Nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng nhất Brunei, được đặt theo tên 1 vị vua, cấm du khách vào bên trong
Vẻ ngoài của nhà thờ này rất hào nhoáng và rực rỡ giống một địa điểm du lịch, nhưng tiếc rằng du khách không thể vào trong.
Brunei được mệnh danh là vương quốc của thánh đường Hồi giáo với trên 100 thánh đường ở khắp đất nước. Nhưng nổi bật trong số đó phải kể đế nhà thờ Sultan Omar Ali Saifuddien ở thủ đô Bandar Seri Begawan. Đây là nhà thờ được đặt theo tên vị vua thứ 28 của Brunei. Nhà thờ này nằm ngay ở thủ đô Bandar Seri Begawan, mặc dù không phải là nhà thờ lớn nhất Brunei nhưng lại cực kỳ nổi tiếng.
Khi nhìn thấy nhà thờ này, bạn sẽ hiểu được tại sao nó lại xuất hiện trên rất nhiều đồ lưu niệm tại Brunei.
Mái vòm bằng vàng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất để nhận biết nhà thờ này khác với những nơi khác. Ngoài ra còn có thêm một cái hồ nhân tạo tuyệt đẹp bao quanh.
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin nằm ven sông Brunei, ngay cạnh làng nổi Kampong Ayer.
Được xây dựng trên một đầm phá nhân tạo bên bờ sông, ban đầu nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien giống một điểm du lịch hơn là một nơi thờ tự. Tuy nhiên, sự hoành tráng của nhà thờ này được thiết kế với mục đích để cầu nguyện thần Allah. Mái vòm nhà thờ này tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời đêm của thủ đô Brunei.
Mặc dù dân số của Brunei chỉ có 400 nghìn người nhưng 2/3 trong đó theo đạo Hồi. Brunei rất tự hào về số người dân theo đạo Hồi của nước mình.
Quốc vương Bruneian đã đầu tư số tiền rất lớn để xây dựng nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien. Điều này cho thấy mức độ chịu chi của quốc gia này cho các nhà thờ Hồi giáo.
Video đang HOT
Du khách sẽ cảm thấy choáng khi biết cột, sàn được làm bằng đá cẩm thạch Ý nhập khẩu, đá granit Thượng Hải, đèn chùm pha lê của Anh, thảm được làm thủ công cực kỳ công phu từ Ả Rập Xê Út và mái vòm chính bằng vàng nguyên chất.
Nhà thờ Hồi giáo này được hoàn thành vào năm 1958, chi phí dao động từ 7-10 triệu đô la (tương đương 165-235 tỷ VNĐ). Kiến trúc của nhà thờ là sự pha trộn thú vị giữa phong cách Mughal và Malaysia.
Mặc dù nơi này có vẻ ngoài rất hào nhoáng, cùng với chiếc thuyền nghi lễ đậu trong đầm phá, mọi thứ giống như đang phô trương để thu hút khách du lịch.
Bất chấp việc cấm người không theo đạo Hồi vào cửa, nhà thờ này vẫn là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất nước và được hầu hết mọi người tuyên bố là “nhà thờ Hồi giáo đẹp và tuyệt vời nhất ở Đông Nam Á”.
Một điều đáng tiếc nhất là du khách không thể vào bên trong nhà thờ để chụp ảnh, nhưng họ có thể dành khoảng nửa tiếng để tham quan bên ngoài. Trên thực tế, cũng có một số trường hợp hiếm hoi có người được phép vào bên trong chụp ảnh.
Nếu bạn tới đây, tốt nhất nên ăn mặc lịch sự và giản dị. Brunei là một quốc gia Hồi giáo và nhà thờ này là nơi thờ cúng chứ không phải địa điểm du lịch. Thời gian đẹp nhất để ghé tới đây là vào buổi tối, toàn bộ nhà thờ sẽ được thắp sáng rực rỡ.
Hoàng hôn tại một trong những thành phố đẹp nhất thế giới
Venice liên tục lọt top đầu những thành phố đẹp nhất thế giới. Nơi đây thu hút du khách với hệ thống kênh đào giữa lòng thành phố, kiến trúc kinh điển cùng sắc màu lãng mạn.
Venice (Italy) được mệnh danh là "thành phố của các kênh đào" nhờ hệ thống sông, kênh đào dày đặc. Thành phố chinh phục du khách bằng những trải nghiệm đi thuyền giữa lòng đô thị, đồng thời còn mang những kiệt tác kiến trúc phi thường. Tại đây, ngay cả những tòa nhà nhỏ cũng mang dấu ấn của những họa sĩ vĩ đại nhất thế giới như Giorgione (1477-1510), Titian Vecelli (?-1576), Tintoretto (1518-1594), Paolo Veronese (1528-1588)...
Các khu vực tại thành phố Venice được kết nối với nhau bởi khoảng 150 kênh đào. Trong đó Grand Canal là kênh đào lớn nhất, có tầm nhìn ra cung điện Doge và nhà thờ St Mary.
Grand Canal cũng là con kênh quan trọng nhất của Venice. Dòng kênh này luôn tấp nập phương tiện giao thông và khách tham quan bất kể giờ giấc. Phương tiện đi lại chính ở Venice là những chiếc thuyền gondola, water taxi hoặc water bus. Tại kênh đào này, du khách bị cấm bơi cũng như ăn uống trên bậc thềm của di tích.
Một chiếc thuyền gondola đang chở khách trên dòng kênh Grand Canal. Đây một loại thuyền đáy bằng, dài khoảng 10,87 m và có nguồn gốc rất lâu đời. Hình ảnh người địa phương chèo thuyền bằng tay qua kênh Grand Canal trở thành biểu tượng của thành phố.
Để ngắm nhìn toàn cảnh Venice, du khách thường thuê một chiếc water taxi với giá 120 euro (tương đương 3,2 triệu đồng) để đi dọc kênh đào Grand Canal. Từ taxi, những dinh thự, lâu dài và nhà thờ nổi tiếng dần hiện rõ bên hai bờ kênh. Nổi bật nhất trong số đó là dinh thự Santa Sofia, Vương cung thánh đường Santa Maria della Salute và Palazzo Dario. Dọc đường, người lái water taxi sẽ nhiệt tình giới thiệu cho du khách về những di tích tiêu biểu này. Trong ảnh là dinh thự Santa Sofia, một công trình tiêu biểu của Venice.
Vương cung thánh đường Santa Maria della Salute (tiếng Italy nghĩa là "sức khỏe") với kiến trúc kinh điển là địa điểm tham quan nổi tiếng tại Venice. Thánh đường được xây dựng như một lễ vật dâng lên Đức mẹ đồng trinh Maria, kỷ niệm sự kiện kết thúc của bệnh dịch hạch những năm 1630. Công trình này nổi tiếng với kiến trúc baroque đẹp mắt và tinh tế.
Tháp chuông St Mark nhìn từ phía kênh đào Grand Canal. Đây là tòa tháp cao nhất Venice, cao 98,6 m, trên đỉnh có tượng mạ vàng tạc Tổng lãnh thiên thần Gabriel. Từ trên đỉnh tháp, du khách có thể tận hưởng được tầm nhìn bao quát cả thành phố. Tháp chuông được xây dựng vào thế kỷ XII với mục đích làm ngọn hải đăng, sau đó bị sập nhiều lần do thiên tai. Tháp chuông hiện tại được tu sửa hoàn thiện vào năm 1912, mở cửa cho khách tham quan với giá vé 15 euro/người (tương đương 400.000 đồng).
Cầu Rialto là một trong những công trình nổi tiếng nhất Venice. Cây cầu bắc qua kênh Grand Canal, được thiết kế bởi Antonio Da Ponte - một trong những kiến trúc sư người Venice vĩ đại nhất đương thời. Việc xây dựng bắt đầu năm 1588, hoàn thành năm 1591. Đây là cầu nối duy nhất giữa hai bờ Grand Canal cho đến hết năm 1854. Cây cầu mang kiến trúc và kỹ thuật từ thời Phục Hưng, có một cổng vòm duy nhất dài 28 m, đỉnh cong hình chữ V độc đáo và được trang trí lộng lẫy.
Một trong những vật lưu niệm truyền thống tại Venice là mặt nạ. Không chỉ là "thành phố của những kênh đào", Venice còn là "thành phố của những chiếc mặt nạ". Người dân địa phương cho rằng khi đeo mặt nạ, chúng ta có thể trở thành người mình thích hoặc làm những việc mình mong muốn. Venice Carnival - lễ hội hóa trang thường diễn vào tháng 2 hàng năm - là một trong những sự kiện nổi tiếng nhất Italy. Mặt nạ ở đây đủ loại hình dáng, màu sắc như bauta (mặt nạ trắng, hàm vuông), moretta (mặt nạ đen, hình ô van), gnaga (mặt nạ mèo)...
Mỗi năm, Venice đón khoảng 20 triệu lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có rất nhiều cặp đôi yêu thích sự lãng mạn của thành phố.
Khách du lịch đến đây thường dùng bữa ở các nhà hàng bên cạnh kênh đào Grand Canal. Một bữa trưa bao gồm pizza, mì Ý, súp, hải sản tươi (bề bề, mực, hàu...), nước uống cho 4 người có giá khoảng 130 euro (tương đương 3,4 triệu đồng). Nếu tìm đến các con phố nhỏ, du khách có thể tìm thấy nhiều nhà hàng với mức giá rẻ hơn 10-20%.
Những chiếc ổ khóa tình yêu trên một cây cầu ở Venice. Vào năm 1987, thành phố này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Ngày nay, Venice vẫn là điểm đến du lịch rất nổi tiếng và nhiều lần được các chuyên trang du lịch xếp hạng là thành phố đẹp nhất thế giới.
Plovdiv - Thành phố của những 'người sống chậm' Khi đặt chân đến thành phố Plovdiv - thành phố cổ nhất của Bulgaria, du khách sẽ có cảm nhận giao thông ở đây bớt náo nhiệt hơn, con người dường như cũng sống chậm hơn. Vì sao Plovdiv lại là nơi của những "người sống chậm" Khi đi qua công viên, du khách sẽ thấy những cụ già đang ngồi chơi cờ...