Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi lần đầu tiên hé lộ yêu cầu với ‘thái tử’ kế vị
Nhà sáng lập kiêm CEO của Huawei, ông Nhậm Chính Phi cho biết người kế vị tôi phải có nền tảng về kỹ thuật, có những phân tích sâu sắc về thị trường.
Ông Nhậm Chính Phi. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Trả lời Nikkei Asian Review ngày 18/1, ông Nhậm Chính Phi cho biết ông “rất bất ngờ” vì Canada bắt giữ con gái ông theo yêu cầu của Mỹ hôm 1/12/2018 với cáo buộc “âm mưu lừa đảo các tổ chức tài chính”. Ông không bình luận về vụ việc, nhấn mạnh rằng quá trình điều tra đang diễn ra.
Cũng trong bài phỏng vấn, ông Nhậm lần đầu tiên tuyên bố rằng, bà Mạnh sẽ không phải là người kế vị Huawei, dù trước đó bà từng được cho là người sẽ tiếp quản cơ nghiệp của cha.
“Người kế nhiệm tôi chắc chắn sẽ không phải là Mạnh Vãn Chu. Mạnh rất có tài trong lĩnh vực quản lý và truyền thông, trong khi người kế vị tôi phải có nền tảng về kỹ thuật, có những phân tích sâu sắc về thị trường, có lối tư duy chiến lược và thông hiểu các kiến thức về xã hội học và triết học. Người kế nhiệm tôi không phải là một cá nhân mà là một nhóm người”, ông Nhậm tuyên bố.
Bên cạnh đó, ông Nhậm Chính Phi cho biết Huawei Technologies sẽ bảo vệ mình bằng cách tự sản xuất linh kiện công nghệ cao nếu Mỹ cấm các doanh nghiệp nước này bán linh kiện cho họ.
Trả lời câu hỏi của Nikkei về đề xuất của các nhà lập pháp quốc hội nhằm hạn chế việc bán chip và linh kiện của Mỹ cho một số công ty Trung Quốc (trong đó có Huawei và nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE, đơn vị đã vi phạm lệnh cấm vận khi bán sản phẩm công nghệ của Mỹ cho Iran và Triều Tiên), ông Nhậm nói: “Huawei sẽ không giống trường hợp của ZTE. Lệnh cấm của Mỹ có thể ảnh hưởng đến Huawei nhưng tác động sẽ không đáng kể”.
Video đang HOT
Một cửa hàng của Huawei. Ảnh: Getty
Tại một cuộc họp khác diễn ra ở văn phòng công ty tại thành phố Thâm Quyến, vị CEO 74 tuổi phát biểu: “Nếu Washington leo thang đàn áp công ty bằng cách đó, chúng tôi sẽ tự sản xuất các sản phẩm thay thế”.
Huawei đang rót hàng tỷ USD nghiên cứu và phát triển bộ phận sản xuất chip để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài bao gồm các công ty của Mỹ như Intel, Nvidia và Qualcomm. Đầu năm nay, công ty đã giới thiệu một bộ chip dành cho máy chủ của trung tâm dữ liệu được cho là có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của Intel.
Ông Nhậm Chính Phi, một cựu kỹ sư thuộc lực lượng quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, sáng lập ra Huawei với nguồn vốn ban đầu là 3.000 USD vào năm 1987. Ông bị đồn đoán rằng có quan hệ với chính phủ Trung Quốc.
Hiện thời, Huawei đã trở thành công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc. Doanh thu năm 2018 của tập đoàn là trên 100 tỷ USD.
Theo ĐSPL
Chủ tịch Huawei hâm mộ Steve Jobs, mắc nợ con cái và muốn... 'bất tử'
Cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài của Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi hé lộ những thông tin ít biết về con người nổi tiếng kín đáo này.
Ông Nhậm Chính Phi, sáng lập viên kiêm Chủ tịch Huawei, vẫn giữ im lặng trước công chúng dù công ty trải qua một năm 2018 sóng gió, bao gồm các lệnh cấm và cảnh báo về sản phẩm tại Mỹ, Anh, Úc và New Zealand. Ông cũng giữ im lặng khi con gái kiêm Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi một quan chức Huawei bị bắt giữ tại Ba Lan với cáo buộc gian lận, ông đã phá vỡ sự im lặng, bảo vệ công ty và ca ngợi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với báo chí quốc tế.
Tài liệu 13 trang về buổi trò chuyện được dịch bởi Huawei đã cho chúng ta một số thông tin về vị tỷ phú kín tiếng này.
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi
Ông muốn học tập Apple và Steve Jobs
Chính phủ Mỹ và các nước phương Tây tỏ ra lo ngại về Huawei trong nhiều năm vì công ty có thể thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Trung Quốc. Khi được hỏi Huawei sẽ làm gì nếu chính phủ nước mình đề nghị công ty cung cấp thông tin về nước khác, ông Nhậm liên tưởng đến Apple như "ánh sáng dẫn đường": "Chúng tôi sẽ không bao giờ làm hại đến lợi ích khách hàng. Apple là ví dụ mà chúng tôi nhìn vào về việc bảo vệ quyền riêng tư. Chúng tôi sẽ học điều đó từ Apple".
Năm 2016, Apple từ chối giúp FBI mở iPhone của một nghi phạm trong vụ khủng bố San Bernardino và gọi lệnh này là "vượt giới hạn của chính phủ Mỹ". Do đó, FBI phải mua công cụ bẻ khóa từ một bên thứ ba mới hack được thiết bị.
Huawei liên tục bác bỏ các lo ngại rằng sản phẩm của họ đe dọa đến an ninh quốc gia và kiên trì quan điểm công ty hoàn toàn là sở hữu của nhân viên. Ông Nhậm cho biết bản thân nắm 1,14% cổ phần Huawei nhưng sẽ làm theo cố TGĐ Apple Steve Jobs và giảm cổ phần của mình. Jobs đã bán gần như tất cả cổ phần trong Apple sau khi ông bị buộc phải ra khỏi công ty mình sáng lập vào những năm 1980 và một lần nữa vào những năm 1990 khi mất niềm tin vào hướng đi của công ty. "Cổ phần Steve Jobs nắm giữ trong Apple là 0,58%, điều đó đồng nghĩa cổ phần của tôi có thể còn giảm nữa. Tôi nên học điều đó từ Jobs".
Ông sẵn sàng đóng cửa Huawei
Ông Nhậm dành nhiều năm để xây dựng Huawei thành doanh nghiệp thiết bị viễn thông và smartphone nhiều tỷ đô, tuy nhiên, ông nói sẵn sàng đóng cửa công ty thay vì chấp nhận bất kỳ yêu cầu gián điệp nào của chính phủ Trung Quốc. "Chúng tôi chắc chắn nói không với những yêu cầu như vậy", ông Nhậm quả quyết.
Ông không gần gũi với con
Con gái ông Nhậm là bà Mạnh Vãn Châu bị ném vào cơn bão ngoại giao khi bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ vào tháng 12/2018 do nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt với Iran. Bà Mạnh đã được tại ngoại và đang được giám sát tại nhà ở Vancouver, nơi bà phải hầu tòa lần nữa vào ngày 2/6.
Dù nói nhớ con gái rất nhiều, ông Mạnh khá mâu thuẫn trong mối quan hệ với con gái. "Nó là một mối quan hệ gần gũi trong một số khía cạnh và xa cách trong những khía cạnh khác. Khi nó còn nhỏ, tôi đang ở trong quân đội, đồng nghĩa mỗi năm tôi phải xa nó 11 tháng, chỉ có 1 tháng dành cho gia đình. Mối liên hệ giữa tôi và nó khi còn nhỏ và thưở thiếu thời không mạnh mẽ".
Những năm sau đó, ông phải đấu tranh vì sự sống còn của Huawei, thường xuyên làm việc 16 tiếng mỗi ngày. Ông thừa nhận không gần gũi với bất kỳ ai trong ba người con nhưng cảm thấy mắc nợ con cái.
Ông muốn sống mãi mãi
Khi được hỏi khi nào sẽ nghỉ hưu, ông Nhậm, 74 tuổi, tỏ ra hài hước. "Thời điểm nghỉ hưu của tôi sẽ phụ thuộc vào khi nào Google có thể phát minh ra loại thuốc cho phép con người trường sinh. Tôi đang chờ loại thuốc đó đây". Alphabet, công ty mẹ của Google, cũng như các doanh nghiệp Silicon Valley khác đang đặt cược vào nghiên cứu và công nghệ để một ngày biến "cái chết là một lựa chọn".
Ông Nhậm dường như muốn làm việc lâu nhất có thể. Nói về cam kết với khách hàng, ông kể về chuyến đi tới ngôi làng Himalaya xa xôi gần núi Everest. "Tôi bảo với mọi người rằng, nếu bản thân sợ chết, làm sao tôi động viên nhân viên tiến về phía trước được".
Theo CNN
Huawei lại bị truy tố vì đánh cắp bí mật công nghệ tại Mỹ Tờ Wall Street Journal tiết lộ các nhà chức trách Mỹ đang chuẩn bị lật lại vụ kiện giữa Huawei và nhà mạng T-Mobile vào năm 2014. Theo báo cáo của Wall Street Journal, các công tố viên liên bang Mỹ đang chuẩn cáo trạng truy tố Huawei với tội danh đánh cắp bí mật thương mại. Đặc biệt, nguồn tin của WSJ...