Nhà thờ Làng Sông – Bức họa tuyệt đẹp giữa đất trời Bình Định
Bình Định được coi là nơi lưu dấu hành trình đầu tiên của chữ quốc ngữ và Nhà thờ Làng Sông với kiến trúc tuyệt đẹp là một trong 3 cơ sở in sách quốc ngữ tại Việt Nam.
Nhà Thờ Làng Sông là tên gọi thân quen mà người dân đặt cho Tiểu Chủng Viện Làng Sông, tọa lạc tại thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Tiểu chủng viện Làng Sông cách Quy Nhơn khoảng 20km về hướng Đông Bắc rất tiện lợi cho du khách muốn tham quan khi du lịch ở Bình Định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Theo những người già kể lại, nhà thờ trước kia có tên gọi là Làng Sông, vì bao quanh là vùng ruộng đồng, sông nước, nhưng rồi tấm biển đề ở cổng nhà thờ qua thời gian, bị phai mờ nên khi sửa lại theo phát âm của người địa phương, chữ ‘làng’ được chuyển thành ‘lòng’, và tên gọi đó được nhiều người gọi cho đến bây giờ.
Nhà thờ Làng Sông được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic – một lối kiến trúc đặc trưng của người châu Âu trong xây dựng nhà thờ và cung điện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Nơi đây lưu giữ nét cổ kính, mộc mạc, đặc biệt những cây sao cổ thụ tồn tại hàng trăm năm tỏa bóng mát. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Nhìn từ xa, nhà thờ hiện lên như một điểm nhấn độc đáo giữa bạt ngàn ruộng đồng xanh tươi tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Tại đây không chỉ có Tiểu chủng viện mà còn có cả một quần thể giáo phủ của giáo phận Đông Đàng Trong, đặc biệt có một nhà in do Đức Cha Eugène Charbonnier Trí thành lập – đây là nơi góp công rất lớn cho việc phôi thai và truyền bá chữ quốc ngữ thuở ban đầu.
Bước chân đến cổng nhà thờ, nhiều du khách sẽ phải choáng ngợp như bước chân đến các vùng đất của châu Âu thời xưa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là khuôn viên nhà thờ rộng chừng 2.000m2 với hàng cây sao hơn 200 năm tuổi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Video đang HOT
Vì vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa cổ kính, nhiều du khách đã lựa chọn nơi đây làm địa điểm tham quan khi ghé thăm Bình Định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Phần chính diện của nhà thờ được trang trí bằng những khung ô đối xứng, các bông gió trang trí, và những hoa văn họa tiết, cổng vòm nhọn quen thuộc trong lối xây dựng kiến trúc Thánh đường.
Mặt tiền của nhà thờ Làng Sông thoạt nhìn rất giống với kiến trúc Thánh đường Paul cổ kính ở Macao do người Bồ Đào Nha xây dựng. Tuy không hoành tráng và đồ sộ như Thánh đường Paul, nhưng nhà thờ Làng Sông đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từng nét kiến trúc ngày xưa để lại.
Đã qua nhiều thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm, nhà thờ Làng Sông vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những nét kiến trúc cổ xưa với từng bậc cầu thang gỗ, từng khung cửa chạm khắc điêu luyện ở mặt tiền và thánh đường tạo ấn tượng mạnh với du khách ngay khi bước vào nhà thờ.
Phần thánh đường Làng Sông là kiến trúc xây dựng xưa nhất so với các kiến trúc còn lại trong khu vực nhà thờ, sau đó nhà thờ Làng Sông được chuyển thành Chủng viện Làng Sông và xây dựng thêm các kiến trúc kế cận để phục vụ cho việc giảng dạy tu sĩ.
Ngày nay, trong khuôn viên tiểu chủng viện Làng Sông còn có nền móng của nhà in Làng Sông. Nhà in này do Đức cha Eugène Charbonnier Trí thành lập.
Đây là một trong 3 nhà in sách quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam bao gồm: nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Ninh Phú (Hà Nội) và nhà in ở tiểu chủng viện Làng Sông.
Nhà in Làng Sông được xây dựng khoảng năm 1872 và bị phá hỏng năm 1885. Năm 1904, nhà in Làng Sông được Đức cha Damien Grangeon Mẫn cho tái thiết, giao cho cha Paul Maheu làm giám đốc. Cha Paul Maheu học nghề in tại Hong Kong, thông thạo về kỹ thuật in ấn.
Theo nhiều tài liệu, riêng trong năm 1922, dưới sự điều hành của cha Maheu, nhà in Làng Sông đã in 18.000 tờ báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác, riêng bán nguyệt san Lời Thăm được 1.500 bản, phát hành cả Đông Dương, tổng cộng ấn phẩm của nhà in Làng Sông (Quy Nhơn) trong năm lên đến 63.185 ấn phẩm và 3.407.000 trang in.
Đây còn gọi là nhà in Đông Đàng Trong, một trong 3 nhà in lớn nhất thời bấy giờ (cùng với nhà in Đàng Ngoài và Tây Đàng Trong). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Tuy nhiên, nhà in này bị đốt phá năm 1885, dưới thời Cần Vương chống Pháp. Năm 1904, nhà in Làng Sông được Đức cha Damien Grangeon Mẫn cho tái thiết và được giao cho linh mục Paul Maheu làm giám đốc.
Trong năm 1922, dưới sự điều hành của linh mục Maheu, nhà in Làng Sông đã in 18.000 tờ báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác, riêng tờ Lời Thăm (bán nguyệt san) được 1.500 bản, phát hành cả Đông Dương. Nhà in Làng Sông hoạt động cho đến khoảng năm 1936, khi được dời về Quy Nhơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Ngày nay, đây là địa điểm tham quan khá thú vị cho các du khách khi tới thăm Bình Định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Các mẫu bản in đầu tiên của chữ quốc ngữ cũng được gìn giữ trọn vẹn bên trong Nhà thờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Các mẫu bản in đầu tiên của chữ quốc ngữ cũng được gìn giữ trọn vẹn bên trong Nhà thờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Kỳ thú du lịch ở làng "4 động 3 đèo"
Thôn Vĩnh Hội (xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Bình Định) này chẳng còn xa lạ với du khách gần xa, không chỉ bởi vẻ đẹp hoang sơ mà còn lôi cuốn du khách với tên gọi ví von "4 động 3 đèo".
Kỳ thú Vĩnh Hội
Cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 30km về hướng bắc, theo trục đường biển Nhơn Hội - Tam Quan, làng Vĩnh Hội (xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Bình Định) nằm nép mình dưới chân dãy núi Bà sừng sững kéo ra tận biển.
Làng Vĩnh Hội (xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Bình Định) có tiềm năng phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
Ấn tượng đầu tiên khi đến Vĩnh Hội chúng tôi có cảm nhận một làng quê mang vẻ đẹp bình yên, giản dị. Bởi, nơi đây có núi, có biển và có cả những cánh đồng hoa màu quanh năm mơn mởn.
Theo người dân, địa thế ở Vĩnh Hội rất độc, trước mặt là biển, sau lưng núi cao, 2 dãy đèo đá như cánh tay ôm lấy ngôi làng. Trước làng có 1 hòn đảo nhỏ gọi là đảo Cân Cỏ có nhiều cá biển, san hô...
Ông Mai Hữu Khoác (72 tuổi, làng Vĩnh Hội), kể rằng: "Làng Vĩnh Hội vốn được mệnh danh là vùng đất "4 động 3 đèo". Vùng đất vừa có núi, có biển, có đồng ruộng nên người dân làm nhiều nghề khác như làm nông, đi biển đánh bắt... Xưa kia, người làng dùng rơm rạ, cỏ tranh trộn với đất để dựng nhà cửa, dần về sau mới có những ngôi nhà mái ngói".
Trên dãy núi Bà có những giai thoại ly kỳ như "hòn vọng phu", chuyện "ông Héc"
Theo ông Khoác, trong kháng chiến chống Mỹ, làng Vĩnh Hội còn là một cứ điểm cách mạng ác liệt. Đây là nơi ẩn náu an toàn nhất để bộ đội ta đợi thời cơ mở "đường máu" đánh phá các cứ điểm quân sự của Mỹ ở Quy Nhơn.
Ngoài ra, làng còn có nhiều giai thoại về đá rất kỳ thú và mang nhiều ẩn ý của người xưa. Bởi thế, người ngoài hay đồn thổi rằng đá núi ở Vĩnh Hội đều biết yêu, biết hờn dỗi, biết than khóc...
Vĩnh Hội có núi, có bờ biển đẹp...
Chúng tôi cũng được ông Khoác kể cho nghe về giai thoại "hòn vọng phu" trên đỉnh núi Bà hay câu chuyện "ông Héc" gánh heo, vịt, trầu cau đi qua núi hỏi vợ không thành cũng hóa thành tảng đá. Từ đó mỗi khi có gió bão, đá ông Héc lại hú lên rền vang trời đất như người đàn ông đang hờn dỗi người tình. Mỗi khi ông Héc hú là dân làng biết sắp có bão lớn ngoài biển để chủ động tránh trú...
Điểm đến hấp dẫn
Vĩnh Hội không chỉ có "đặc sản" những núi đá với những hình thù đẹp và lạ mà còn có bãi biển hoang sơ với bờ cát dài, phẳng, thoai thoải. Đặc thù bãi ngang, biển không có những con thuyền lớn phía khơi xa, song lại có những chiếc thuyền thúng xếp dài trên bờ cát. Những ghềnh đá nhấp nhô đã phủ đầy rêu xanh. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Dọ tuyến đường ven biển từ Cát Hải đi thị xã Hoài Nhơn
Theo UBND huyện Phù Cát, từ những năm 2010 đến nay, tỉnh Bình Định đã quan tâm đầu tư hạ tầng, không ngừng kêu gọi các dự án du lịch, nghỉ dưỡng đầu tư vào xã Cát Hải. Mới đây, địa phương khởi công đầu tư con đường quốc lộ ven biển để khơi thông tuyến du lịch từ Cát Tiến đi qua Cát Hải và kết nối với khu đô thị Nam đầm Đề Gi cùng các khu đô thị biển ở thị xã Hoài Nhơn.
Người dân Vĩnh Hội vừa đi biển vừa làm hoa màu
Ông Đỗ Văn Ngộ, Bí thư huyện ủy Phù Cát cho rằng: "Với những lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng, trong tương lai gần vùng phía Đông Phù Cát sẽ trở thành một địa điểm du lịch, đô thị biển và trung tâm kinh tế biển bậc nhất ở Bình Định. Từ đây, người dân ở Vĩnh Hội cũng như các ngôi làng lân cận sẽ được hưởng lợi lớn, đời sống ngày càng sung túc...".
Tuy nhiên, nhiều người dân ở Vĩnh Hội cũng lo lắng, khi du lịch phát triển, nhiều người dân ở Vĩnh Hội phải di dời để nhường đất cho các dự án.
Ở Vĩnh Hội, xã Cát Hải nổi tiếng với trồng hành, đậu phụng (lạc).
Ông Võ Tấn Đức, Bí thư chi bộ thôn Vĩnh Hội cho biết: "Phát triển là điều tất yếu, ai cũng mừng vì điều đó. Nhưng đối với người dân Vĩnh Hội, họ đã gắn bó với mảnh đất này và vượt qua biết bao khó khăn, chế ngự đất đai để sống bền vững tại đây. Giờ chưa kịp hưởng thì sắp tới phải dời đi để nhường chỗ cho các dự án du lịch, nghỉ dưỡng. Nhiều hộ dân vẫn mong mỏi được tái định cư tại chỗ để có thể hưởng lợi được từ những dự án du lịch vừa gắn bó với quê cha đất tổ...".
Ngôi cổ tháp ngàn năm cao nhất Đông Nam Á sừng sững với thời gian Tháp Dương Long gồm 3 ngôi tháp thờ 3 vị thần tối cao Hindu giáo, nằm trên địa phận hai thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và An Chánh, xã Tây Bình (huyện Tây Sơn, Bình Định). Tháp cổ Dương Long. Vững vàng tháp cổ ai xây Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long Nước sông trong dò lòng dâu bể Tiếng...