Nhà sáng lập FPT và Tiki chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp cùng startup Việt
Câu chuyện sẽ do Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT và nhà sáng lập Tiki kể lại trong chương trình Gala chung kết Startup Việt 2019.
Hành trình “tìm kiếm kỳ lân tỷ đô” của Startup Việt 2019 đang bước vào chặng đường cuối cùng. Gala chung kết Startup Việt 2019 sẽ diễn ra lúc 9h sáng 2/12 tại Gem Center (quận 1, TP HCM), dự kiến có các chuyên gia khởi nghiệp và “kỳ lân” châu Á tham dự.
Chương trình có sự góp mặt của nhiều chuyên gia, các tên tuổi lớn trong cộng đồng khởi nghiệp, các nhà đầu tư có chuyên môn cao, tư duy sắc bén và dày dạn kinh nghiệm.
Đặc biệt, trong chương trình, startup Việt tham gia còn được lắng nghe cuộc đối thoại một – một đầy thú vị của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT và ông Trần Ngọc Thái Sơn – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Tiki.
Hai doanh nhân sẽ trò chuyện về câu chuyện khởi nghiệp của mình, những lần gọi vốn thất bại và thành công. Đồng thời, người tham dự sẽ được nghe thảo luận về cách nâng tầm để hướng đến xây dựng startup theo hướng phát triển bền vững.
Từ câu chuyện khởi nghiệp của cá nhân, ông Bình và ông Sơn đưa ra lời khuyên cho các startup Việt 2019 trên con đường chinh phục các thành công mới. Hai ông sẽ gợi ý cho các nhà sáng lập để phát triển startup thành kỳ lân tỷ đô trong cộng đồng khởi nghiệp. Đại diện của FPT và Tiki cũng sẽ chia sẻ cơ hội cho startup để nhận được đầu tư hai tập đoàn này.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT.
Ông Trương Gia Bình được biết đến với vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT. Dưới sự dẫn dắt của ông, FPT đã trở thành công ty công nghệ thông tin – viễn thông hàng đầu Việt Nam, hướng đến thương hiệu mang tầm vóc quốc tế.
Video đang HOT
Trong suốt quá trình phát triển, ông Trương Gia Bình luôn là linh hồn, người tập hợp lực lượng và đưa ra định hướng chiến lược quan trọng trong từng giai đoạn của tập đoàn để giữ vững sự tăng trưởng.
Không chỉ là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ông còn là người có tâm huyết với đất nước và có ảnh hưởng đến các chính sách của Chính phủ trong việc phát triển ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam.
Ông Trần Ngọc Thái Sơn – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Tiki.
Ông Trần Ngọc Thái Sơn – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Tiki, một trong những công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu nền tảng thương mại điện tử Tiki.vn. Hiện nay, Tiki sở hữu hệ thống cung ứng đầu cuối (end-to-end supply chain) với hơn 65.000m2 trung tâm xử lý hàng hóa trên toàn quốc, dự kiến tăng đến 200.000m2 vào cuối năm sau. Với tầm nhìn phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam, Tiki luôn đầu tư phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng, điển hình là dịch vụ giao hàng nhanh trong 2 giờ TikiNOW 2h, lần đầu tiên tại Đông Nam Á.
Trong chuỗi hoạt động của chương trình Gala chung kết startup Việt 2019 do báo VnExpress tổ chức, người tham dự còn có cơ hội gặp gỡ, kết nối trực tiếp một – một với hơn 30 nhà đầu tư đến từ NBN Media, VietAI, 500 Startups Vietnam, Tugo, Schoolab Vietnam, InnoLab Asia… để gọi vốn, tìm kiếm tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp của mình.
Theo vnexpress
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Rồi những startup sẽ thay thế những gã khổng lồ, các startup Việt nên có niềm tin này để khởi nghiệp
"Hơn chục năm rồi, tôi mới được nghe mọi người nói về một cách tiếp cận mới, và có một niềm tin là người Việt Nam có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa chưa từng làm.
Khi nghe anh Tân (Tổng Giám đốc VCCorp) giới thiệu, tôi nghĩ rằng tại sao chúng ta không nghĩ rằng có rất nhiều Steve Jobs Việt Nam?", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trải lòng sau hơn 2 tiếng đồng hồ lắng nghe câu chuyện của MXH Lotus.
7h30 tối 16/9, mạng xã hội Lotus chính thức ra mắt. Vị khách đặc biệt của lễ ra mắt này là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ lắng nghe câu chuyện của những người tạo nên mạng xã hội thuần Việt Lotus, Bộ trưởng trải lòng: " Hơn chục năm rồi, tôi mới được nghe mọi người nói về một cách tiếp cận mới, và có một niềm tin là người Việt Nam có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa chưa từng làm".
"Khi nghe anh Tân (Tổng Giám đốc VCCorp) giới thiệu, tôi nghĩ rằng tại sao chúng ta không nghĩ rằng có rất nhiều Steve Jobs Việt Nam? Sự thành công của mạng xã hội Lotus phụ thuộc rất nhiều vào chúng ta. Chính những người dùng trải nghiệm Lotus cùng đóng góp, phát triển sản phẩm cùng với doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh".
Bộ trưởng Hùng phân tích: Internet có chu kỳ 15 năm.
15 năm thứ 1 là thời kỳ xây dựng hạ tầng và nền tảng của một thế giới trực tuyến với những tên tuổi như Microsoft.
15 năm thứ 2 là thời của điện thoại di động, truyền thông xã hội, kinh tế nền tảng với những tên tuổi như Facebook, Google và Apple.
" Hai chu kỳ này đều gắn với các công ty Internet, phần nhiều là các công ty toàn cầu. Chu kỳ thứ 3 có thể coi bắt đầu từ 2015, khi Internet được tích hợp vào mọi phần của cuộc sống con người, những tên tuổi mới sẽ xuất hiện. Sẽ không chỉ là các công ty internet nữa, không chỉ content và community nữa, mà phải có thêm ngữ cảnh - context".
"Một bài toán Việt Nam sẽ phải có một lời giải Việt Nam. Làn sóng Internet thứ 3 này sẽ là cơ hội cho các công ty địa phương sử dụng toàn cầu để giải bài toán địa phương", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận.
Bộ trưởng cũng cho rằng làn sóng Internet thứ 3 này cũng cần văn hoá mới - văn hoá hợp tác. Và mạng xã hội rồi cũng cần một cách tiếp cận mới, giá trị khổng lồ một người tạo ra phải được chia sẻ.
"Cộng đồng có nhu cầu được kiểm soát luật chơi. Họ phải là chủ nhân cuộc chơi chứ không phải là nạn nhân của những thuật toán được giấu kín... Doanh nghiệp nền tảng cũng phải bảo vệ cá nhân người dùng không như một số doanh nghiệp gần đây bán dữ liệu cho bên thứ ba".
"Mạng xã hội Lotus hôm nay chúng ta chứng kiến khai trương chính là sản phẩm của làn sóng Internet thứ ba, tiếp cận theo cách mới, với những cam kết cá thể hoá, nội dung lành mạnh, cam kết tiếp cận có ngữ cảnh, cam kết bảo mật cá nhân... Những cam kết này là để giải quyết nhu cầu xã hội mới thông qua những công nghệ mới nhất", ông Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông nhìn nhận trong một cuộc chiến kinh doanh, người đứng đầu gần như hưởng lợi tất cả thì những người đi sau phải tiếp cận có tính đột phá.
"Sự thành công nào cũng bộc lộ khuyết tật, nhu cầu được thoả mãn sẽ xuất hiện những nhu cầu mới, sẽ có những công ty mới đáp ứng nhu cầu mới của người dùng, thị trường. Bởi vậy, những startup sẽ thay thế những gã khổng lồ. Đó là sự tiến hoá. Các công ty startup Việt Nam nên có niềm tin này để khởi nghiệp", Bộ trưởng nói.
"Đầu tư vào một thị trường khó, làm một việc mà không ít doanh nghiệp Việt Nam khác đã thử và thất bại, làm một việc mà tâm lý xã hội nhìn chung nói là không khả thi. Nhưng nếu VCCorp không làm, và không ai làm nữa, mà không chỉ trong lĩnh vực này mà nhiều lĩnh vực khác, thì xã hội chúng ta sẽ ra sao?".
Bộ trưởng cũng gửi lời chúc thành công tới Lotus, để tạo tiền đề cho những doanh nghiệp khác "Make in Vietnam". Ông cũng bày tỏ kỳ vọng đến năm 2020, người Việt Nam dùng mạng xã hội Việt Nam sẽ tương đương với người Việt dùng mạng xã hội nước ngoài.
Theo GenK
Ứng dụng di động chiếm đa số trong top 15 Startup Việt 2019 Startup Việt vừa công bố 15 doanh nghiệp mạnh nhất cuộc thi năm nay, nổi bật với khả năng ứng dụng công nghệ giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. Các startup nằm trong Top 15 gồm GoodCV, BlueCare, Full-ive, Horlu, Joolux, Liberzy, LTV, Messflow, Papaya, TripHunter, Viec.Co, Vilatada, QR Guiding, Sphacy, Tez. Trong đó có hơn 10 startup ứng dụng công...