‘Nhà quan tài’ ở Hong Kong dễ trở thành ổ siêu lây nhiễm
Chuyên gia y tế cảnh báo nhà trọ chia nhỏ và hệ thống thoát nước bất hợp lý trong các chung cư xập xệ ở Hong Kong có nguy cơ khiến làn sóng dịch thứ 4 tại thành phố trầm trọng hơn.
South China Morning Post đưa tin sự bùng phát dịch Covid-19 tại các nhà trọ chia nhỏ và chung cư xập xệ ở quận Yau Tsim Mong (Hong Kong, Trung Quốc) trong tuần qua đã thúc đẩy những lời kêu gọi xem xét lại chính sách phòng dịch của thành phố.
Ngày 15/1, Bộ Y tế Hong Kong tuyên bố đang thực hiện “biện pháp đặc biệt” là ban hành lệnh cách ly đối với 4 chung cư tọa lạc ở số 20, 22, 24 và 26, dọc theo phố Reclamation nhằm làm tốt hơn việc truy vết dịch bệnh.
Động thái này đánh dấu lần đầu chính quyền phong tỏa toàn bộ các tòa nhà một cách hiệu quả kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái.
Các ca nhiễm SARS-CoV-2 gần đây cũng dẫn đến lệnh xét nghiệm bắt buộc ở khu vực này và khám sàng lọc quy mô lớn trong quận.
Đợt bùng phát Covid-19 tại số 24 phố Reclamation là diễn biến gây lo ngại gần đây về các tòa nhà xập xệ. Ảnh: Sam Tsang/SCMP.
Nguy cơ thành ổ siêu lây nhiễm
“Rất nhiều tòa nhà cũ kỹ ở Hong Kong có nguy cơ là nơi lây lan dịch. Chỉ cần 1 người dân nhiễm SARS-CoV-2, môi trường có thể dễ dàng khiến cả khu thành ổ siêu lây nhiễm”, TS Joseph Tsang Kay-yan, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, cho biết.
Ông lý giải: “Môi trường sống đông đúc, thiếu bảo trì và sự phổ biến của các nhà trọ chia nhỏ – tức là có những thay đổi bất hợp pháp trong cấu trúc tòa nhà và đường ống thoát nước”.
Video đang HOT
Không gian sống chật chội từ lâu đã trở thành vấn đề ở Hong Kong. Người có thu nhập thấp sống trong “nhà quan tài” hay “nhà lồng” – nơi không gian được chia nhỏ, khoảng dưới 3 m2, cho mỗi cá nhân đủ kê chỗ ngủ và một ít đồ đạc cơ bản; hàng xóm kế cận chỉ cách vài bước chân; phòng tắm chủ yếu được dùng chung, thường không có nhà bếp. Các phòng chủ yếu được ngăn cách bởi các “bức tường” tạm bợ hoặc di động.
Được xây dựng cách đây hơn 50 năm, 4 tòa chung cư trên phố Reclamation chứa đầy “nhà quan tài” là nơi ở của các gia đình chủ yếu thuộc nhóm dân tộc thiểu số.
Tổng cộng 33 ca mắc Covid-19 đã được báo cáo ở khu vực trong 2 tuần qua.
Người có thu nhập thấp ở Hong Kong sống trong nhà trọ chia nhỏ, có diện tích thường dưới 3 m2. Ảnh: Tyrone Siu/Reuters.
Ngày 8/1, lệnh xét nghiệm bắt buộc đầu tiên được ban hành cho tòa nhà số 26 phố Reclamation sau khi 2 ca mắc Covid-19 được ghi nhận trong tuần đó.
Một trường hợp nhiễm bệnh cũng được xác định ở số 20 hai ngày sau đó. Tiếp theo là 7 ca khác ở số 26 ngay ngày hôm sau. Tuy nhiên, chỉ khi tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới tăng lên 19 hôm 12/1, lệnh xét nghiệm bắt buộc mới được mở rộng tới tất cả 4 tòa nhà có liên kết với nhau.
Hơn 90 cư dân đã được sơ tán hôm 14/1. Các chuyên gia được cử đến kiểm tra hệ thống thoát nước của những tòa nhà nhằm xác định xem đó có phải là con đường lây lan virus hay không.
TS Tsang cho biết với các tòa nhà như vậy, xét nghiệm bắt buộc nên được thực hiện ngay cả khi chỉ phát hiện 1 ca nhiễm. Ông đề nghị nhà chức trách chủ động hơn trong việc ngăn chặn những đợt bùng phát Covid-19 bằng cách thường xuyên tiến hành giám sát vấn đề nước thải trong các tòa nhà cũ.
“Nếu chúng ta chỉ hành động sau khi xác nhận có 1 ca mắc Covid-19 trong một tòa nhà, khoảng cách về thời gian có thể khiến vấn đề thêm trầm trọng”, ông nói.
Nhiều tòa nhà xập xệ ở Hong Kong có nguy cơ là nơi lây lan dịch do môi trường sống đông đúc, thiếu bảo trì và chứa đầy “nhà quan tài” không thể đảm bảo giãn cách xã hội. Ảnh: HK Magazine, Benny Lam/Society for Community Organization.
Chậm trễ
TS Leung Chi-chiu, chuyên gia về y học hô hấp, cho biết các ca mắc Covid-19 tại phố Reclamation đã làm nổi bật vấn đề rằng chính phủ bỏ qua các nguy cơ tiềm ẩn khác trong chung cư cũ kỹ.
“Vấn đề nằm ở các nhà trọ chia nhỏ, đường ống thoát nước và sự tập trung của những nhóm dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, không có biện pháp rõ ràng về cách giám sát họ”, ông nói.
Theo điều tra dân số năm 2016, Yau Tsim Mong có nhóm dân tộc thiểu số đông nhất trong số 18 quận của Hong Kong – chiếm 9,1% trong tổng số 580.000 người dân tộc thiểu số của thành phố.
Hong Kong Unison, tổ chức phi chính phủ tập trung vào quyền của các nhóm dân tộc thiểu số, thừa nhận thông tin liên lạc là vấn đề kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm ngoái.
Bộ Nội vụ Hong Kong tuyên bố đã chuyển thông tin y tế đến 8 trung tâm hỗ trợ người dân tộc thiểu số, đồng thời thuê nhân sự có thể nói ngôn ngữ mẹ đẻ của các nhóm này, chẳng hạn tiếng Urdu và Nepal, đến những tòa nhà được đánh dấu để kiểm tra bắt buộc.
Tuy nhiên, Unison phàn nàn rằng có “sự chậm trễ trong việc đưa nhân sự biết giao tiếp bằng ngôn ngữ của các nhóm dân tộc thiểu số đến những tòa nhà bị ảnh hưởng” trong cuộc đánh giá được thực hiện vào chiều 15/1.
Các chuyên gia y tế phàn nàn nhà chức trách hành động chậm trễ trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Edward Wong/SCMP.
Cách ly bắt buộc hiện được yêu cầu đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, sau khi nhiều chuyên gia y tế cáo buộc chính quyền hành động chậm trễ trong trường hợp các tòa nhà trên phố Reclamation, câu hỏi được đặt ra là liệu có cần đưa ra yêu cầu rõ ràng đối với cư dân sống trong khu nhà – nơi ca nhiễm SARS-CoV-2 được phát hiện – hay không.
Phía chính quyền cho biết quyết định như vậy sẽ phụ thuộc vào từng tình huống.
“Phải xem xét từng trường hợp cụ thể và xác định có yếu tố môi trường nào ảnh hưởng đến các đơn vị cụ thể hay không. Không có công thức đơn giản nào để đưa ra quyết định này”, GS David Hui Shu-cheong, cố vấn về đại dịch Covid-19 của chính phủ, cho biết.
Người dân Israel tuân thủ nghiêm lệnh phong tỏa
Hơn một tuần sau khi chính phủ Israel quyết định siết chặt lệnh phong tỏa toàn quốc để chống dịch COVID-19, đường phố Israel trở nên vắng vẻ do người dân ngày càng có ý thức tuân thủ quy định.
Nhân viên y tế tại trạm xét nghiệm COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, lệnh siết chặt phong tỏa được chính phủ Israel áp dụng từ ngày 8/1, dự kiến kéo dài ít nhất 2 tuần. Theo đó, tất cả trường học ở Israel phải đóng cửa, người dân không được phép rời khỏi nhà ngoài bán kính 1 km, trừ những trường hợp mua bán nhu yếu phẩm hoặc khẩn cấp. Phương tiện công cộng họat động 50% công suất. Các cửa hàng tạp hóa và siêu thị phải đóng cửa trước 19h00.
Trên các tuyến đường dù ở trung tâm thành phố hay khu vực ngoại ô, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông giảm mạnh. Người dân cũng hạn chế ra các điểm công cộng nếu không có việc thực sự cần thiết.
Đây là lần thứ 3 Israel thực hiện phong tỏa toàn quốc kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Dự kiến, đợt phong tỏa siết chặt này có thể khiến nền kinh tế Israel thiệt hại thêm 1,25 tỷ USD, do hoạt động mua sắm, giao thương bị ảnh hưởng nặng nề. Trong 9 tháng đầu năm 2020, chi tiêu tính trên đầu người đối với hàng hóa và dịch vụ bán lẻ tại Israel giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực bán lẻ được dự báo sẽ chưa thể hồi phục trước quý II/2021.
Hiện Israel đang dẫn đầu thế giới trong cuộc chạy đua tiêm vaccine, với 20% dân số được tiêm chỉ trong vòng hơn 2 tuần. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ đẩy mạnh tốc độ tiêm lên mức 170.000 người/ngày. Sang tuần, Israel sẽ bắt đầu tiêm phòng cho các đối tượng từ 40-50 tuổi. Việc siết chặt các biện pháp phong tỏa nhằm giúp giảm số bệnh nhân mới nhiễm COVID-19, hiện vẫn đang ở mức rất cao trung bình gần 8.000 ca /ngày.
COVID-19 biến các trung tâm du lịch thế giới thành những 'thành phố ma' Nếu trước đây những danh thắng nổi tiếng thế giới luôn trong trạng thái "chật như nêm" du khách thì với sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, các danh thắng này, từ tàn tích thành cổ Machu Picchu của Peru cho đến những bãi biển xinh đẹp ở Thái Lan, đều đang rơi vào tình cảnh đìu hiu. Cảnh vắng...