Nhà thơ Hữu Thỉnh xin rút khỏi ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá mới
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết ông xin rút, không tham gia vào ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa mới.
Trong 3 ngày 23-24-25/11, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khoá X (nhiệm kỳ 2020-2025) với sự tham gia của gần 600 văn sĩ cả nước. Trong hôm nay (24/11), đại hội đã công bố danh sách 15 ứng cử viên do ban chấp hành khóa IX đề cử để bầu vào ban chấp hành khóa mới, những người tự ứng cử… Được biết, trong danh sách 15 ứng cử viên do ban chấp hành khóa IX đề cử để bầu vào ban chấp hành khóa mới không có Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh cùng hai người khác trong ban chấp hành khóa IX là nhà văn Nguyễn Trí Huân và nhà văn Trần Văn Tuấn.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết ông xin rút, không tham gia vào ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa mới.
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khoá X (nhiệm kỳ 2020 – 2025)
Danh sách 15 người bao gồm: Lương Ngọc An, Viên Lan Anh, Phan Hoàng, Vũ Hồng, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Hùng, Trần Đăng Khoa, Bích Ngân, Nguyễn Bình Phương, Trần Quang Quý, Nguyễn Trọng Tân, Nguyễn Quang Thiều, Khuất Quang Thụy, Trần Hữu Việt và Bùi Xuân.
Chiều muộn 24/11, Hội Nhà văn Việt Nam công bố kết quả kiểm phiếu Ban Chấp hành nhiệm kỳ X, kết quả 11 người trúng cử bao gồm: Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa, Lương Ngọc An, Nguyễn Thị Thu Huệ, Bích Ngân, Trần Hùng, Vũ Hồng, Phan Hoàng, Khuất Quang Thụy và Trần Hữu Việt. Trong đó Nguyễn Bình Phương đạt 469 phiếu, đạt 88%. Người có số phiếu cao thứ hai là nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam với 451 phiếu.
Video đang HOT
Ngày 25/11 là phiên họp ra mắt Ban chấp hành, bầu các chức danh Chủ tịch, ba Phó Chủ tịch.
Cũng trong sáng nay, đại hội đã nghe báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IX (2015-2020), phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới (2020-2025), kiểm điểm của ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX nhiệm kỳ (2015-2020), phổ biến quy chế bỏ phiếu bầu ban chấp hành khóa mới.
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IX (2015-2020) trước Đại hội, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: 5 năm qua, nền văn học Việt Nam tiếp tục phát triển, đạt được những thành quả nổi bật trên cả 4 phương diện: đẩy mạnh sáng tác, xây dựng đội ngũ, quảng bá tác phẩm và hội nhập quốc tế.
Báo cáo cũng chỉ rõ, trong 5 năm qua, văn học Việt Nam đặc biệt nở rộ về đề tài lịch sử. Với độ lùi về thời gian và nguồn sử liệu phong phú, nhiều tác phẩm công phu, bề thế và sâu sắc lấp một khoảng trống trong các giai đoạn lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhiều tác phẩm tiếp tục lấy cảm hứng sáng tác về 2 cuộc kháng chiến vĩ đại trong thời đại Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội, các đại biểu cũng đã thảo luận về những kết quả tích cực, những điểm còn hạn chế trong hoạt động của Hội nhiệm kỳ IX, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ phát triển văn học nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đại hội xác định, trong nhiệm kỳ X, Hội tập trung thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X, Nghị quyết 33 của Trung ương khóa XI, Kết luận số 76 của Bộ Chính trị về “xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Hoạt động phát triển văn học tập trung theo phương hướng “Tiếp tục đổi mới tư duy văn học, mở rộng đề tài, chủ đề, phương pháp sáng tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả văn học, góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”.
Hội Nhà văn Việt Nam thành lập năm 1957, trực thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, tập trung hoạt động trong bốn lĩnh vực: văn xuôi, thơ, phê bình, và dịch thuật. Chủ tịch Hội đầu tiên là nhà văn Nguyễn Công Hoan (1957 – 1963). Nhà thơ Hữu Thỉnh đảm nhận chức vụ này bốn khóa, từ năm 2000 đến nay. Ban chấp hành hội hiện có: nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà văn Nguyễn Bình Phương, nhà văn Khuất Quang Thụy.
Bắc Giang: Hội thảo Nhóm hợp tác phát triển văn học nghệ thuật
Ngày 29/9, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Bắc Giang đăng cai tổ chức hội thảo với chủ đề "Việc lựa chọn tác phẩm để quảng bá trên tạp chí VHNT phục vụ đại hội đảng các cấp và Đại hội lần thứ XIII của Đảng".
Hội thảo nhóm hợp tác phát triển văn học nghệ thuật
Hội thảo có sự tham gia của Nhóm hợp tác phát triển VHNT VN8 4 gồm 12 hội VHNT các tỉnh, TP: Bắc Giang, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Tại hội thảo, nhà văn Đinh Ngọc Hùng, Hội VHNT tỉnh Hải Dương chia sẻ, tiêu chí lựa chọn tác phẩm, công trình VHNT để đăng tải, quảng bá trên mỗi số tạp chí phải bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đất nước theo từng thời kỳ, từng giai đoạn; đề cao tính thời sự, đấu tranh với thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bước vào đợt tuyên truyền đại hội đảng các cấp và Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nội dung mỗi số Tạp chí Văn nghệ Hải Dương được thực hiện kỹ lưỡng qua các bước: Chọn chủ đề, xây dựng đề cương, phân công người thực hiện.
Theo nhà văn Nguyễn Đình Phúc, Hội Liên hiệp VHNT Phú Thọ, một trong những mục tiêu của VHNT chính là phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng, góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhà báo Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc lựa chọn các tác phẩm VHNT trên tạp chí văn nghệ để tuyên truyền phục vụ đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng cần phải lấy mục tiêu "Chân-Thiện-Mỹ" của VHNT làm thước đo về nội dung và nghệ thuật. Qua tác phẩm, các tác giả có thể đưa ra những dự báo, kiến nghị, ý tưởng góp phần xây dựng, cải tổ các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trong tiến trình đổi mới của Đảng. Đây cũng là cách tìm ra người tài trong sáng tác, trong đời sống văn nghệ.
Hội VHNT tỉnh Bắc Giang trao cờ luân lưu cho Hội VHNT Hải Phòng-đơn vị đăng cai Hội thảo Nhóm hợp tác phát triển VHNT VN8 4 năm 2021.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn văn học nghệ thuật Việt Nam, khi sáng tác, tác giả phải đặc biệt chú ý đến người đọc, tác phẩm phải có tính chuyên nghiệp, chất lượng cao mới thu hút người đọc. Tác phẩm phải có tính định hướng tích cực, lan tỏa giá trị tốt đẹp, không chạy theo thị hiếu tầm thường.
Hội thảo là dịp để các nhà văn, các hội chia sẻ kinh nghiệm, cùng tham khảo, học hỏi về phương pháp, cách thức tổ chức việc lựa chọn tác phẩm để quảng bá trên tạp chí VHNT phục vụ đại hội đảng các cấp và Đại hội lần thứ XIII của Đảng bảo đảm chất lượng, hiệu quả, góp phần cùng báo chí cả nước tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa IX) về "Xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới".
Nhân dịp này, Hội VHNT tỉnh Bắc Giang trao cờ luân lưu cho Hội VHNT Hải Phòng-đơn vị đăng cai Hội thảo Nhóm hợp tác phát triển VHNT VN8 4 năm 2021.
Cần Thơ: Xây dựng đội ngũ người làm báo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới Đại hội bầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 15 thành viên; nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội. Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Đại hội....