Nhà Quốc hội đặt máy khử khuẩn trước sảnh để phòng chống dịch COVID-19
Sáng 23/3, đại biểu khi tới dự Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện nghiêm túc việc phòng chống dịch COVID-19.
Trước đó, Văn phòng Quốc hội đã cho lắp đặt 2 máy khử khuẩn trước sảnh tòa nhà Quốc hội, tất cả các đại biểu tới dự phiên họp đều bước qua máy và dừng lại phía trong từ 10 – 20 giây để khử khuẩn, phòng dịch.
Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tại phòng họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và khu vực xung quanh, sau mỗi buổi họp đều được tiến hành khử khuẩn, nước sát khuẩn được đặt ở những nơi dễ sử dụng, đảm bảo công tác phòng chống dịch triệt để.
Tại khu vực Trung tâm báo chí, các phòng viên tới dự và đưa tin phiên họp đều đeo khẩu trang, ngồi cách nhau tối thiểu 1m trở lên.
Video đại biểu tới dự Phiên họp 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành khử khuẩn phòng chống dịch COVID-19:
Trước sảnh tòa nhà Quốc hội đã lắp đặt 2 máy khử khuẩn phòng chống dịch COVID-19.
Tất cả các đại biểu khi đến dự Phiên họp 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đi qua máy và dừng lại phía trong từ 10 – 20 giây để khử khuẩn.
Đây là việc làm cần thiết nhằm phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả.
Buồng khử khuẩn được thiết kế đủ cho một người đứng phía trong.
Việc đo thân nhiệt cũng được tiến hành chặt chẽ.
Các đại biểu về dự Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được đo thân nhiệt bằng máy đo từ xa.
Buồng khử khuẩn toàn thân thiết kế bằng thép sáng bóng, hình thức đẹp.
Buồng khử khuẩn được định hình bằng khung thép gọn nhẹ, có bánh xe phía dưới rất dễ di chuyển và lắp ráp.
Trước giờ khai khạc Phiên họp, lực lượng an ninh đã có mặt hướng dẫn đại biểu sử dụng máy khử khuẩn, nước sát khuẩn và đo thân nhiệt nghiêm túc.
Nguyễn Viết Tôn
'Sẽ không còn cảnh đại biểu ôm chồng tài liệu dày đi họp Quốc hội'
Đó là cách mà Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói về sự thay đổi lớn của kỳ họp Quốc hội lần thứ 8, khóa XIV sẽ diễn ra từ ngày 21/10 tới.
'Số hóa' với việc sử dụng tài liệu trực tuyến thay cho tài liệu giấy truyền thống trước đây, sẽ được thực thi rộng rãi hơn từ kỳ họp này.
Thông tin với báo chí tại cuộc họp báo chiều 18/10 về kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra vào đầu tuần tới, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp này chính thức áp dụng các công nghệ thông tin vào kỳ họp này thay vì thí điểm áp dụng như kỳ họp trước.
Theo đó, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ được phát 1 máy tính bảng iPad, trong đó có cài sẵn phần mềm để phục vụ công tác của đại biểu. Với phần mềm mới, đại biểu Quốc hội có thể xem tài liệu ở bất cứ đâu. Các phần mềm này cũng sẽ được cài đặt trên điện thoại di động để các đại biểu linh hoạt tra cứu và nghiên cứu tài liệu.
Phần mềm tài liệu trực tuyến được thí điểm tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV.
Một trong những ví dụ được ông Nguyễn Hạnh Phúc đưa ra là việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào phần mềm phục vụ các đại biểu Quốc hội. Theo đó, chức năng chuyển giọng nói thành văn bẳn giúp việc tiếp cận và chia sẻ thông tin trở nên linh hoạt hơn. Chức năng tìm kiếm cũng được cải thiện một cách rõ rệt.
"Trong việc tra cứu luật, trước đây, đại biểu phải gõ đầy đủ ngày, tháng, năm ban hành văn bản để có kết quả. Bây giờ, đại biểu chỉ cần đánh từ khóa là có thể tìm được ngay tài liệu. Chức năng tìm kiếm trong phần mềm thông minh như khả năng của Google. Ví dụ, tìm kiếm từ khóa luật đất đai, các đại biểu sẽ được cung cấp tất cả thông tin.
Sẽ không còn cảnh đại biểu ôm một chồng giấy cao khi đi họp nữa, mà chỉ cần mang theo iPad. Đại biểu được tiết kiệm thời gian, bênh cạnh đó bộ phận văn thư hành chính cũng đỡ vất vả hơn, không phải đưa công văn giấy tờ đến từng nơi ở của đại biểu như trước đây nữa. Đây là hiệu quả rõ rệt", Tổng Thư ký Quốc hội cho hay.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng thông tin thêm, Quốc hội Việt Nam đang nỗ lực xây dựng Quốc hội điện tử để đảm bảo hoạt động của các đại biểu. "Chúng tôi đang hoàn thiện báo cáo Đề án về Quốc hội điện tử. Khi có Quốc hội điện tử, công tác tra cứu khai thác các nguồn thông tin rất thuận tiện, đại biểu có thể biết được thông tin trên diện rộng".
Trước lo ngại về tính bảo mật của thiết bị có tài liệu trực tuyến là thiết bị nhập từ nước ngoài, ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, phần lớn tài liệu của các đại biểu Quốc hội đều công khai. Trong trường hợp Quốc hội họp riêng về nhân sự hay các vấn đề bí mật quốc gia, tài liệu mật sẽ được phát hành dưới dạng giấy để được bảo mật.
"Tuy nhiên, tất cả các thiết bị đều được kiểm tra, kiểm duyệt và nhân dân hoàn toàn có thể yên tâm. An ninh mạng được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi rất quan tâm tới vấn đề này", ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Việc sử dụng tài liệu trực tuyến qua thiết bị điện tử, theo ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng giải quyết phần nào vướng mắc cho đại biểu khi không thể có mặt trực tiếp tại cuộc họp bởi những lý do vắng mặt bất khả kháng. Khi đó, họ có thể mở iPad hoặc điện thoại để đọc và nghiên cứu tài liệu.
"Kỳ họp này vào cuối năm, các địa phương rất nhiều việc, chúng tôi rất chia sẻ với các đại biểu Quốc hội là lãnh đạo các địa phương. Việc các đại biểu Quốc hội vắng thì không tránh được, tuy nhiên chúng tôi sẽ có những văn bản gửi các trưởng đoàn nhắc nhở, căn cứ chương trình họp, đặc biệt là các buổi nghị quyết thông qua thì cố gắng tham dự, thể hiện ý chí tập trung. Còn những việc không thể tránh được như đi nước ngoài theo đoàn của Chính phủ thì cũng đành khắc phục. Công nghệ thông tin cho phép việc dù vắng nhưng đại biểu vẫn mở điện thoại, máy tính ra đọc và nghiên cứu tài liệu bình thường", Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Khởi nghiệp với sáng kiến ATM khử khuẩn tiền mặt Một công ty khởi nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ nghĩ ra giải pháp thông minh để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Theo kênh RT, công ty Money Shower có trụ sở tại Istanbul chế tạo ra một mô-đun khử trùng lắp đặt trong máy rút tiền ATM. Mô-đun này có chức năng tiêu diệt vi khuẩn và virus, bao gồm cả virus...