Nhà thiên văn học uy tín của Harvard: Phi thuyền ngoài hành tinh từng đến Trái đất
Khám phá về sự sống ngoài hành tinh có thể được cho là sự kiện chấn động nhất từng xảy ra trong lịch sử nhân loại, nhưng nếu như các nhà khoa học đều quyết định phớt lờ chứng cứ cho thấy chuyện đó đã xảy ra?
Phải chăng vẫn có nền văn minh khác ngoài Trái đất
Đó là giả thuyết được đề cập trong quyển sách mới của một chuyên gia thiên văn học hàng đầu thế giới. Ông tranh luận rằng cách giải thích đơn giản nhưng đúng đắn nhất cho sự xuất hiện của một vật thể ngoài hệ mặt trời hồi năm 2017 chính là phải thừa nhận nó thuộc một nền văn minh ngoài hành tinh.
Khó phản bác ngay lập tức lập luận của giáo sư tiến sĩ Loeb, vì ông là nhân vật nổi tiếng trong làng thiên văn học thế giới. Ông hiện là trưởng khoa thiên văn học của Đại học Harvard, người giữ chức vụ này lâu nhất trong lịch sử trường đại học danh giá của Mỹ (2011-2020).
Lấy bằng tiến sĩ năm 24 tuổi, vị giáo sư công bố hàng trăm báo cáo tiên phong, và từng hợp tác với những đầu óc vĩ đại của thế giới như thiên tài vật lý học người Anh Stephen Hawking (qua đời năm 2018).
Video đang HOT
Giáo sư tiến sĩ Avi Loeb ĐẠI HỌC HARVARD
“Thật là kiêu căng và ngạo mạn khi cho rằng loài người là độc nhất vô nhị, đặc biệt và duy nhất nhận được ân sủng của trời đất”, Hãng tin AFP hôm 6.2 dẫn lời giáo sư Loeb.
“Cách tiếp cận đúng đắn nhất chính là hãy khiêm tốn và nói rằng: “Chúng ta chẳng hề đặc biệt, vẫn còn nhiều nền văn minh ngoài kia, và chúng ta chỉ cần tìm đến họ”, ông cho biết.
Giáo sư Loeb, 58 tuổi, đã dẫn chứng sự xuất hiện của một thiên thể được đặt tên “Oumuamua”, có nghĩa là “tàu trinh sát” theo tiếng bản xứ ở Hawaii, trong cuốn sách mới xuất bản có tựa đề “ET: Manh mối đầu tiên của sự sống thông minh ngoài Trái đất”.
Năm 2017, các nhà thiên văn học quan sát được một vật thể di chuyển nhanh đến mức chỉ có thể xác định nó thuộc về một hệ sao khác. Được đặt tên Oumuamua, nó là thiên thể đầu tiên từng được ghi nhận đến từ vũ trụ ngoài kia.
Mô phỏng ‘vị khách không mời’ của hệ mặt trời ĐÀI THIÊN VĂN GEMINI
Oumuamua không phải là bất kỳ thứ gì mà chúng ta từng quan sát. Có chiều dài khoảng 275 m, thiên thể lọt vào kính viễn vọng trên đỉnh Haleakala ở đảo Maui thuộc Hawaii vào tháng 10.2017. Vài tuần sau đó, các kính viễn vọng khác trên thế giới cũng như trên quỹ đạo trái đất tiếp tục dõi theo chuyển động của nó trong lúc thiên thể lao nhanh qua hệ mặt trời với tốc độ 137.920 km/giờ.
Việc Oumuamua đột nhiên tăng tốc và rời khỏi hành trình theo tính toán của giới chuyên gia chỉ có thể giải thích rằng, phải có một lực bí ẩn tác động lên nó. Bề ngoài của thiên thể cũng chẳng giống ai, với hình dạng như điếu xì gà và đặc biệt tỏa sáng giữa bầu trời đêm của Trái đất.
“Những ý tưởng nhằm giải thích các đặc điểm của Oumuamua cuối cùng luôn kèm theo mô tả: phải là “điều gì đó mà chúng ta chưa từng quan sát trước đây”, theo giáo sư Loeb. “Vậy thì tại sao không cho rằng nó có nguồn gốc từ một nền văn minh khác?”, ông đặt câu hỏi.
Trái đất đang chuẩn bị mất đi 'mặt trăng thứ hai', vĩnh viễn
Mặt trăng thứ hai, mà Trái đất tình cờ sở hữu một cách bất đắc dĩ, sẽ gửi lời chào vĩnh biệt địa cầu vào tuần sau trước khi bị cuốn vào không gian xa xăm và không bao giờ quay lại.
Mô phỏng quỹ đạo của mặt trăng thứ nhất và "thứ hai" quanh địa cầu NASA/JPL-CALTECH
Nhiều người sẽ thốt ra ngay câu hỏi: "Ở đâu ra mặt trăng thứ hai?".
Về mặt chuyên môn, các nhà thiên văn học gọi nó là 2020 SO, một vật thể "hữu duyên" vào tháng 9.2020 đã bị cuốn vào quỹ đạo của Trái đất ở khoảng cách phân nửa so với Trái đất - mặt trăng.
Những vệ tinh tạm thời kiểu này được gọi chung là các tiểu mặt trăng, nhưng các chuyên gia đôi khi vẫn gọi nó là "mặt trăng".
Đến tháng 12.2020, các nhà nghiên cứu của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mới biết được 2020 SO không phải là một thiên thể, mà trên thực tế chỉ là phần trên cùng của tên lửa đẩy Centaur thuộc về sứ mệnh Surveyor 2 được người Mỹ triển khai vào năm 1966.
Mục tiêu chính của sứ mệnh năm đó là đưa tàu vũ trụ Mỹ hạ cánh lên bề mặt chị Hằng. Tuy nhiên, động cơ đẩy gặp trục trặc, khiến tàu vũ trụ mất kiểm soát và đâm xuống mặt trăng.
Phần còn lại của tên lửa đẩy vẫn "sống sót" và biến mất khỏi tầm mắt của nhân loại, cho đến nay.
2020 SO đã đến gần Trái đất nhất vào ngày 1.12 năm ngoái, một ngày trước khi NASA phát hiện danh tính thực sự của nó, theo trang EarthSky.org hôm 29.1.
Vào ngày 2.2., "mặt trăng thứ hai" của Trái đất dự kiến sẽ cách địa cầu khoảng 220.000 km, hay 58% khoảng cách Trái đất - chị Hằng, trước khi rời đi vĩnh viễn.
Tìm thấy vật liệu ngoài hành tinh ở nơi khó sống nhất Trái Đất Một thứ bấy lâu được biết đến như "khoáng chất Sao Hỏa" bất ngờ được tìm thấy sâu trong lõi băng ở Nam Cực của Trái Đất. Đó chính là jarosite, thứ được tìm thấy trên Sao Hỏa vào năm 2004, khi tàu thăm dò của NASA tình cờ đi qua lớp hạt mịn màng của thứ khoáng chất lạ lùng này. Khám...