Nhà Trắng “chọc giận” Nga, Điện Kremlin yêu cầu giải thích
Nhà Trắng ngày 28/1 đã thể hiện hiện đồng tình với việc Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin tham nhũng. Ngay lập tức, Điện Kremlin lên tiếng chỉ trích và yêu cầu Mỹ đưa ra lời giải thích cụ thể.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người phát ngôn Dmitry Peskov . (Ảnh: AFP)
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Ernest ngày 28/1 tuyên bố, quan điểm của Bộ Tài chính Mỹ cho rằng ông Putin là “hiện thân của nạn tham nhũng” đã phản ánh “quan điểm của chính quyền Mỹ”.
Bình luận này đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố một báo cáo liên quan đến các tài sản “ngầm” của ông Putin. Báo cáo có đề cập đến việc một tỷ phú đã tặng ông Putin du thuyền trị giá 35 triệu USD. Đây không phải lần đầu tiên các quan chức Mỹ bình luận về tài sản của ông Putin. Tuy nhiên, đây có lẽ là lần đầu ông chủ điện Kremlin bị cáo buộc trực tiếp bởi một cơ quan trong chính phủ Mỹ.
Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra hôm qua 29/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Những lời lăng mạ kiểu đó nhằm vào nguyên thủ của chúng tôi là hoàn toàn không có căn cứ. Với chúng tôi, thậm chí thật khó để tưởng tượng ra những hành vi như thế. Tôi nói điều này rất chân thành, nếu tôi cho phép mình nói ra những câu lăng mạ kiểu đó với Tổng thống Mỹ, tôi sẽ bị sa thải ngay lập tức”.
Ông Peskov cũng nói thêm, Tổng thống Putin đã biết đến những cáo buộc từ phía Mỹ và coi đó là điều “bất hợp lý và không thể chấp nhận được”.
Người phát ngôn Peskov cho rằng, cáo buộc của phía Mỹ là nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Nga. “Mặc dù vẫn còn rất lâu nữa mới đến bầu cử Tổng thống Nga, hơn 2 năm, nhưng mọi thứ cho thấy mọi sự chuẩn bị nhằm vào cuộc bầu cử này đã bắt đầu. Rõ ràng các cáo buộc nhằm vào tổng thống của chúng tôi là nhằm gây sức ép và tạo ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử tương lai ở Nga”, ông Peskov nói. Ông này cũng khẳng định thêm, Tổng thống Putin vẫn chưa quyết định có tái tranh cử vào năm 2018 hay không.
Video đang HOT
“Chúng tôi hy vọng các đồng nghiệp Mỹ sẽ thấy cần thiết phải đưa ra lời giải thích”, ông nói.
Minh Phương
Theo Dantri/RT
Chọc giận "gấu" Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trả giá quá đắt?
Chỉ vì chọc giận "gấu" Nga, Thổ Nhĩ Kỳ hiện giờ đang phải đối mặt với viễn cảnh phải trả giá rất đắt cho hành động của mình.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đang rất lo sợ trước viễn cảnh Nga có thể cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng cho họ.
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek hôm qua (7/12) thừa nhận, nước này có thể phải mất đến 9 tỉ USD vì cuộc khủng hoảng trong quan hệ với Nga hiện giờ.
"Nga luôn là một đối tác quan trọng của chúng tôi và chúng tôi không hề muốn có bất kỳ cuộc xung đột nào với Nga. Ngay từ những ngày đầu tiên, chúng tôi đã phải thực hiện các biện pháp nhằm chống lại một cuộc khủng hoảng với Nga, và tất cả các ngành công nghiệp đều phải chuẩn bị sẵn sàng. Trong trường hợp tồi tệ nhất nếu cuộc khủng hoảng trong quan hệ với Nga tiếp tục diễn ra, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải mất tới khoảng 9 tỉ USD", ông Simsek cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình NTV của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Phó Thủ tướng Simsek, xuất khẩu hàng hoá của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga đã sụt giảm ở mức 30 đến 40% trong năm nay. Con số du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các hợp đồng xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ với các công ty Nga cũng giảm mạnh.
Du khách Nga vốn chiếm số lượng lớn nhất trong các du khách nước ngoài đến du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ. Việc giảm số lượng hàng ngàn du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến ngành du lịch của nước này bị ảnh hưởng rất lớn.
Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay có thể sẽ khiến GDP của Thổ Nhĩ Kỳ giảm từ 0,3 đến 0,4%, ông Simsek cho biết thêm.
Quan hệ giữa Moscow và Ankara đang "lao dốc không phanh" sau khi xảy ra sự kiện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng bắn rơi một máy bay ném bom Su-24 của Nga hôm 24/11 vì cáo buộc chiếc máy bay này xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga coi hành động phũ phàng của Thổ Nhĩ Kỳ là một "cú đâm sau lưng của kẻ phản bội". Tổng thống Nga Vladimir Putin vì thế đã không ngần ngại tung ra những đòn trừng phạt mạnh tay, gây tổn thất lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Moscow đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Ankara, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu một số hàng hoá của Thổ Nhĩ Kỳ, ngừng cung cấp các gói du lịch cho người Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, giới hạn nhiều hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các tổ chức của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Nga và cấm thuê công dân Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga.
Mới đây nhất, Nga còn tuyên bố ngừng đàm phán về một dự án năng lượng quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Moscow cũng không ngần ngại đưa những vũ khí thiện chiến nhất, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu S-400 đến sát biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ để răn đe nước này.
Tất cả những diễn biến trên đã đẩy Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Hiểu rõ ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt của Nga, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ có dấu hiệu dịu giọng khi liên tục tuyên bố, họ không hề muốn đối đầu với Nga và rằng họ hy vọng hai bên sẽ sớm đối thoại với nhau để chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tuy nhiên, Ankara vẫn cứng giọng tuyên bố, "nếu Nga tiếp tục duy trì thái độ như vậy thì tất cả các biện pháp đối phó sẽ được áp dụng", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo.
Ông Erdogan hồi cuối tuần vừa rồi thông báo, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế cho nguồn cung cấp từ Nga. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước ông sẽ "không sụp đổ" vì các biện pháp trừng phạt của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc đến 55% nguồn cung cấp khí đốt và 30% nguồn cung cấp dầu mỏ từ Nga. "Chúng tôi vẫn có thể tìm kiếm nguồn cung cấp từ các nước khác", ông Erdogan nói, ám chỉ đến Qatar và Azerbaijan.
Trong một diễn biến khác liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã ngừng thực hiện các cuộc không kích nhằm vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kể từ sau khi bắn rơi máy bay Nga. Trước đó, chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tham gia vào các chiến dịch không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Một quan chức Mỹ hồi tuần trước tiết lộ, Mỹ đang lặng lẽ ngừng xem xét yêu cầu của Ankara đòi đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến chống IS của liên quân để cho Thổ Nhĩ Kỳ có thời gian làm dịu căng thẳng với Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Những điều chồng chớ dại nói khi vợ "tới ngày" Nếu không muốn vợ chồng xảy ra cãi vã, các ông chồng nên né những câu nói khiến vợ... nổi khùng. Một vài câu nhận xét kiểu như: "Trông mặt em nhợt nhạt, thiếu sức sống quá", hoặc "Sao mặt em nổi mụn tùm lum vậy?"... sẽ ngay lập tức động tới lòng tự ái của phụ nữ. (Ảnh minh họa) Những ngày...