Việt Nam và Argentina tăng cường quan hệ hợp tác
Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đã trao đổi và nhất trí duy trì sự phối hợp, ủng hộ lẫn nhau giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế trong thời gian tới.
Buổi làm việc giữa Đại sứ Việt Nam, Ngô Minh Nguyệt, và Bộ trưởng Ngoại giao Argentina, Diana Mondino. Ảnh: Bộ Ngoại giao Argentina/Mondino 2
Ngày 19/7, trong buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Diana Mondino đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nguyễn Phú Trọng.
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, tại buổi làm việc, Đại sứ Ngô Minh Nguyệt chân thành cảm ơn Bộ Ngoại giao Argentina và cá nhân Bộ trưởng Mondino đã luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho đất nước và nhân dân Việt Nam, cũng như luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đại sứ Việt Nam tại Argentina.
Hai nước Việt Nam và Argentina có quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Lãnh đạo hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao, gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Argentina của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam năm 2023, nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, và chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 3/2024 của Bộ trưởng Diana Mondino không lâu sau khi Chính phủ mới của Argentina được thành lập.
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy việc trao đổi các chuyến thăm ở cấp cao và tất cả các cấp, trên tất cả các kênh với Argentina trong thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến có chuyến thăm chính thức Argentina trong năm nay, ngoài ra hai nước cũng sẽ trao đổi nhiều chuyến thăm làm việc trên các kênh Đảng, Quốc hội và địa phương trong năm 2024.
Video đang HOT
Về hợp tác kinh tế, thương mại, Đại sứ Ngô Minh Nguyệt hoan nghênh các chính sách kinh tế mới của Argentina gần đây và cho rằng việc tăng cường, mở rộng hợp tác kinh tế sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai nước.
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt cảm ơn Bộ trưởng Mondino đã có nhiều phát biểu tích cực ủng hộ Việt Nam và Indonesia đàm phán Hiệp định tự do thương mại ( FTA) với khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mecosur) tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối này mới đây tại thủ đô Asuncion, Paraguay.
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt cũng bày tỏ mong muốn hai nước sớm tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp định Tránh đ.ánh thuế hai lần; tổ chức Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác song phương và Tham khảo Chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao trong năm nay.
Bộ trưởng Mondino đ.ánh giá cao và cho biết sẽ cố gắng thúc đẩy việc đàm phán và ký kết Hiệp định Tránh đ.ánh thuế hai lần giữa hai nước; chia sẻ Argentina đang nỗ lực đẩy nhanh cải cách trong khối Mecosur theo hướng mở thị trường, đàm phán FTA với các nước trong đó có Việt Nam. Bên cạnh FTA với Mecosur, hai nước có thể tăng cường trao đổi nhằm mở rộng hợp tác kinh tế song phương.
Bà Mondino nhấn mạnh Argentina sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt về sản xuất lúa gạo và canh tác một số loại cây trồng; mong muốn thúc đẩy dự án hợp tác vệ tinh phục vụ canh tác; mở rộng hợp tác quốc phòng và ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng, trong đó có lĩnh vực rà phá bom mìn.
Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đã trao đổi và nhất trí duy trì sự phối hợp, ủng hộ lẫn nhau giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế trong thời gian tới.
Việt Nam là đối tác thương mại chiến lược của Argentina, với kim ngạch đạt 3,5 tỷ USD trong năm ngoái, trong đó Việt Nam nhập khẩu gần 2,1 tỷ USD và xuất khẩu 1,4 tỷ USD.
Không ngừng đề cao và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Campuchia
Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Học Viện Quan hệ Quốc tế Campuchia, Viện Hàn Lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), học giả Uch Leang cho biết, trong suốt 57 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Campuchia và Việt Nam đã không ngừng đề cao và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, từ thời điểm Campuchia tái lập Vương quốc thứ hai cho đến hôm nay.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Manet phát biểu tại Lễ kỷ niệm 47 năm "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" (20/6/1977 - 20/6/2024), sáng 20/6/2024, tại Khu di tích lịch sử quân sự Techo Koh Thmar X16 thuộc tỉnh Tbong Khmum. Ảnh: Quang Anh/PV TTXVN tại Campuchia
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Phnom Penh nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967 - 24/6/2024), ông Uch Leang cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet vào tháng 12/2023, hai bên đã thể hiện mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước. Thông qua chuyến thăm, Lãnh đạo hai nước cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tăng cường và mở rộng hơn nữa hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, an ninh, quốc phòng và biên giới, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Qua đó, từng bước hướng tới các mục tiêu phát triển trong chiến lược ngũ giác giai đoạn 1 của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII với phương châm lấy con người làm trung tâm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước phù hợp với tầm nhìn đưa Campuchia trở thành quốc gia phát triển vào năm 2050, cũng như tầm nhìn Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Học giả Uch Leang khẳng định trải qua nhiều giai đoạn hợp tác phát triển, mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Campuchia trân trọng, đề cao, vun đắp. Tinh thần đó tiếp tục được Thủ tướng Hun Manet nhấn mạnh trong bài phát biểu mới đây, nhân sự kiện kỷ niệm lần thứ 47 Ngày tưởng niệm "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" ở Campuchia, hôm 20/6, tại Khu lịch sử quân sự Techo Koh Thmar X16 thuộc địa phận ấp Koh Thmar (xã Tonloung, huyện Memut, tỉnh Tboung Khmum), tiếp giáp biên giới Việt Nam.
Khu Lịch sử quân sự Techo Koh Thmar X16 là quần thể di tích lịch sử gắn liền với sự kiện khởi đầu "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" của Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia đương nhiệm Samdech Techo Hun Sen và các đồng đội vào cuối thập niên 1970, đ.ánh dấu sự kiện nhà lãnh đạo này vượt biên sang Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia láng giềng, vào ngày 20/6/1977. Từ khởi đầu đó, chàng trai 25 t.uổi Hun Hen năm ấy đã tổ chức tập hợp lực lượng, phối hợp cùng các lực lượng yêu nước chân chính khác của Campuchia lúc bấy giờ, cùng sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của Việt Nam, tiến hành cuộc đấu tranh chính nghĩa để giải cứu dân tộc, tiến tới chiến thắng lịch sử, giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot vào ngày 7/1/19179.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 47 sự kiện lịch sử trên, Thủ tướng Hun Manet khẳng định tinh thần yêu nước và sự hy sinh của các chiến sĩ và nhân dân qua các thời kỳ lịch sử đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng nền hòa bình, ổn định xã hội ở Vương quốc Campuchia, cũng như đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, vì lợi ích tối thượng của dân tộc, tổ quốc và nhân dân Campuchia.
Trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên Đài truyền hình quốc gia Campuchia và các nền tảng truyền thông khác, Thủ tướng Hun Manet bày tỏ quan điểm mãi ghi nhớ sự tham gia, đóng góp của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam, đã tham gia hỗ trợ Campuchia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông khẳng định lịch sử là nhân tố quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia và trong mối quan hệ giữa các quốc gia.
Đề cập đến mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng, Thủ tướng Hun Manet cho biết Lãnh đạo hai nước thường xuyên khẳng định Campuchia và Việt Nam có lịch sử từng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc giành độc lập từ chế độ thực dân. Trong đó, lãnh đạo và nhân dân Campuchia từng hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng đất nước, tiến tới thống nhất dân tộc và phát triển. Tương tự, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam cũng từng hỗ trợ Campuchia trong sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Từ góc nhìn đó, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII nhấn mạnh: "Đó là sự thật lịch sử mà nhân dân hai nước chúng ta cần hiểu rõ, để tránh hiểu lầm bởi cách diễn đạt, lý giải không có cơ sở thực tiễn lịch sử".
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, nhà nghiên cứu Uch Leang cho rằng hành trình 57 năm quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Việt Nam tuy trải qua một số giai đoạn thăng trầm nhưng mối quan hệ này đã kinh qua nhiều thử thách, được tôi luyện trong nhiều bối cảnh, tạo dựng được nền móng vững chắc, cộng với những điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại, đã tạo động lực mạnh mẽ thúc quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước lên một tầm cao mới, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực, trở thành tài sản chung vô giá, trường tồn và không gì lay chuyển được của hai dân tộc.
Từ góc nhìn đó, nhà nghiên cứu thuộc RAC nêu rõ: "Điều đặc biệt quan trọng là Campuchia đã hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, trong khi Việt Nam hỗ trợ đất nước Campuchia trong công cuộc đ.ánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot và tiếp tục vun đắp truyền thống tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhằm duy trì hòa bình, ổn định trên tinh thần "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" trong quan hệ giữa hai nước".
Tổng thống Indonesia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam Trưa 13/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã rời Hải Phòng, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Cộng hoà Indonesia Joko Widodo tại lễ đón sáng 12/1/2024. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Ra tiễn đoàn tại sân bay quốc tế Cát Bi (thành phố Hải Phòng) có: Thứ trưởng Bộ...