Nhà tang lễ thu hút khách hàng bằng dịch vụ nằm trong quan tài
Để thu hút khách hàng, nhà tang lễ 120 năm tuổi ở Nhật Bản cung cấp dịch vụ nằm quan tài để suy ngẫm về sự sống và cái chết.
Nhà tang lễ Kajiya honten (trụ sở tại Futtsu, tỉnh Chiba, được thành lập năm 1902 dưới thời Thiên hoàng Minh Trị) hồi tháng 9 đã khởi động sáng kiến “quán cà phê quan tài” này thông qua việc hợp tác với một công ty cung cấp dịch vụ tang lễ.
Nằm ở tầng một của tòa nhà chính, quán cà phê trưng bày ba chiếc quan tài được thiết kế độc đáo với các màu vàng, xanh lá cây và vàng nhạt. Quan tài được trang trí hoa và họa tiết sáng tạo để mang lại trải nghiệm thoải mái hơn cho du khách muốn nằm bên trong suy ngẫm về sự sống và cái chết. Địa điểm này nằm cách khá xa nơi tổ chức tang lễ, do đó khách sử dụng dịch vụ sẽ không gặp phải bất kỳ người dự đám tang nào.
Dịch vụ có giá 2.200 yên (khoảng 360 nghìn đồng), thu hút nhiều khách hàng, bao gồm cả các cặp đôi chụp ảnh cùng nhau.
Dịch vụ nằm quan tài để suy ngẫm về sự sống và cái chết.
Một trong những chiếc quan tài dành cho khách nằm được trang trí bằng họa tiết vàng đầy màu sắc.
Video đang HOT
Chủ tịch công ty là Kiyotaka Hirano (48 tuổi) cho biết, nguồn cảm hứng cho ý tưởng này xuất phát từ trải nghiệm cá nhân, khi cha anh đột ngột qua đời ở tuổi 24.
“Hhầu hết những người trẻ nghĩ về đám cưới, ít ai nghĩ đến đám tang. Tuy nhiên, mọi người có thể tiếp cận trải nghiệm này theo những cách khác nhau. Một số người có thể muốn đóng nắp quan tài trong vài phút để suy ngẫm về cách họ muốn sống trước khi thời điểm của họ đến”, Hirano nói, hy vọng khách hàng cảm thấy trải nghiệm này vừa sống động vừa mới mẻ.
Anh nói thêm: “Trải nghiệm này cũng mang đến cơ hội để đánh giá lại mối quan hệ của bạn với gia đình và những người thân yêu. Việc ra khỏi quan tài có thể tượng trưng cho sự tái sinh, thiết lập lại cuộc sống của một người. Tôi hy vọng mọi người rời đi với cảm giác rằng họ có thể bắt đầu lại”.
Dịch vụ nằm quan tài là cách mà ngành dịch vụ tang lễ Nhật Bản đối phó với những thách thức để thu hút nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ. Một cuộc khảo sát năm 2023 của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho thấy, chi phí dịch vụ trung bình cho một đám tang đã giảm xuống còn 1,18 triệu yên (191 triệu đồng), giảm 16% so với mức 1,41 triệu yên (228 triệu đồng) của năm 2014.
Dịch vụ nhà tang lễ Nhật Bản đang đối mặt với nhiều thách thức
Để ứng phó với tình hình khó khăn, Hirano đã chuyển trọng tâm từ việc cạnh tranh về giá sang nâng cao sự hài lòng của khách hàng, như đặc biệt chú trọng việc lựa chọn quan tài và hoa. Năm 2022, anh giới thiệu dịch vụ cho phép khách hàng tự thiết kế bình đựng tro cốt riêng như một phần trong kế hoạch cuối đời hoặc một cách để bày tỏ nỗi đau buồn về sự ra đi của người thân, vượt qua mất mát.
Chọn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp để làm nội thất?
Chọn gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên làm nội thất là vấn đề khiến nhiều gia chủ băn khoăn.
Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp được sử dụng linh hoạt trong thiết kế nội thất.
Ưu điểm
Ưu điểm của gỗ tự nhiên là độ bền cao ngay cả khi tiếp xúc với nước. Ngoài ra, kích thước của gỗ tự nhiên phong phú, thuận tiện cho thợ vẽ hoa văn, thiết kế, căn chỉnh kết cấu mỹ thuật...Trong khi đó, việc này không dễ làm trên gỗ công nghiệp.
Gỗ tự nhiên mang phong cách cổ điển nhưng vẫn sang trọng. Nhìn vào vân gỗ, người có kiến thức về gỗ có thể đọc được tên gỗ. Bên cạnh đó, gỗ tự nhiên còn chịu được trọng lực lớn, không bị biến dạng khi có tác động mạnh từ bên ngoài. Gỗ tự nhiên cũng chịu được thời tiết ẩm ướt nếu được tẩm sấy, sơn bả kỹ.
Gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên đều có ưu, nhược điểm riêng.
Về gỗ công nghiệp, ưu điểm của loại gỗ này là thợ dễ tạo mặt phẳng và sơn màu khác nhau nhưng không sần sùi hay thô kệch. Gỗ công nghiệp thường mang phong cách đơn giản, trẻ trung.
Một ưu điểm nữa của gỗ công nghiệp là tính thẩm mỹ và giá rẻ, phù hợp với nhiều khách hàng.
Nhược điểm
Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hầu hết đều được nhập khẩu nên giá tương đối cao. Ngoài ra, nếu không được xử lý tốt, gỗ tự nhiên có thể bị cong vênh, đặc biệt là ở những tấm gỗ bề mặt diện tích lớn như cánh cửa, cánh tủ...
Trong khi đó, gỗ công nghiệp không bền bằng gỗ tự nhiên. Hơn nữa, do đặc điểm vật lý và sự liên kết của từng vân gỗ công nghiệp, việc sản xuất các chi tiết mỹ thuật phức tạp khó khăn.
Làm nội thất bằng gỗ tự nhiên hay công nghiệp?
Theo các chuyên gia, mỗi loại gỗ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy theo sở thích, khả năng tài chính và mục đích sử dụng mà gia chủ chọn gỗ công nghiệp hay tự nhiên làm nội thất.
Sử dụng gỗ hợp lý theo đúng ưu và nhược điểm của gỗ sẽ giúp tăng tuổi thọ. Với gỗ chịu được nước nên sử dụng trong môi trường độ ẩm cao. Trái lại, gỗ cứng nên dùng ở những nơi thường va đạp. Chẳng hạn, cầu thang thường làm bằng gỗ lim, sàn nhà bằng gỗ căm xe...
Tại Việt Nam, loại gỗ tự nhiên phổ biến được sử dụng trong thi công nội thất là gỗ óc chó do chất liệu bền, thích ứng tốt với khí hậu. Ngoài ra, còn có gỗ sồi, gồm sồi đỏ và sồi trắng.
Gỗ công nghiệp phổ biến là gỗ MDF (Medium Destiny Fiberboard). Loại gỗ này thường dùng để thi công tủ kệ giày dép, vách nhà tắm, tủ bếp...
Người phụ nữ chi 66 triệu đồng mua vòng ngọc qua mạng, 4 tháng sau đâm đơn tố cáo người bán vì nghi hàng giả: Kết quả suýt bị kiện ngược Người phụ nữ cho rằng bản thân có quyền lấy lại số tiền 66 triệu đồng đã chi ra để mua chiếc vòng ngọc từ người bán. Tiểu Mỹ và Tiểu Lý từng học cùng lớp đại học. Cả hai đã quen nhau hơn 8 năm và có mối quan hệ vô cùng tốt đẹp. Sau khi tốt nghiệp, Tiểu Lý chuyển sang...