Nhà thầu thi công cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận căng băng rôn đòi nợ
Do không được “rót” vốn ngân sách và ngân hàng không đồng ý giải ngân, một chủ thầu trong liên doanh các nhà thầu dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận ( Tiền Giang) căng băng rôn đòi nợ…
Chủ gói thầu số 13 dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận căng băng rôn đòi nợ chủ đầu tư . ẢNH: BẮC BÌNH
Ngày 23.7, Công ty Cổ phần Cầu 12, đơn vị thi công gói thầu số 13 – XL13 của dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (đoạn qua QL1, nút giao Cái Bè thuộc xã Mỹ Hội, H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã ngưng thi công, căng băng rôn đòi nợ, cản trở việc thi công tại dự án.
Theo đại diện tại công trình của nhà thầu này, sở dĩ họ phải làm vậy vì chủ đầu tư là Công ty Cổ phần BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận không có tiền thanh toán trong suốt thời gian qua, khiến các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều tuần quan không có tiền chi trả lương cho công nhân, mua nguyên vật liệu…
Chiều 23.7, trao đổi với Thanh Niên, ông Mai Mạnh Hồng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cho biết sau hơn 3 tháng tái khởi động dự án, các nhà thầu nỗ lực hết sức nhưng đang khó khăn rất lớn. Đó là dự án hiện chưa được cấp vốn từ ngân sách (mặc dù đã được ghi vốn là 2.186 tỉ đồng) và chưa được cấp tín dụng vốn vay từ các ngân hàng.
“Nếu dự án không được rót vốn như cam kết thì đến cuối tháng 8.2019 rất có khả năng dự án phải dừng để giảm thiệt hại”, ông Mai Mạnh Hồng nói.
Dự án từng “chết lâm sàng”
Video đang HOT
Vẫn theo ông Mai Mạnh Hồng, hiện chủ đầu tư dự án đang đang làm việc với chủ thầu gói thầu số 13 để ứng tiền thanh toán cho khối lượng đã thi công, nhưng với điều kiện dự án phải có nguồn vốn ngân sách cam kết được giải ngân đúng tiến độ. Hiện, các doanh nghiệp khác trong liên doanh các nhà thầu của dự án vẫn “căng mình” thi công, chờ cơ quan chức năng và ngân hàng thực hiện các cam kết “rót” vốn. Khối lượng đã hoàn thành của dự án hiện đạt trên 22% (tăng khoảng 10%) so với thời điểm trước khi tái khởi động (tháng 4.2019).
Dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có chiều dài hơn 51 km, với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TPHCM – Trung Lương) và điểm cuối giao với QL30 tại nút giao An Thái Trung, H. Cái Bè.
Với tổng vốn đầu tư hơn 9.600 tỉ đồng, dự án được khởi công lần đầu cách đây 10 năm, nhưng không thi công. Năm 2016 dự án tái khởi động và thi công được khoảng 15% tổng khối lượng công trình, thì “chết lâm sàng” vì một doanh nghiệp liên doanh trong nhà thầu bị bị “dính” án hình sự, nên phía ngân hàng dừng giải ngân.
Theo Thanhnien
Phát triển trồng rau công nghệ cao: Yếu khâu quy hoạch, tiêu thụ
Hôm qua (19/7), tại Tiền Giang, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp "Phát triển sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm". Tham dự diễn đàn là các chuyên gia nông học và hàng trăm nông dân, đại diện doanh nghiệp, HTX .
Yếu khâu quy hoạch
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), mặc dù tổng diện tích sản xuất rau của nước ta lên tới gần 1 triệu ha mỗi năm, song công tác quy hoạch vùng sản xuất rau hàng hoá chưa nhiều, chưa rõ trong phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái, một số địa phương còn lúng túng trong hoạch định lâu dài khiến cơ sở hạ tầng cho vùng trồng rau chưa được quan tâm xây dựng đồng bộ.
Các dự án phát triển vùng sản xuất rau an toàn (RAT), ứng dụng công nghệ cao thường bị vướng mắc về quy hoạch chung của đô thị, khu dân cư.
Các đại biểu thăm quan mô hình trồng rau công nghệ cao tại TP.Mỹ Tho, Tiền Giang. T.N
Sản phẩm cuối cùng là rau tươi sử dụng trong ngày, nhưng số cơ sở sơ chế, chế biến rau còn ít và nhỏ bé, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh đó, sản xuất, kinh doanh rau gặp nhiều rủi ro, vì thế các doanh nghiệp cũng e ngại đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, vấn đề nan giải nhất trong sản xuất rau hiện nay chính là an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặc dù quy trình sản xuất RAT đã được ban hành, song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện còn kém, ý thức tự giác thực hiện quy trình của người sản xuất chưa cao, dẫn tới ở nhiều nơi vẫn sản xuất ra các sản phẩm không an toàn, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản và làm mất niềm tin của người tiêu dùng.
Tại tỉnh Tiền Giang, đứng sau thế mạnh về cây ăn trái là cây rau, với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 58.500ha, tập trung ở 5 huyện là Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và Gò Công Đông, với khoảng 40 chủng loại gồm rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, rau gia vị... Sản lượng rau hàng năm đạt 1.143.000 tấn, Mặc dù trên địa bàn đã có một số vùng chuyên canh tập trung như vùng ớt ở Chợ Gạo, rau ăn lá Gò Công, rau gia vị ChâuThành,... nhưng chủ yếu vẫn sản xuất thủ công. Toàn tỉnh mới chỉ có trên 100 nhà lưới trồng rau (khoảng10ha).
Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, việc liên kết đầu vào - đầu ra trong sản xuất rau trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế. Toàn tỉnh có 15 HTX và tổ hợp tác, nhưng chỉ có 5 HTX sản xuất rau có sự liên kết trong sản xuất-tiêu thụ, với lượng rau tiêu thụ từ 2-4 tấn rau/HTX/ngày.
Mô hình liên kết giữa tổ chức nông dân với doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm (liên kết dọc) mới bắt đầu được chú ý khi đã có một số HTX ký hợp đồng tiêu thụ rau VietGAP với hệ thống siêu thị Metro, Big C, sản lượng trung bình 5-7 tấn/ngày. Còn lại, người trồng rau vẫn bán qua thương lái hoặc phải tự đi bán ngoài chợ, khiến giá cả rất bấp bênh.
Muốn bền vững phải giữ chất lượng
Tại diễn đàn, các đại biểu và chuyên gia đã thảo luận về định hướng chung và một số giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo thạc sĩ Lê Thanh Tùng (Cục Trồng trọt), đối với những vùng rau có quy mô trên 50ha/vùng, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng khép kín (điều này phải do chính quyền thực hiện) thì bắt buộc phải hình thành các chuỗi liên kết RAT có sự tham gia của người sản xuất, sơ chế - chế biến- phân phối, kinh doanh - tiêu thụ.
Cần duy trì và xây dựng một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện cho việc tiêu thụ RAT ở các vùng sản xuất lớn nằm xa chợ đầu mối. Xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT theo các hình thức: Quầy RAT tại các khu dân cư, tùy theo quy mô của khu dân cư để bố trí 1 - 3 cửa hàng RAT/khu; quầy RAT tại các chợ (chủ yếu là khu vực nội thành); gian hàng RAT tại các siêu thị...
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn An - Giám đốc HTX RAT Gò Gông (Tiền Giang) cho biết, từ năm 2009, HTX bắt đầu tham gia dự án "Xây dựng vùng sản xuất RAT tỉnh Tiền Giang", thị trường rau của HTX bắt đầu có triển vọng với lượng tiêu thụ 0,5 - 1 tấn/ngày. Kể từ khi được cấp chứng nhận đạt VietGAP vào năm 2013, HTX đã ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, với sản lượng tiêu thụ 2-3tấn/ngày.
Từ 6ha sản xuất RAT với 20 thành viên ban đầu, HTX đã mở rộng diện tích sản xuất lên 18ha/55 xã viên, hàng năm cung cấp cho thị trường 2.600 tấn rau đạt chuẩn VietGAP. Các sản phẩm của xã viên đều được HTX bao tiêu với giá cao hơn thị trường 500 - 1.000 đồng/kg.
"Thời gian đầu, để tìm được thị trường, chúng tôi một phần nhờ địa phương hỗ trợ, còn lại chính lãnh đạo HTX phải đi tìm. Chúng tôi đến gặp Saigon Co.op, Metro, Bách hóa xanh. Giám đốc và kế toán đi chào hàng khắp nơi, đến các bếp ăn tập thể... Người ta xem xét thấy sản phẩm tốt, giá được nên đặt mua" - ông An kể.
Ngoài ra, cũng theo ông Nguyễn Văn An, các đầu mối mua hàng của HTX như siêu thị kiểm tra thường xuyên, chi phí test tại chỗ khoảng 2 triệu đồng/mẫu, không đạt phải đem hủy chứ không được đem về để bán cho nơi khác.
Theo ông Trần Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, việc ứng dụng nông nghiệp CNC nhằm tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm rau quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mặc dù hiện đang có nhiều mô hình trồng rau CNC được áp dụng rộng rãi như nhà màng, nhà lưới, nhà kính, tưới tiết kiệm..., tuy nhiên đầu tư ban đầu cho hệ thống này khá tốn kém, nông dân cũng phải có kiến thức nhất định để quản lý, điều hành hệ thống CNC.
"Điều này không phải nông dân nào cũng có khả năng, do đó khi quyết định đầu tư CNC, bà con nên nghiên cứu lựa chọn công nghệ phù hợp; có sự tư vấn của nhà khoa học trong khâu lựa chọn giống, quy trình canh tác có kiểm soát...; nhất là sản xuất phải đi liền với thị trường, tìm mối liên kết tiêu thụ sản phẩm trước khi tiến hành đầu tư để tránh tình trạng, trồng rau ra không biết bán cho ai" - ông Khởi nói.
Theo Danviet
Trung Quốc tăng mua đẩy giá thanh long tăng cao, nông dân lãi lớn Một kg thanh long ruột trắng mua tại vườn đang ở mức trên 16.000 đồng, còn thanh long ruột đỏ giá dao động quanh mức 35.000 - 40.000 đồng. Với mức giá này, nông dân trồng thanh long lãi lớn. Nông dân Bình Thuận vận chuyển thanh long đi tiêu thụ. Ảnh: I.T Từ tháng 6 đến nay là thời điểm thanh long...