Nha Trang quy hoạch mới, không còn đất trồng lúa, nuôi thủy sản
Tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt quy hoạch sử dụng đất TP Nha Trang, theo đó toàn bộ đất trồng lúa và nuôi trồng thủy sản (hơn 1.171ha) đều sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Nhiều nông dân thắc mắc, lo lắng cuộc sống, công việc sẽ bị ảnh hưởng.
Cánh đồng ở xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) bao đời xanh lúa đã bị chuyển đổi, san lấp xây dựng dự án khu đô thị – Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Theo quy hoạch sử dụng đất của TP Nha Trang vừa được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt, đất ở sẽ tăng lên gần gấp 2-3 lần so với hiện nay (1.818ha). Tổng diện tích đất ở sẽ tăng thêm hơn 2.171ha.
Trong đó, đất ở đô thị sẽ tăng lên đến hơn 2.260ha và đất ở nông thôn đến hơn 1.637ha.
Video đang HOT
Toàn bộ đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản (hơn 1.171ha, tập trung chủ yếu tại 8 xã ngoại thành) đều sẽ không còn, để chuyển đổi sử dụng đất vào các mục đích khác.
Đối với thắc mắc, lo lắng về quy hoạch mới kể trên của những người dân đang có đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản ở TP Nha Trang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Anh Tuấn cho biết quy hoạch sử dụng đất TP Nha Trang đến năm 2030 vừa phê duyệt là mang tính định hướng.
Khi triển khai, theo ông Tuấn, TP Nha Trang còn phải có thêm kế hoạch sử dụng đất hằng năm được phê duyệt thì mới được thực hiện các việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, cho thuê đất…, chứ không phải chuyển đổi ngay toàn bộ đất quy hoạch đó cùng một lúc.
Vì vậy, người dân có đất không nằm trong kế hoạch hằng năm đã được phê duyệt thu hồi, chuyển đổi mục đích… thì vẫn sử dụng trồng lúa, nuôi trồng thủy sản bình thường.
Ngoài ra, hiện nay TP Nha Trang có hơn 7.066ha đất chưa sử dụng nhưng theo quy hoạch đến năm 2030 toàn bộ diện tích đó đều sẽ được sử dụng hết, đất thương mại, dịch vụ sẽ được tăng thêm hơn 2.870ha (thành 3.866ha).
Loại đất tại TP Nha Trang sẽ có tỉ lệ tăng lên nhiều nhất so với hiện trạng (gấp 13,7 lần) là đất khu vui chơi, giải trí công cộng (hiện có 131ha sẽ tăng lên 1.798ha).
Đại gia Vũ Văn Tiền đầu tư 800 triệu USD làm nhà máy lắp ráp ô tô
Tập đoàn Geleximco vừa ký thỏa thuận thuê 50ha đất, hạ tầng tại Khu công nghiệp Tiền Hải, tỉnh Thái Bình của Tổng công ty Viglacera để đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô.
Ông Vũ Văn Tiền (bên trái) và đại diện Viglacera trao thỏa thuận hợp tác thuê đất làm nhà máy lắp ráp ô tô - Ảnh: L.P.
Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco tại Thái Bình có tổng vốn đầu tư 800 triệu USD, được chia thành 2 giai đoạn đầu tư.
Giai đoạn 1 dự án có vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD, dự kiến được xây dựng từ quý 1 năm 2023, đưa vào hoạt động vào quý 3 năm 2024, sản lượng lắp ráp khoảng 50.000 ô tô/năm, sử dụng khoảng 1.200 lao động.
Trong giai đoạn 2, Geleximco sẽ mở rộng đầu tư nhà máy lắp ráp ô tô với quy mô vốn đầu tư tăng thêm khoảng 500 triệu USD. Việc mở rộng đầu tư giai đoạn này của nhà máy dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2030, sản lượng lắp ráp khoảng 100.000 ô tô/năm, tạo việc làm cho 2.500 - 3.000 lao động.
Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành thủ tục thuê đất, hạ tầng, Tập đoàn Geleximco sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô hiện đại, có đầy đủ các dây chuyền như hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quy định của pháp luật với trình độ tự động hóa cao.
Về công nghệ sản xuất, nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến của châu Âu bảo đảm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và thân thiện với môi trường.
Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco tại Thái Bình sẽ hướng đến sản xuất dòng ô tô sử dụng nhiên liệu thân thiện trong tương lai là xe điện, xe pin nhiên liệu. Nhà máy còn sản xuất các linh kiện, phụ tùng ô tô cung cấp cho nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và các đối tác hướng tới việc xuất khẩu.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Khắc Thận, chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, cho biết dự án đầu tư nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco khi được chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ là dự án đầu tư lớn nhất trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 tính đến thời điểm hiện tại. Đây là dự án công nghệ cao, lĩnh vực tỉnh đang thu hút đầu tư.
Ông Thận đề nghị Tập đoàn Geleximco nhanh chóng hoàn thiện đề xuất chủ trương đầu tư dự án để UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời cần lựa chọn đối tác xứng tầm, xây dựng phát triển thương hiệu. Geleximco cũng cần đảm bảo các quy trình sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường.
Như vậy, sau khi đầu tư, gặt hái thành công trong các lĩnh vực bất động sản, nhà ở, nhiệt điện than, ngân hàng, đại gia Vũ Văn Tiền, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco, đã quyết định nhảy vào cuộc đua mới - sản xuất, lắp ráp ô tô với mục tiêu thu về hàng trăm ngàn tỉ mỗi năm.
Bất cập tại 'siêu dự án' trồng cao su ở Nghệ An - Bài cuối: Lời giải bài toán 'đất đai' "Giao đất, thuê đất" một bước bắt buộc được Nhà nước cụ thể hóa trong Luật Đất đai trước khi tổ chức, cá nhân triển khai dự án. Tuy nhiên, để sớm triển khai dự án, UBND tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An trồng cao su trước khi hoàn...