Nhà quản lý quỹ 100 tỷ USD: Vì lãi suất âm, mọi lý thuyết về bong bóng trên TTCK đều sai!
Lãi suất âm đang tạo sự thúc đẩy bất thường cho thị trường chứng khoán. Và đến một thời điểm nào đó, toàn bộ “toà nhà” này sẽ sụp đổ. Đó là một lý thuyết đã diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại. Thế nhưng, những gì đã và đang xảy sẽ chứng minh điều này là sai?
Theo Kasper Lorenzen, CIO của quỹ hưu trí PFA tại Đan Mạch, về cơ bản chúng ta đang trải qua cú sốc cung (supply shock) từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 1970, nhưng theo hướng ngược lại. Về mặt lý thuyết, nhờ giá xuất khẩu rẻ hơn và công nghệ hiện đại hơn, cú sốc cung hiện tại đã trở nên tích cực và tiếp tục định hình chính sách tiền tệ trong tương lai.
Ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: “Đây là cú sốc cung tích cực rất lớn, tương tự với cú sốc cung tiêu cực mà chúng ta từng chứng kiến vào những năm 1970.” Ông nói, quay trở lại thời điểm đó, “chúng ta đã đánh giá thấp về tỷ suất lợi nhuận sẽ tồi tệ như thế nào và phải mất bao lâu mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng dầu mỏ.” “Nhà đầu tư thực sự không hề có được lợi nhuận trong 12 năm ở thập niên 70.”
Kasper Lorenzen – quản lý quỹ PFA Đan Mạch.
Lorenzen nhận định: “Chúng ta thường chủ quan đối với tác động của cú sốc cung tích cực. Và do đó, kịch bản mà tôi nhận thấy là cú sốc cung tích cực sẽ còn kéo dài. Chúng ta sẽ không trải qua giai đoạn lạm phát.”
Ông nói: “Nếu bạn chấp nhận tiền đề đó thì cổ phiếu bắt đầu được định giá ở mức hợp lý hơn. Nói một cách thẳng thắn, giá cổ phiếu hiện nay không hề rẻ, nhưng nếu bạn xem xét về cổ phiếu và các mức định giá của nó trong mối tương quan với lãi suất, thì có thể điều này cũng không quá tệ.”
Video đang HOT
Mức giá của cổ phiếu ở châu Âu tăng gấp đôi kể từ năm 2008.
Hiện tại, ngày càng nhiều ý kiến phản đối về lãi suất âm. Ở Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang của Dallas – Robert Kaplan, cho rằng có khoảng 23% trái phiếu toàn cầu đang có lợi suất âm, đó không phải là điều tích cực. Ngân hàng Riksbank của Thuỵ Điển đang cố gắng né tránh việc hạ lãi suất xuống mức âm, trong khi Thống đốc NHTW Anh – Mark Carney, cho biết lãi suất âm không nằm trong những phương án của họ.
Không có quốc gia nào “nằm trong” vùng lãi suất âm lâu như Đan Mạch, hiện đã bước sang năm thứ 8. Một trong những ngân hàng lớn nhất nước này dự đoán lãi suất sẽ không tiến lên mức dương trong 8 năm nữa.
PFA là quỹ hưu trí có trụ sở ở Copenhagen, đã ghi nhận mức lãi kỷ lục trong 9 tháng đầu năm nay, trong đó doanh mục đầu tư cổ phiếu của họ có tỷ suất sinh lời là 19%. Dù chưa rõ liệu họ có thể giữ vững con số này trong bao lâu, nhưng ông Lorenzen cho biết chúng ta có thể đang chủ quan về động lực của chu kỳ hiện tại.
Ông nói: “Tôi cho rằng chúng ta có thể ở trong môi trường lãi suất thấp trong khoảng thời gian dài. Và thậm chí nếu ‘thị trường con gấu’ xảy ra và tình hình của nền kinh tế trở nên tồi tệ đi, thì lịch sử cho thấy các NHTW có thể tạo ra ‘cơn sóng’ kích thích tiền tệ khác. Nếu xảy ra tình trạng bán tháo, thì các NHTW sẽ làm những gì mà họ phải làm.”
Lorenzen cũng thừa nhận rằng môi trường lãi suất hiện tại sẽ mang đến hậu quả nào đó. Hơn nữa, có lẽ, hậu quả đó có thể được đo đạc theo cách tương tự với lạm phát. Ông nhận định: “Lạm phát khiến tài sản bị ‘hút cạn’. Lãi suất âm, lãi suất thực âm cũng gây ra điều tương tự, chỉ là theo thời gian. Hiện tượng này cũng không có gì khác biệt, lãi suất âm hoặc lạm phát cao có tác động tương tự.”
Nhà quản lý quỹ nhận định thêm: “Bạn có thể tranh luận lạm phát thực sự là gì. Liệu đó có phải là một thước đo truyền thống, một rổ hàng hoá hay thứ gì khác? Bây giờ, cơ sở để xác định mức giá tài sản là lãi suất và miễn là lạm phát không tăng, các NHTW sẽ hỗ trợ thị trường, thì đó là điều giúp tôi duy trì tỷ suất sinh lời. Lãi suất thấp vì không có lạm phát.”
Giang Ng
Theo Trí thức trẻ
Tỷ suất sinh lợi của các ông lớn bất động sản: FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đội sổ
Chỉ số ROE thấp nhất chưa đến 1% là Tập đoàn FLC (FLC) của tỷ phú Trịnh Văn Quyết, giảm 63% so với tỷ số này của cùng kỳ.
Xét về giá trị lợi nhuận tuyệt đối, bộ ba trong dòng họ Vin gồm Vinhomes (VHM), Tập đoàn Vingroup (VIC) và Vincom Retail (VRE) đóng góp phần lớn lợi nhuận trong nhóm bất động sản.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác trong ngành cũng có lợi nhuận trong 9 tháng năm 2019 tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ như Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB), Tập đoàn Hà Đô (HDG),...
Để có thể đánh giá về khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm đến các chỉ số như tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Theo thống kê kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản, ROE của các doanh nghiệp có tỷ lệ dao động từ 0,9% đến 54,3%.
Hà Đô là doanh nghiệp ghi nhận chỉ số ROE lớn nhất hơn 54%, gấp gần 3,7 lần so với tỷ lệ của 9 tháng năm 2018. Trong khi đó chỉ số ROE thấp nhất chưa đến 1% là Tập đoàn FLC (FLC) của tỷ phú Trịnh Văn Quyết, giảm 63% so với tỷ số này của cùng kỳ.
Xét về mức độ tăng trưởng chỉ số ROE so với cùng kỳ, đứng đầu đó là Năm Bảy Bảy (tăng 401%), Hà Đô (tăng 271%), Tập đoàn Vingroup (tăng 102%),...
Về mức giảm chỉ số ROE có Đầu tư Văn Phú - INVEST (VPI) giảm 65%, Tập đoàn FLC giảm 63%, Đầu tư Nam Long (NLG) giảm 47%,...
Sở dĩ Hà Đô có ROE tăng trưởng đột biến là do Công ty báo lãi tăng trưởng so cùng kỳ. Theo đó, luỹ kế 9 tháng năm 2019, Hà Đô ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 3.118 tỷ đồng cao gấp 2,3 lần cùng kỳ.
Trong đó, 65% doanh thu đến từ mảng kinh doanh bất động sản, 10% đến từ mảng xây lắp, 17% đến từ mảng năng lượng, 9% doanh thu còn lại thuộc về mảng khách sạn và dịch vụ khác.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 9 tháng Hà Đô đạt 796 tỷ đồng, tăng 255% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 64% kế hoạch năm. Biên lãi gộp cải thiện đáng kể từ mức 31% trong nửa đầu năm 2018 lên 43%.
Còn về Văn Phú, do kết quả kinh doanh trong quý 3 có phần sụt giảm khiến cho lãi ròng trong 9 tháng của Công ty cũng giảm do vậy ROE của Văn Phú giảm đến 65% chỉ đạt 2,8%.
Trong quý 3, Văn Phú ghi nhận 329 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tương ứng với mức tăng 57% so với quý trước. Lợi nhuận sau thuế đạt mức 22 tỷ đồng, giảm 82%. Do trong quý 3/2018, Văn Phú-Invest có phát sinh khoản hoàn nhập chi phí trích trước làm giảm giá vốn bất động sản dẫn tới tăng lợi nhuận.
Còn chỉ số ROA trong 9 tháng 2019 của một số doanh nghiệp bất động sản dao động từ 0,2% đến 9,5%. Vinhomes đứng đầu trong nhóm chỉ số này khi ghi nhận 9,5%, tăng 12% so với chỉ số ROA của cùng kỳ năm trước. Theo sau đó là Năm Bảy Bảy (6,6%), Vincom Retail (5,2%),...
Ở vị trí cuối bảng của chỉ số ROA trong 9 tháng 2019 tiếp tục là Công ty của tỷ phú Trinh Văn Quyết - Tập đoàn FLC chỉ đạt 0,2%.
Năm Bảy Bảy và Hà Đô tiếp tục có tỷ lệ tăng trưởng chỉ số ROA cao nhất, lần lượt ghi nhận tăng 366% và 268%. Quốc Cường Gia Lai (QCG) cũng lọt top doanh nghiệp tăng trưởng ROA khá cao, hơn 113%.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Ngân hàng có tỷ suất sinh lời tốt nhất: Niềm vui Vietcombank, nỗi buồn Vietinbank Trong số 27 ngân hàng đã công bố tình hình kinh doanh 9 tháng thì tổng mức lợi nhuận mang về là hơn 68.317 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ 2019 cũng chừng đó ngân hàng. Trong đó, riêng "ông lớn" Vietcombank đóng góp tới gần 21% tổng mức lợi nhuận của các nhà băng này khi đạt hơn 14.116 tỷ...