Nhà Trắng nói ông Biden không coi ông Tập Cận Bình là “bạn cũ”
Nhà Trắng cho biết, mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có nhiều dịp làm việc với nhau, nhưng chủ nhân Nhà Trắng không coi nhà lãnh đạo Trung Quốc là “bạn cũ”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty).
Trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến diễn ra hôm 16/11, Chủ tịch Trung Quốc đã mở đầu bằng việc gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden một cách thân mật: “Tôi rất vui khi gặp lại người bạn cũ của mình”.
Cách gọi này đã thu hút sự chú ý của truyền thông trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng do hàng loạt vấn đề. Một phóng viên của Bloomberg đã đặt câu hỏi cho người phát ngôn Nhà Trắng Andrew Bates về việc liệu ông Tập có hàm ý gì khi gọi ông Biden là “bạn cũ”.
Đáp lại, ông Bates nói: “Tôi sẽ không nói thay cho Chủ tịch Tập… Tổng thống đã nói rất rõ ràng rằng ông ấy có mối quan hệ lâu dài với Chủ tịch Tập Cận Bình, họ đã có nhiều thời gian làm việc cùng nhau, họ có thể thảo luận một cách thẳng thắn và trực diện với nhau, điều đó giúp cho các cuộc thảo luận trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, Tổng thống không coi Chủ tịch Tập là bạn cũ”.
Ông Tập gọi ông Biden là “bạn cũ” trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên
“Thuần túy là quan hệ công việc”
Tại một cuộc họp báo hồi tháng 6 năm nay, khi một phóng viên của Fox News đưa ra gợi ý rằng, ông Biden và ông Tập Cận Bình có thể nói chuyện với nhau như “hai người bạn cũ” để truy đến cùng nguồn gốc Covid-19. Mặc dù vậy, ông Biden đã đáp lại rằng: “Chúng tôi quen biết nhau, nhưng chúng tôi không phải là bạn cũ. Đó thuần túy là mối quan hệ công việc”.
Đây không phải lần đầu tiên Nhà Trắng khẳng định ông Biden và ông Tập Cận Bình không phải bạn cũ. Chỉ vài giờ trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến hôm 16/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jens Psaki cũng nhắc lại điều đó.
Cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc kéo dài 3 tiếng rưỡi, trong đó đề cập đến hàng loạt vấn đề nóng như biến đổi khí hậu, nguồn cung năng lượng toàn cầu, các vấn đề về Đài Loan, Triều Tiên, Afghanistan, Hong Kong, Tây Tạng cũng như chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do.
Tại cuộc họp, ông Tập bày tỏ sẵn sàng hợp tác với ông Biden để xây dựng sự đồng thuận và thực hiện các bước tích cực nhằm cải thiện quan hệ Mỹ – Trung Quốc.
Về phần mình, ông Biden cho biết ông hy vọng sẽ có một cuộc nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ông cho rằng, giới lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc có trách nhiệm đảm bảo quan hệ của hai bên không chuyển sang những xung đột công khai.
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh vẫn đang còn các bất đồng về các vấn đề từ nguồn gốc của đại dịch Covid-19 đến kho vũ khí hạt nhân ngày càng mở rộng của Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng, cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Trung trực tuyến đầu tuần này diễn ra thẳng thắn, nhưng không mang lại đột phá cho mối quan hệ giữa hai nước.
Ông Tập Cận Bình cảnh báo Mỹ về "lằn ranh đỏ" đối với Đài Loan
Vấn đề Đài Loan đã được đề cập tại cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung giữa lúc căng thẳng leo thang ở hai bờ eo biển.
Tổng thống Mỹ Joe Biden họp trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 15/11 (Ảnh: New York Times).
Trong cuộc họp kéo dài 3 tiếng rưỡi hôm 15/11 (theo giờ Mỹ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng, Bắc Kinh sẵn sàng thực hiện "hành động cứng rắn" nếu các lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan tiếp tục khiêu khích.
Ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc "kiên trì" và "chân thành" tìm kiếm giải pháp thống nhất hòa bình, nhưng "nếu các lực lượng ly khai đòi độc lập Đài Loan khiêu khích, thậm chí vượt qua "lằn ranh đỏ", chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện các biện pháp quyết liệt".
Cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra sau vài tháng Mỹ - Trung leo thang căng thẳng về vấn đề Đài Loan.
Ông Tập Cận Bình cho biết chính quyền Đài Loan đã nhiều lần tìm cách tranh thủ Mỹ để tìm kiếm độc lập và một số người ở Mỹ có ý định dùng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc.
"Những xu hướng như vậy rất nguy hiểm. Nó giống như đùa với lửa và ai đùa với lửa sẽ bị bỏng", hãng thông tấn nhà nước Xinhua dẫn lời ông Tập Cận Bình nói.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn cam kết với nguyên tắc Một Trung Quốc, được chỉ dẫn theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan, trong đó yêu cầu Mỹ hỗ trợ các nỗ lực tự vệ của hòn đảo.
Tuy nhiên ông Biden cũng "phản đối mạnh mẽ các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan".
Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden nói rằng trong cuộc hội đàm, Tổng thống Mỹ bày tỏ "thẳng thắn những lo ngại của ông về một số hành vi của Bắc Kinh mà ông tin rằng không phù hợp với tình hình hòa bình và ổn định trên eo biển" Đài Loan.
Trước đó, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã trao đổi với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị và "bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc tiếp tục gây sức ép về quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan".
Đài Loan là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ - Trung. Washington tiếp tục duy trì các liên lạc về chính trị và quân sự không chính thức với hòn đảo, trong khi Bắc Kinh coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng sáp nhập bằng mọi cách.
Washington đã tăng cường hỗ trợ Đài Loan trong năm qua, bao gồm việc ủng hộ các nỗ lực của hòn đảo để tham gia vào hệ thống Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc hồi tháng trước đã xuất kích máy bay chiến đấu với số lần kỷ lục đi vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Trong những tháng gần đây, ông Biden cũng tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo bị tấn công. Ngoài ra, các nhà lập pháp Mỹ đã đến thăm hòn đảo và nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn xác nhận rằng quân đội Mỹ đã tham gia huấn luyện quân sự trên đảo Đài Loan.
Trong khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đang diễn ra, truyền thông Đài Loan đưa tin Mỹ sẽ tổ chức đối thoại trong tuần này để thảo luận về an ninh khu vực, sự ổn định xuyên eo biển và việc Mỹ bán vũ khí cho hòn đảo.
Ẩn ý của ông Tập Cận Bình khi gọi ông Biden là "bạn cũ" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như muốn gửi đi một thông điệp khi gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden là "bạn cũ" trong cuộc họp thượng đỉnh sáng nay. Tổng thống Mỹ Joe Biden họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hôm 15/11 (Ảnh: New York Times). Tại cuộc họp thượng đỉnh được...