Nhà sáng chế Việt Nam thành danh tại Nhật Bản với bí quyết “vượt lên miệng giếng”
Nguyễn Kim Quyền được biết đến là một tri thức trẻ có 15 năm làm kỹ sư thiết kế xe hơi, máy ủi, máy xúc, máy cày chạy điện thân thiện với môi trường cho các tập đoàn Nhật Bản như Nissan, Hitachi và sau này tại Viện Nghiên cứu máy nông nghiệp Nhật Bản
Bên cạnh đó, kỹ sư Quyền còn được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài biết đến là một doanh nhân người Việt thành công sau khi nghỉ việc tại các tập đoàn công nghệ, viện nghiên cứu lớn để lập doanh nghiệp riêng ở Nhật Bản.
Ngoài vai trò là một doanh nhân, anh Quyền vẫn giữ niềm đam mê của mình là nghiên cứu viên, kỹ sư trưởng chế tạo ra các sản phẩm công nghệ mới trong lĩnh vực y tế, thực phẩm.
Sau 15 năm gắn bó với công việc làm thuê cho các tập đoàn công nghệ, bắt đầu từ năm 2017, anh đã thử sức tiếp cận với hướng nghiên cứu mới gắn với ngành nghiên cứu thiết kế máy y khoa.
Các diễn giả trao đổi tại Vietnam Summit in Japan 2019.
Hiện tại, ở vai trò là CEO VietnamFood, Giám đốc dự án tại Magos@Metran Group, anh Quyền đã đưa những ý tưởng táo bạo, những nguyên lý mới theo phương pháp lắp ghép lego để áp dụng cho thiết kế và chế tạo máy hô hấp nhân tạo, đã được đưa vào sử dụng tại nhiều bệnh viện ở cả Việt Nam và Nhật Bản.
“Toàn bộ các sản phẩm được đưa vào lắp ghép chúng tôi đều trao đổi về bản quyền sở hữu trí tuệ với các bên liên quan, các hãng công nghệ liên kết với chúng tôi thậm chí còn chấp thuận sửa chữa sản phẩm gốc của họ để đạt được các tiêu chuẩn trong ngành y tế”, anh Quyền chia sẻ.
Video đang HOT
Để đạt được những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy, anh luôn tâm niệm triết lý đổi mới sáng tạo là: “Chiến thắng chính bản thân bằng cách vượt lên miệng giếng thoát khỏi vùng an toàn”.
Chia sẻ tại Vietnam Summit in Japan 2019 về quan niệm về việc ứng dụng phương pháp Lego trong nghiên cứu phát triển sản phẩm, anh Quyền nói: “Chơi Lego rất dễ nhưng cần phải có cái đầu tổng hợp tốt, phải tìm được kỹ sư hệ thống tốt thì mới thành công. Cái khó là biến cái của người ta hợp với cái của mình, để đạt được tính năng và yêu cầu máy của mình là rất khó. Cần phải có cách nhìn thấu đáo, xử lý vấn đề linh hoạt trong mọi tình huống. Chơi được Lego trong nghiên cứu phát triển sản phẩm thì sẽ thu được nhiều lợi thế: Chất lượng sản phẩm đã ổn định, thừa hưởng được nhiều tính năng tốt của ngành nghề khác; Không cần mất quá nhiều thời gian và tiền bạc vào nghiên cứu cơ bản; Giá thành rẻ hơn ta tự nghiên cứu rất nhiều”.
Khi đã có những kinh nghiệm và thành công nhất định, anh Quyền luôn theo đuổi phương châm cởi mở, doanh nghiệp sẵn sàng tiếp thu, ghi nhận những công nghệ mới, những phản hồi từ khách hàng và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng giúp cho xã hội được tốt hơn.
Anh Quyền cho biết, người Nhật Bản luôn coi trọng khách hàng sau đó mới nghĩ đến lợi nhuận công ty. Các sản phẩm khi đạt tiêu chuẩn Nhật Bản sẽ thuận lợi cho xuất khẩu toàn cầu.
Nhà sáng chế Nguyễn Kim Quyền.
Đối với ngành nghề cung cấp thiết bị y tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở Nhật Bản sẽ có cơ hội phát triển tốt khi liên doanh, liên kết với Việt Nam. Như vậy mới đưa ra được sản phẩm với giá cạnh tranh vì chi phí khi sản xuất sẽ rẻ hơn ở Nhật Bản. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kỹ thuật đổi mới sáng tạo từ Nhật Bản.
Dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được, anh cũng sẵn sàng chia sẻ các bí quyết thành công nhanh chóng cho các doanh nghiệp Việt Nam: “Hiện nay, gần 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản không có người kế nghiệp. Vì vậy, muốn doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh nên đầu tư sang mua lại các công ty này thì Việt Nam sẽ học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật, thị trường mà các công ty Nhật Bản hiện đang có”.
Chia sẻ thêm về kế hoạch thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tại Nhật Bản (NIC) do một nhóm các nhà khoa học có tên tuổi tại đây, anh Quyền bày tỏ niềm vui nếu kế hoạch đó được thực hiện.
“NIC của người Việt tại Nhật là niềm mơ ước và sẽ là niềm tự hào của chúng tôi. Tuy nhiên, nó chỉ đi đến thành công khi có nhà khoa học và nhà sản xuất đi kèm với nhau. Các tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam nên coi đây là một cơ hội đầu tư và có tầm nhìn chiến lược, vì các nhà khoa học Việt Nam ở Nhật còn có cả mạng lưới mạnh của họ nữa. Và để NIC trở thành một ê kíp tạo ra các sản phẩm công nghệ có giá trị gia tăng, cần có những nhà sản xuất biết lôi các sản phẩm nghiên cứu từ cloud xuống như chúng tôi để sản xuất và thương mại hóa bước đầu với quy mô vừa và nhỏ”.
Diễn đàn Vietnam Summit in Japan 2019 đã khép lại những mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác, phát triển với nhiều bài học được chia sẻ từ các nhà tri thức giầu kinh nghiệm, hướng tới sự phát triển của quê hương.
Theo infonet.vn
Thái Lan sang Việt Nam học tập kinh nghiệm xây dựng và vận hành thị trường UPCom
Trong 2 ngày 9-10/5/2019, đoàn công tác Sở GDCK Thái Lan (SET) do ông Prapan Charoenprawatt, Giám đốc khối phụ trách thị trường MAI (Market for Alternative Investment) dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) để học hỏi kinh nghiệm tổ chức và vận hành thị trường UPCoM của HNX.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác Sở GDCK Thái Lan (SET) đã được Sở GDCK Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm về mô hình tổ chức thị trường UPCoM, cơ chế vận hành, quản lý giám sát thị trường, công bố thông tin, các biện pháp tăng thanh khoản và nâng cao chất lượng hàng hóa, vai trò chỉ đạo, quản lý, hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN trong việc xây dựng và phát triển thị trường cùng với quá trình hình thành và phát triển thị trường UPCoM.
Sau khi nghe giới thiệu, ông Prapan Charoenprawatt cho biết ông rất ấn tượng trước thành công của mô hình thị trường UPCoM với mức tăng trưởng và phát triển vượt bậc chỉ trong vòng hơn 10 năm.
Khởi đầu với 10 doanh nghiệp ban đầu, đến nay UPCoM đã là nơi giao dịch cổ phiếu của hơn 800 doanh nghiệp với quy mô vốn hóa xấp xỉ 906 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 4 lần thị trường niêm yết, trong đó có nhiều doanh nghiệp tiêu biểu của nền kinh tế có quy mô vốn rất lớn như TCT Cảng hàng không Việt Nam, TCT Thép Việt Nam, TCT Dệt may Việt Nam, TCT Dược Việt Nam... thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia thị trường.
Ông Charoenprawatt cho rằng UPCoM là một mô hình thị trường hiệu quả, là nơi cổ phiếu các doanh nghiệp đại chúng được giao dịch có tổ chức, minh bạch và an toàn cho nhà đầu tư. UPCoM cũng là môi trường ươm mầm, là bước đệm cho các doanh nghiệp đại chúng tập dượt trước khi lên niêm yết. Hơn thế nữa, UPCoM còn là nhân tố góp phần to lớn trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, gắn đấu giá cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước với UPCoM.
Trên cơ sở các kinh nghiệm được chia sẻ về thị trường UPCoM, SET sẽ có nghiên cứu và đề xuất để cải thiện thị trường MAI nhằm thu hút thêm nhà đầu tư và hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường này.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội Nguyễn Anh Phong khẳng định SET và HNX đã có mối quan hệ hợp tác rất chặt chẽ và thân thiết, HNX sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường UPCoM. Ông Phong cũng bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa giữa SET và HNX trong việc trao đổi kiến thức chuyên môn vì sự phát triển và lợi ích của cả hai bên và luôn chào đón các nhà đầu tư Thái Lan tham gia thị trường vốn của Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Thái Lan ra đời từ năm 1962, là một trong những thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á. Giá trị vốn hóa các thị trường chứng khoán của SET tính đến cuối năm 2018 đạt 1.340 tỉ USD, trong đó riêng thị trường cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường đạt 501 tỉ USD.
Thị trường MAI do Sở GDCK Thái Lan thành lập với mục tiêu tạo ra những cơ hội huy động vốn mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm năng phát triển cũng như tạo ra các khả năng đầu tư đa dạng hơn. MAI chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/6/1999. Theo ông Charoenprawatt, vốn hóa thị trường MAI bằng 20% vốn hóa thị trường UPCoM.
Phương Anh
Theo Trí thức trẻ
Không phải cam kết lợi nhuận, đây mới là điểm nhà đầu tư cần lưu ý khi "bỏ tiền" vào condotel Nhận định về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Savills chỉ ra những bất cập của việc cam kết lợi nhuận, đồng thời đưa ra những cảnh báo cho khách hàng trong phân khúc này. "Cam kết lợi nhuận chỉ là chiêu thức của chủ đầu tư" Thời điểm bùng nổ condotel...