Nhà sáng lập hãng Ford có ý tưởng về Bitcoin từ 100 năm trước
Henry Ford từng đề cập đến loại tiền tệ đặc biệt, được đo lường dựa trên năng lượng, tương tự cách con người ngày nay nói về tiêu tốn điện trong khai thác Bitcoin.
Nhà sáng lập hãng Ford Motor, Henry Ford được mệnh danh là “ông vua xe hơi”, người đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ôtô vào đầu thế kỷ trước.
Cách đây gần 100 năm, ông đã có ý tưởng về một loại tiền tệ đặc biệt, thay thế vàng, phát hành với số lượng giới hạn, dùng cho mục đích cụ thể. Đây là những điều tương đồng với mô tả của Satoshi Nakamoto trong tài liệu giới thiệu Bitcoin.
Ý tưởng “đồng tiền năng lượng”
“Ford sẽ thay thế vàng bằng tiền tệ năng lượng và ngăn chặn các cuộc chiến” là tựa đề bài báo đăng trên tờ New York Tribune , số in ngày 4/12/1921.
Ảnh chụp bài báo nêu ý tưởng “đồng tiền năng lượng” của Henry Ford vào năm 1921.
Ford nổi tiếng với việc phát triển kỹ thuật lắp ráp theo dây chuyền và tạo ra một trong những chiếc ôtô sản xuất hàng loạt đầu tiên của Mỹ. Trong khái niệm “tiền tệ năng lượng”, ông mô tả một loại tiền kỹ thuật số giống như Bitcoin của Satoshi Nakamoto.
Đồng tiền năng lượng của Ford không chỉ được đo lường bằng kWh, ông nêu ý tưởng nó sẽ “phát hành số lượng nhất định và cho một mục đích cụ thể”. Đây là những đặc tính rất giống với mô tả về Bitcoin của Satoshi Nakamoto trong sách trắng ra mắt năm 2008.
Thậm chí Ford còn lên kế hoạch hiện thực hóa ý tưởng tại Muscle Shoals. Đây là con đập thủy điện nằm trên khúc sông nguy hiểm và hoang dã của Tennessee. Nó cung cấp rất nhiều năng lượng, đồng thời kiểm soát lũ lụt và điều tiết nước.
Video đang HOT
Ông cũng minh họa bằng ảnh chụp một tập đoàn ngân hàng vào năm 1921. Chủ hãng Ford bày tỏ mong muốn thoát khỏi sự kiểm soát của các tổ chức tài chính, tạo ra những tiêu chuẩn mới.
Vài chục năm sau ý tưởng của Henry Ford, nhà kinh tế học Áo, người từng đoạt giải Nobel, Friedrick Hayek cũng nghĩ về một loại tiền tệ dành cho thị trường tự do.
“Tôi không tin rằng chúng ta có loại tiền tốt nếu nó vẫn nằm trong tay các chính phủ. Chúng ta không thể cướp đi từ họ, chỉ có cách là phải tạo ra một thứ gì đó mà họ không thể kiểm soát”, ông trả lời trong cuộc phỏng vấn vào năm 1984.
Ngoài Hayek, Milton Friedman, nhà kinh tế học Mỹ, đã thảo luận về ý tưởng tiền mã hóa. “Tôi nghĩ rằng Internet sẽ là một trong những động lực chính làm giảm vai trò của chính phủ”, Friedman nói trong cuộc phỏng vấn vào năm 1999.
“Một thứ còn thiếu, nhưng sẽ sớm được phát triển. Loại tiền mã hóa đáng tin cậy, một phương pháp trên Internet giúp bạn có thể chuyển tiền từ A sang B, mà không cần A biết B hoặc ngược lại”.
Thay thế vàng, ngăn chặn chiến tranh
Trong bài viết trên New York Tribune , Henry Ford mô tả vai trò của “đồng tiền năng lượng” không chỉ thay thế cho tiền tệ pháp định mà cả vàng – kim loại quý khởi nguồn của nhiều cuộc chiến tranh.
Ý tưởng vĩ đại của Henry Ford tương đồng với tiền mã hóa ngày nay.
“Nguyên nhân của mọi cuộc chiến là vàng. Chúng tôi sẽ chứng minh cho thế giới thấy 2 điều. Thứ nhất, tính khả thi, thứ hai, thay thế vàng làm cơ sở tiền tệ”, Ford cho biết.
Tuy nhiên, cuối cùng ý tưởng vượt thời đại này không thể trở thành hiện thực vào 100 năm trước. Đồng tiền đo lường bằng năng lượng, thay thế cho vàng không nhận được chấp thuận rộng rãi vào thời điểm đó.
Theo Bitcoin.com , nước Mỹ đang có xu hướng bước vào lĩnh vực tiền tệ kỹ thuật số, thể hiện rõ nhất thông qua hệ thống dữ liệu ngân hàng. Mong muốn loại tiền tệ thay thế cho vàng không chỉ đến từ thị trường tự do mà cả phía chủ nhà băng.
Tiền mã hóa được xem là đối thủ cạnh tranh với hệ thống tiền pháp định do các ngân hàng trung ương chi phối và những gã khổng lồ đầu cơ, tích trữ vàng. Trong quá trình này, coin thể hiện một số ưu điểm mà các tài sản truyền thống không có được.
Theo trang C ompaniesmarketcap , Bitcoin là loại tài sản lớn thứ 8 hiện nay, dựa trên vốn hóa thị trường. Vị trí hàng đầu do vàng nắm giữ, được định giá 11.161 tỷ USD, trong khi Bitcoin khoảng 1.041 tỷ USD.
Vì vậy, Bitcoin nói riêng và thị trường tiền mã hóa nói chung vẫn còn chặng đường dài để bắt kịp, trước khi thay thế vai trò của vàng trong xã hội loài người.
Các bang của Mỹ thu hút thợ đào Bitcoin
Nhiều bang ở Mỹ đang có những động thái thu hút thợ đào Bitcoin, nhất là ở New York, Kentucky, Georgia và Texas.
Theo Foundry, nhóm khai thác tiền số lớn thứ 5 thế giới và lớn nhất Bắc Mỹ, chỉ số năng lực khai thác Bitcoin của Mỹ đang tăng tại các bang. Trong đó, New York đạt mức cao nhất với 19,9%, tiếp đến là Kentucky 18,7%, Georgia 17,3% và Texas 14%.
Tại sự kiện về blockchain ở Texas hôm 9/10, Nick Carter, đồng sáng lập Castle Island Ventures - đơn vị đứng sau Foundry, cho biết thống kê này giúp xác định khu vực nào tại Mỹ đang tập trung nhiều nhà máy khai thác tiền số.
New York dẫn đầu chỉ số năng lực khai thác Bitcoin tại Mỹ với gần 20%.
Theo CNBC , dữ liệu thể hiện sự định hình lại các khu vực khai thác tiền điện tử, nhất là sau khi Trung Quốc "đàn áp" thợ đào, cũng như cho thấy việc thu hút các nhà máy Bitcoin đang âm thầm diễn ra tại các bang của Mỹ ra sao.
Theo Foundry, các bang thu hút nhiều nhà máy đào tiền số nhất cũng là nơi có nguồn điện từ năng lượng tái tạo nhiều nhất. Trước đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác Bitcoin là lý do khiến nhiều nơi cấm máy đào, trong đó có Trung Quốc.
Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, hiện 1/3 nguồn điện từ New York được sản xuất từ năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, khí hậu lạnh của New York cũng phù hợp đặt các giàn khai thác Bitcoin, vốn tỏa nhiệt rất nhiều khi hoạt động.
Năm nay, New York từng cân nhắc cấm khai thác Bitcoin trong ba năm để đánh giá tác hại đến môi trường. Tuy nhiên, phần lớn quan chức bang này được cho là đã suy nghĩ lại. "Đào Bitcoin tại New York có cường độ phát thải carbon thấp nhất, vì ở đây chủ yếu dùng năng lượng tái tạo. Nếu bị cấm, những bang khác vốn dùng điện từ nhiên liệu hóa thạch có thể tăng năng lực khai thác, từ đó gây ô nhiễm nhiều hơn nếu xét về tổng thể", Carter đánh giá.
Một hệ thống khai thác Bitcoin tại New York.
Trong khi đó, bang Kentucky và Georgia ủng hộ việc khai thác Bitcoin nhất. Thống đốc bang Kentucky đã thông qua luật cho phép miễn một số loại thuế nhất định đối với hoạt động khai thác tiền điện tử. Cả hai bang cũng là nơi có nhiều nguồn điện từ thủy điện và năng lượng gió.
Texas hiện xếp thứ 4 về chỉ số hashrate và là nơi có nhiều ưu đãi cho thợ đào nhất. Một số tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực khai thác Bitcoin đã lập chi nhánh hoặc cửa hàng bán "trâu cày", như Riot Blockchain, Bitdeer hay ASIC.
Sự hấp dẫn của Texas có nhiều nguyên nhân: Các nhà lập pháp thân thiện với tiền điện tử, năng lượng dồi dào và giá rẻ, nguồn máy đào có sẵn hơn so với các nơi khác. "Đó là môi trường hấp dẫn để các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ một lượng vốn lớn", chuyên gia Alex Brammer của công ty khai thác tiền điện tử Luxor Mining, nhận xét.
Theo Carter, tiềm năng của Texas còn thể hiện ở chỗ khu vực này có nhiều khí đốt tự nhiên chưa khai thác. Nếu tận dụng lợi thế thành công, Texas có thể cung cấp năng lượng cho 34% mạng lưới Bitcoin trên khắp nước Mỹ, biến nơi đây dẫn đầu về năng lực khai thác không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn cầu trong tương lai.
El Salvador khai thác Bitcoin bằng năng lượng từ núi lửa Hệ thống đào Bitcoin bằng năng lượng núi lửa ở El Savador đã bắt đầu hoạt động. Quốc gia Trung Mỹ đang thử nghiệm và lắp đặt thêm nhiều giàn khai thác mới. Ngày 1/10, tổng thống El Salvador, Nayib Bukele chia sẻ trên Twitter rằng nước này bắt đầu đào Bitcoin bằng năng lượng núi lửa. Theo CNBC , quốc gia Trung...