Nhà thờ lâu đời nhất vùng đất Thủ Đức
Nhà thờ Thủ Đức có tuổi đời hơn 130 năm, vẫn còn nguyên nét kiến trúc ban đầu.
Nhà thờ Thủ Đức (đường Võ Văn Ngân) xây dựng năm 1889. Lúc mới xây, chỉ có phần chính giữa và tháp chuông của nhà thờ. Đến những năm 1930, hai bên cánh của tháp chuông mới được xây dựng, mở rộng như ngày nay.
Hiện tại, kiến trúc nhà thờ vẫn nguyên vẹn như ban đầu, nằm trên một gò đất cao, có diện tích 6.400 m2.
Mặt tiền nhà thờ nổi bật với tháp chuông cao khoảng 15 m, được xây dựng mang phong cách kiến trúc Gothic.
Ở các góc mái của mặt trước nhà thờ đều có 4 tháp nhỏ đặt tượng thánh cùng những phù điêu đắp nổi mang nét đặc trưng của kiến trúc Gothich.
Không gian trong giáo đường có diện tích khoảng 800 m2, với những mái vòm uốn cong, tường xây cao và nhiều cửa. Vòm trần nhà thờ có hình nhiều quả trám chụm lại, tạo cảm giác thánh đường rộng và cao vút.
Video đang HOT
Cung thánh ở vị trí trung tâm giáo đường là nơi trang trọng nhất của nhà thờ, đã được trang trí lại để chuẩn bị làm lễ Giáng sinh – ngày lễ lớn nhất của người Công giáo.
Những hàng cột trong thánh đường kiểu vòm cung, thiết kế đối xứng nhau. Các cột tuy không cầu kỳ nhưng vẫn đẹp nhờ những đường nét trang trí thanh thoát.
Giữa các mái vòm, là các ô cửa kính trắng khắc hoạ hình ảnh kể lại từng chặng đường khổ nạn mà Chúa Giesu đã trải qua; thay vì những cửa kính màu thường thấy trong nhà thờ.
Trong giáo đường vẫn còn giữ cầu thang sắt uốn lượn có từ khi nhà thờ được xây dựng, dẫn lên tháp chuông.
Quả chuông được đúc từ năm 1878, có từ trước khi nhà thờ được xây dựng.
Ở khuôn viên, nổi bật là hang đá cao khoảng 4 m, được trang trí lộng lẫy mỗi dịp lễ Giáng sinh.
Buổi tối, nhà thờ hút hút người dân trong vùng tới tham quan, chụp ảnh với các hang đá, tượng chúa…
Những con hẻm xóm đạo "khoác áo" mới lung linh mùa Giáng sinh về
Thời điểm cận kề lễ Giáng sinh, khắp các giáo xứ, xóm đạo trên địa bàn TPHCM lại trở nên rộn ràng, lung linh. Nhiều con hẻm xóm đạo đã được người dân hoàn thành những công đoạn cuối cùng như gắn đèn, kết cờ dây để chuẩn bị mừng đón Chúa giáng sinh.
Cũng như nhiều xóm đạo khác trên địa bàn TPHCM, xóm đạo Tam Hà (đường Tam Hà, Thủ Đức, TPHCM) với những con đường, ngõ hẻm và nhà thờ ở đây cũng được khoác lên mình chiếc áo mới lung linh và rực rỡ sắc màu. Theo nhiều người dân ở đây cho biết, quy mô trang trí Giáng sinh năm nay không lớn như những năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng người dân ở xóm đạo vẫn cố gắng trang trí nhỏ gọn để giữ gìn truyền thống.
Người dân trang trí đèn dây tại đương Ngô Chí Quốc (quận Thủ Đức, TPHCM)
Cô Nguyễn Thu Hương (Thủ Đức, TPHCM), chia sẻ: "Năm nay kinh tế khó khăn nên mọi người trang trí không lớn như các năm trước. Độ hoành tráng của các hang đá, số lượng đèn dây giăng cũng thua hẳn. Chỉ có các nhà thờ vẫn trang hoàng đẹp mắt và không có gì thay đổi".
Anh Nguyễn Văn Thanh (Thủ Đức, TPHCM), cho biết: "Dù không theo đạo nhưng cứ đến lễ Giáng sinh tôi đều chở các con đi dạo quanh xóm đạo Tam Hà ở gần nhà. Bởi lẽ vào ngày Giáng sinh các nhà thờ rất đông người, phải chen lấn mới vào được bên trong. Vậy nên tôi lựa chọn chở con đi vòng vòng bên ngoài cũng cảm nhận được lễ Giáng sinh rồi. Mọi năm tôi thấy có nhiều hang đá, tiểu cảnh noel được người dân ở xóm đạo trang trí ra bên ngoài rất nhiều. Nhưng năm nay đã cận ngày Noel rồi mà chỉ thấy lác đác vài nhà đầu tư làm. Còn lại chủ yếu là trang trí dây đèn nhấp nháy và kèm cờ dây". Dù quy mô không bằng mọi năm nhưng nhìn chung các ngõ hẻm xóm đạo Tam Hà vẫn lung linh trong ánh đèn giăng khắp mọi ngóc ngách tạo nên nét riêng cho Sài Gòn.
Những con hẻm lung linh trong mùa Giáng sinh về
Còn người dân tại xóm đạo ở Gò Vấp đã hoàn thiện những công đoạn trang trí cuối cùng để chuẩn bị chào đón Giáng sinh. Với không khí se lạnh vào buổi tối, nhiều gia đình đã bắt đầu cho con đi dạo ở các xóm đạo, các bạn trẻ cũng bắt đầu check in và lưu lại khoảnh khắc đẹp.
Anh Lê Văn Việt (Gò Vấp, TPHCM) cho biết: "Hiện tại công đoạn chuẩn bị trước Giáng sinh đã làm được 90%, một vài nhà vẫn đang tiếp tục hoàn thiện những phần lặt vặt còn lại. Các tuyến hẻm ở đây đã trang trí dây đèn xong cả rồi, chúng tôi sẽ thắp sáng đến qua Tết dương lịch. Thời tiết Sài Gòn ban đêm cũng bắt đầu se lạnh, rất hợp để mọi người đi dạo và vui đón Giáng sinh".
Mỗi dịp Giáng sinh, Sài Gòn lại có một diện mới hoa lệ nhưng ấm áp
Xóm đạo đường Phạm Thế Hiển (quận 8, TPHCM) cũng náo nhiệt không kém. Nhiều người dân trên cùng một tuyển hẻm còn gộp lại thành một nhóm để cùng nhau trang trí một hang đá lớn nhằm giảm bớt chi phí và gắn kết tình làng nghĩa xóm. Chi phí cho một hang đá khoảng từ 20 - 30 triệu đồng.
Với các nhà trang trí riêng lẻ thì thường tận dụng thêm vật dụng của năm ngoái như cây thông, quả châu, bông tuyết, bạt nhựa. Một số vật cần mua mới như dây điện, cờ dây, xốp trắng... Nhà nào buôn bán thì hạn chế trang trí còn nhà nào không buôn bán thì trang trí nhiều hơn. Một số gia đình còn sáng kiến cho ông già Noel đeo khẩu trang, hoạt động nhằm kêu gọi mọi người đoàn kết vượt qua dịch Covid-19.
Nhiều gia đình đã bắt đầu cho con đi tham quan tại các xóm đạo
Mỗi mùa Giáng sinh đến, những con hẻm xóm đạo ở Sài Gòn lại được trang hoàng rực rỡ với hàng trăm dây đèn, cờ dây màu sắc. Đó là điểm đặc trưng cho mùa Noel Sài thành thu hút các gia đình, các bạn trẻ đua nhau đến chụp hình, tham quan. Mỗi dịp như thế Sài Gòn lại có một diện mạo mới thật sự hoa lệ nhưng ấm áp tình người và tạo nên một Sài Gòn rất riêng.
Crystal Bay kiến tạo những trải nghiệm quốc tế tại Việt Nam Những vùng đất với vẻ đẹp tiềm ẩn càng thêm tỏa sáng, trở thành tâm điểm trên bản đồ du lịch quốc tế nhờ chuỗi trải nghiệm hoàn toàn mới được kiến tạo bởi tập đoàn Crystal Bay. Từ Vịnh Nha Trang, Bãi Dài - Cam Ranh đến miền sa thảo Ninh Thuận, những vùng đất với vẻ đẹp tiềm ẩn càng thêm...