Nhà phát hành game Việt đang chi nhiều hơn cho quảng cáo?
Trong bối cảnh nhiều game mới liên tục xuất hiện trên thị trường hiện này, các NPH Việt đã và đang cạnh tranh với không ít đối thủ trong việc giành và giữ khách hàng. Trong số đó, không ít nhà phát hành đã mạnh tay chi cho việc quảng cáo.
Một thực tế rõ ràng, ngay sau thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định 72 về việc Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng vào tháng 9/2013, thị trường game Việt như được “mở cờ”. Mặc dù văn bản hướng dẫn vẫn chưa được ban hành nhưng Nghị định 72 đã thổi một luồng gió mới vào thị trường. Và một biểu hiện rõ nét nhất đó chính là việc có hàng loạt game online mới ra mắt nước ta.
Tuy nhiên, cùng lúc này các NPH game Việt đang đứng trước những thách thức không hề nhỏ khi sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp sản phẩm này ngày càng gay gắt. Số lượng game mới, NPH mới tham gia thị trường game online ngày càng đông hiển nhiên NPH game Việt càng chật vật hơn trong việc thu hút, giữ chân và phát triển khách hàng đến với sản phẩm của mình.
Nếu như trước đây, việc quảng bá game có phần “dễ thở” hơn thì ngày nay để thu hút thêm một đăng ký mới, NPH phải bỏ thêm một chi phí không nhỏ. Đại diện một nhà phát hành game (xin giấu tên) cho biết: “Cộng đồng hữu hạn, nên một lần ra game mới chi phí truyền thông mà chúng tôi bỏ ra khá cao. Ví dụ như bên tôi chạy phủ tầm 70-80% website ở Việt Nam thì tốn tầm từ 300 tới dưới 1 tỷ đồng cho 1 đợt quảng cáo. Cái này tùy thuộc vào ngân sách và sự đầu tư từ các nhà phát hành. Và bạn biết đó, quảng cáo game đâu phải chỉ chạy một lần và trên một phương tiện thôi đâu. Và không phải người chơi nào cũng nạp thẻ”.
Các công ty có game mới phát hành thường chi một khoản không nhỏ cho chi phí quảng cáo trực tuyến trên mạng tìm kiếm Google và mạng xã hội Facebook.
Chi phí dành cho chiến dịch quảng cáo game phù thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó chất lượng sản phẩm, tương lai lâu dài của sản phẩm, sự quan tâm của cộng đồng quyết định mức độ chịu chi của nhà phát phát hành trong việc quảng cáo.
Trong thời gian qua, một số NPH đã sở hữu trong tay mình nhiều sản phẩm lớn như Garena chi ra tới 450 tỷ đồng để sở hữu bản quyền sản phẩm FIFA Online 3, VGG chi ra gần 28 tỷ cho việc phát hành game Tiếu Ngạo Giang Hồ, hay nghi vấn Đao Kiếm mang về Việt Nam với chi phí gần 10 tỷ đồng…. Nhiều người cho rằng trên đây là những “đòn gió” để các NPH PR tên tuổi sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ra cũng phải công nhận rằng để quảng bá cho các tựa game trên NPH bỏ ra một chi phí không hề nhỏ. Đơn cử như sản phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ, NPH đã chi ra gần một nửa trong chi phí phát hành game dành cho việc truyền thông.
Các buổi offline game một trong những hoạt động quảng bá game tốt
Để quảng bá và tạo ra sân chơi cho cộng đồng, nhiều NPH đã không ngần ngại tổ chức nhiều giải đấu lớn, các event với phần thưởng khủng để làm quà tặng cho game thủ. Ví dụ như giải TTDT quốc tế 2014 với tổng giải thưởng 5 tỷ, VNG với sự kiện lỳ xỳ lên đến 3 tỷ đồng…. Đây mới chỉ là kinh phí dành cho giải thưởng, để vận hành và tổ chức sự kiện, tổng chi phí đầu tư cho những sự kiện như thế này nhiều khi còn gấp đôi các con số trên. Những hoạt động này, bên cạnh tri ân khách hàng, những hoạt động như thế này có sức quảng bá cho game, thương hiệu và cộng đồng khá lớn.
Các hoạt động thiện nguyện thu hút nhiều sự quan tâm của game thủ và cộng đồng
Cũng cần phải nói thêm rằng, nhiều NPH đã quảng cáo game theo hướng tốt đề cao các giá trị nhân văn. Một trong số đó là các chương trình thiện nguyện nối kết cộng đồng, game thủ và nhà phát hành. Quan trọng hơn, các chương trình này còn góp phần xây dựng hình ảnh game thủ đẹp trong mắt cộng đồng. Bên cạnh đó, một số NPH cũng có một số hình thức quảng cáo khá hiệu quả, gần gũi và độc đáo.
Video đang HOT
Tổ chức các giải đấu lớn luôn “ngốn” một phần kinh phí không nhỏ từ các NPH
Có thể nói, việc quảng cáo game hiện nay khá phong phú và đang dạng. Bên cạnh các hình thức quảng cáo ingame, chiến dịch truyền thông diễn ra bên ngoài được triển khai trên một mức độ diện rộng với nhiều phương thức khác nhau như: seeding diễn đàn; trang tin game; phủ sóng banner ở hàng loạt website; xây dựng clip để thu hút sự chú ý của game thủ; mời người đại diện game… Mặc dù ngốn chi phí khá lớn nhưng nó cũng góp phần tạo nên sự thành công cho game, thu hút nhiều người chơi và góp phần tăng doanh thu cho sản phẩm.
Những banner sử dụng hình ảnh khiêu gợi, câu chữ dung tục đang xuất hiện ngày một nhiều tại Việt Nam, chủ nhân của chúng không ai khác, chính là các NPH Trung Quốc
Tuy nhiên, không phải NPH nào cũng đầu tư quảng bá game theo hướng dài hạn. Một số NPH nhỏ lẻ, nhất là các nhà phát hành game trái phép Trung Quốc đã sử dụng nhiều cách thức quảng cáo “ăn xổi ở thì” bằng những chiêu thức quảng cáo khá phản cảm. Các clip quảng cáo, banner 3s (sốc, sến, sex), đặt tên game, slogan dễ gây hiểu nhầm… được các nhà phát hành sử dụng khá nhiều. Việc làm này, tuy thu hút được sự chú ý của game thủ trước mắt nhưng về lâu dài nó để lại những hệ lụy không tốt.
Vai trò của việc quảng cáo trong việc phát hành sản phẩm chiếm vị trí quan trọng. Đồng thời, NPH ngày càng chi nhiều hơn cho hoạt động này. Quan trọng hơn để các hoạt động này có tác dụng tốt không chỉ là trước mắt mà còn về lâu dài, thiết nghĩ NPH nên hướng game thủ đến các giá trị Chân-Thiện-Mỹ. Bởi lẽ, chỉ có những hoạt động từ trái tim mới đến được từng trái tim.
Theo VNE
Game thủ Việt: Tứ chứng nan y
Những ngày xuân đương nhiên ai cũng thích sự khen ngợi tốt đẹp. Thế nhưng nhìn lại chặng đường đã qua của làng game Việt, người ta không khỏi nản lòng vì thực tế có quá nhiều điều bất cập đang tồn tại. Trong đó, cộng đồng game thủ Việt thực sự có được những đặc tính tốt để cùng chung tay gây dựng nên một môi trường game trong sạch lành mạnh không ?
Thực tế cho thấy, đến hiện tại game thủ Việt vẫn quanh quẩn trong những suy nghĩ cá biệt của mình vì 4 chứng bệnh khó chữa trị.
Chỉ thích miễn phí
Căn bệnh này khiến nhiều người chơi game phải bật cười, nhưng nó lại đang lây lan và di căn trong tư duy game thủ Việt.
Game thủ Việt chỉ ưa thích game miễn phí !
Lý lẽ luôn được nhiều người chơi game nêu ra, là "không dại gì đưa máu cho nhà phát hành hút". Với số đông, chơi game không phải đóng phí, nạp thẻ, tốn tiền mới là người có đẳng cấp. Không ít game thủ tự hào khoe đang sở hữu hàng chục acc có đẳng cấp cao ở game nào đó nhưng không hề nạp thẻ, tất cả đều do 1 tay "cày" nên.
Dường như game thủ chỉ nghĩ mình chơi để giải trí, để thể hiện bản lĩnh của mình, chứ không nhìn nhận rằng chính thái độ cầu miễn phí mãi mãi của họ đã là tác nhân làm làng game thêm èo uột. Sẽ chẳng có nhà phát hành nào "sống mãi" với hàng trăm ngàn tài khoản không hề đóng tiền. Họ làm sao trang trải những chi phí cơ bản như tiền lương nhân viên, tiền vận hành kỹ thuật máy chủ, quảng bá game... ?
Nghịch lý này thậm chí còn đang hiện diện rất cực đoan ở nhiều game thủ với lối lý lẽ "thản nhiên": "Game đó phải nạp thẻ mới chơi được à ? Vậy dẹp đi".
Lười biếng nghĩ suy
Căn bệnh thứ 2 khó nhìn thấy hơn 1 chút, nhưng cũng quá sức phổ biến, là tính thụ động "cực kỳ cao" của nhiều người chơi game.
Auto đã trở thành "cơ sở" cho các game phát triển tại làng game Việt.
Các nhà sản xuất game đều thừa nhận, tiêu chí quan trọng để các sản phẩm của họ có sức sống, chính là tập cho người chơi kỹ năng sáng tạo và ý chí tìm tòi, khai phá, trải nghiệm những tính năng tiềm ẩn, những câu hỏi hóc búa và cả 1 quy trình luyện rèn trau giồi trong game.
Nhưng vận dụng điều này với game thủ Việt ra sao, khi phần lớn lại thích ngồi nhìn nhân vật tự làm việc với tính năng auto tích hợp, nhiệm vụ nhận được phải nhanh chóng được trỏ đường làm xong, lên vài chục level trong vòng 1 giờ..., quả là thách thức hài hước với các nhà sản xuất.
Vậy nên hễ có trò chơi nào đòi hỏi người chơi phải tập trung tìm hiểu, có thời gian trải nghiệm đường hoàng, thì lập tức sẽ có những lời phản đối kịch liệt vang lên từ cộng đồng game thủ Việt !
Cả thèm chóng chán
Vấn nạn này được ghi nhận ngày càng bùng phát với cộng đồng game thủ Việt, vì sự phát triển cạnh tranh thiếu định hướng lành mạnh giữa các nhà phát hành.
Chen nhau khi mở server và "lặn mất tăm" sau đó là cố tật của game thủ Việt.
Với lý do có nhiều game cùng ra mắt, cùng chọn những thời điểm "nóng" để xuất hiện, thị trường game Việt gần đây thực sự là cuộc chơi đua tranh của những cái tên game "hiện lên chớp nhoáng mà mất đi cũng nhanh nhẹn".
Bi kịch đã xảy ra với tất cả các game, khi lúc khai mở máy chủ thì game nào cũng đông kìn kịt tài khoản đăng nhập, song chỉ qua vài ngày thì... "sóng lặng nước trong, mỏi mắt chẳng tìm ra tôm cá".
Lượng người chơi đã ít ỏi như vậy, nhưng lượng người "cống hiến" tiền bạc lại còn èo uột hơn, đã khiến nhiều nhà phát hành nản lòng rút chạy khỏi thị trường.
Đa số người chơi không để ý điều đó, vì họ đã nhanh nhanh đi tìm game khác !
Ô hợp cộng đồng
Chứng bệnh này tất nhiên có liên quan đến các nhà phát hành. Tuy nhiên xét cơ bản, chính các game thủ Việt đang "tự sướng" với 1 hiện trạng cộng đồng cực kỳ rời rạc và đậm lời chỉ trích, ta thán trong quan hệ với nhà phát hành hơn là hợp tác.
Tính cộng đồng của game thủ Việt là có, nhưng rất ô hợp.
Những game thủ khi ham thích auto, nhanh lên level, thể hiện đẳng cấp, sẽ khó bề chấp nhận những game có tính nối kết cộng đồng cao. Sự hiện diện của họ ở các sự kiện offline game thủ, chỉ đơn giản là... đi cho vui, đi lấy quà... Họ không nghĩ đến thực tại rằng, nếu không có được những quan hệ chặt chẽ cùng nhà phát hành và có sự tương tác bên nhau của những người chơi, các tựa game mới có được sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng.
Tất cả đã tạo nên 1 cộng đồng game thủ đến "vồ vập" rồi đi "tan biến", quanh năm theo đuổi qua các sự kiện mà không đọng lại được 1 khí chất đoàn kết gắn bó nào.
Nhất là trong tình cảnh gần đây, khi các game ngày càng đa dạng hóa và nhiều hơn.
Những người quan sát đều dễ dàng hiểu rằng, với tứ chứng nan y này, cộng đồng người chơi game Việt sẽ rất khó phát triển tốt và qua đó tạo nên sức hút bền vững cho các sản phẩm game được phát hành.
Nói làng game Việt suy yếu từ trong bản chất như vậy, rõ ràng cũng là sự tất yếu !
Bao giờ game thủ tốt hơn ?
Theo VNE
Sau Microsoft, EA cũng bị tố gian lận trong quảng cáo game Sau khi Microsoft bị tố gian lận trong quảng cáo Xbox One, thì mới đây EA cũng bị tố gian lận khi quảng cáo Battlefield 4 và Need for Speed: Rivals. Vừa mới hôm qua, một số tài liệu rò rỉ đã tố cáo Microsoft dùng tiền để trả cho các kênh video trên mạng YouTube nhằm "nói tốt" cho Xbox One; thì...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đội hình chính thức của CNJ Esports trong mùa giải 2023

Weibo Gaming công bố đội hình toàn sao cho mùa giải 2023

CNJ Esports hoàn thiện đội hình mùa giải VCS 2023 với 3 thành viên mới

Chovy bất ngờ xếp trên Faker trong BXH Đường Giữa trước thềm mùa giải 2023

LMHT: EDG liên tục dính vào ồn ào chuyển nhượng

Chân dung Han đội trưởng đẹp trai, tài giỏi lại hiếu thuận của V Gaming

LMHT: Phát ngôn mới của Chovy khiến cổ động viên ngỡ ngàng

Báo Trung thừa nhận Esports Trung Quốc đã có một năm đáng quên

LMHT: LPL và LCK đã có những phi vụ chuyển nhượng bom tấn nào?

Khép lại hành trình thi đấu Vòng loại khu vực UEC 2022 với 4 đội tuyển xuất sắc nhất

Bảng xếp hạng Xạ Thủ trước mùa giải 2023: Quán quân CKTG 2022 Deft chỉ đứng hạng 4

Bie rời GAM Esports và đầu quân cho Team Whales trong mùa giải VCS 2023
Có thể bạn quan tâm

Lý do du khách châu Âu vào Mỹ bất ngờ giảm mạnh
Thế giới
18:20:45 14/04/2025
15 ngày tới, 3 con giáp hứng trọn mưa tài lộc, có vận kim tiền, làm ăn khấm khá, đổi đời lên hương
Trắc nghiệm
18:19:57 14/04/2025
Lý do thủ môn hay nhất AFF Cup mất vị trí về tay cựu sao U23 Việt Nam
Sao thể thao
18:19:02 14/04/2025
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên không có đối thủ
Hậu trường phim
18:16:19 14/04/2025
Ít thôi, nhưng đúng cái mình cần: Đây chính là cách chi tiêu kiểu mới của phụ nữ thông minh
Sáng tạo
17:37:40 14/04/2025
Bảng giá xe máy Super Cub C125 mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
17:28:35 14/04/2025
5 mẫu xe hybrid hút khách nhất tại Việt Nam hiện nay
Ôtô
17:24:13 14/04/2025
Lấy 40 triệu đi trả nợ rồi dựng hiện trường giả bị trộm két sắt
Pháp luật
17:14:08 14/04/2025
Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng
Sức khỏe
16:38:18 14/04/2025
Công nghệ sạch thay thế chất làm mát độc hại
Thế giới số
16:27:26 14/04/2025