lĩnh vực, với một trong những trọng điểm là xây dựng quy tắc tính toán và báo cáo lượng khí thải carbon cũng như các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Nhật Bản sẽ đề xuất các quy tắc dựa trên Luật Thúc đẩy các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu của nước này, yêu cầu các doanh nghiệp tính toán lượng khí thải và báo cáo cũng như công khai thông tin cho chính phủ. Các doanh nghiệp sử dụng tổng lượng năng lượng quy đổi sang dầu thô trên 1.500 kilolít/năm phải tuân thủ quy định này. Tính đến năm tài chính 2021, khoảng 12.000 doanh nghiệp Nhật Bản đã được đưa vào danh sách trên.
Trong khu vực ASEAN, các hệ thống tính toán và báo cáo lượng khí thải đáng tin cậy quốc tế vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Bộ Môi trường Nhật Bản đã tổ chức các khóa đào tạo tại Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam để giới thiệu phương thức của nước này.
Do đó, dựa trên sự đồng thuận trong Tuyên bố chung, dự kiến trong tháng 10, Nhật Bản sẽ thành lập một hệ thống hỗ trợ thông qua Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) do chính phủ nước này tài trợ, để giúp triển khai các quy định. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ bắt đầu khảo sát cụ thể tại các doanh nghiệp và truyền đạt kinh nghiệm đến chính phủ các nước trong khu vực.
Kế hoạch hành động sẽ bao gồm lộ trình báo cáo tiến độ chuẩn bị tại Hội nghị thượng đỉnh AZEC năm 2026 và mục tiêu là đến giai đoạn 2029 - 2034, các quốc gia sẽ có hệ thống tính toán và báo cáo lượng khí thải đồng bộ. Hiện nay, một số doanh nghiệp khởi nghiệp của Nhật Bản đang tiến hành triển khai phần mềm giúp minh bạch hóa lượng khí thải cho các doanh nghiệp địa phương như Zeroboard tại Thái Lan, hay Asuene tại Singapore.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động xuyên quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, việc mỗi quốc gia áp dụng một hệ thống tính toán và báo cáo lượng khí thải khác nhau là một gánh nặng.
Nếu các quy tắc này được thống nhất, việc nắm bắt lượng khí thải trên toàn chuỗi cung ứng sẽ trở nên dễ dàng hơn và sẽ hỗ trợ Nhật Bản xây dựng cơ sở cho việc phát triển thị trường liên quan đến giảm khí thải carbon ở châu Á.
Hồi tháng 5/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó các khoản phí sẽ được áp dụng cho lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhập khẩu, nhằm cân bằng điều kiện cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất tại EU - châu lục vốn đang áp dụng quy định nghiêm ngặt hơn về giảm khí thải carbon. Quy định này dự kiến sẽ được áp dụng chính thức từ năm 2026.
Ấn Độ - Mỹ sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác mới Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ ký ít nhất hai thỏa thuận hợp tác mới trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad) sắp tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà...