Nhà ở gắn mác công trình xanh – mỗi nơi “xanh” một kiểu
Đa sô các dự án chung cư quảng cáo là công trình xanh đêu là tự gắn mác đê thu hút khách hàng mà không hề theo chuẩn được công nhận.
Hiện nay, trên thị trường bất động sản xuất hiện hàng loạt dự án chung cư được quảng cáo là cuộc sống xanh, thành phố xanh, khu đô thị sinh thái…, khiến cho người mua nhà như bị bủa vây bởi những lời hoa mỹ về công trình xanh.
Tuy nhiên, trên thực tế, đa số các chủ đầu tư tự “phong” cho dự án của mình là xanh, chứ không theo một tiêu chuẩn nào. Ở nước ta cũng chưa có một bộ tiêu chuẩn quốc gia về công trình xanh, cách hiểu về công trình xanh rất chung chung.
Nhiều dự án được gắn mác công trình xanh nhưng thực tế không đúng như vậy. (Ảnh minh họa: KT)
Tìm hiểu về các dự án chung cư trong thời gian gần đây, chị Nguyễn Minh Châu bất ngờ khi dự án nào cũng được ví von như “khu vườn sinh thái”, “thiên nhiên trong lòng Hà Nội”… Dù là dự án được xây dựng trên khoảng diện tích lớn hay nhỏ, thì hầu hết đều có đủ vườn hoa, sân chơi, cây xanh, mặt nước, không hồ điều hòa thì hồ bơi… Ngay từ cái tên của dự án cũng nhấn mạnh đến yếu tố “xanh” như “Eco” (sinh thái), “Green” (xanh), “Nature” (thiên nhiên), Garden (khu vườn)…
“Qua tìm hiểu tôi thấy là hầu hết các dự án đều quảng cáo là dự án xanh, rất gần gũi thân thiện với môi trường, có cả cây xanh, hồ nước, bể bơi. Nhưng tôi cũng lo không biết là sau khi hoàn thiện thì có đạt được như vậy không. Như chúng tôi là những người mua nhà thì rất muốn tìm được một môi trường sống gần gũi, thân thiện, còn về vật liệu xây dựng thì chúng tôi không thể biết được là thế nào thì đạt tiêu chuẩn xanh”, chị Châu bộc bạch.
Từ quảng cáo cho đến thực tế là khoảng cách khá xa, nên nhiều người mua nhà đã phải thất vọng vì các dự án từng được gắn với các mỹ từ liên quan đến các yếu tố “xanh”. Tại dự án Thăng Long Garden, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, người dân đã phải bỏ nhiều tỷ đồng để mua nhà chung cư với cam kết có đầy đủ vườn hoa, cây xanh,… Chị Trương Mỹ Dung, mua nhà tại dự án này cho hay, phối cảnh của dự án phủ đầy màu xanh mát mắt, nhưng khi hoàn thiện lại không phải như vậy.
“Về đây là chúng tôi mua cả không gian rộng, có cả vườn hoa, cây xanh cho trẻ con và người già. Tuy nhiên đấy chỉ là “bánh vẽ” của chủ đầu tư, chúng tôi đã bỏ tiền ra mua nhà là mua luôn cả phần đất đấy rồi, tuy nhiên về ở đến giờ cơ sở hạ tầng thì chưa có, diện tích đất cây xanh, không gian cho trẻ con và người già chơi thì lại bị xây thành các hạng mục công trình kiên cố khiến nhiều người bất bình”, chị Dung bức xúc.
Nhiều người chỉ hiểu đơn giản một công trình xanh là sẽ có nhiều cây xanh, thảm cỏ, hồ nước, không gian công cộng… Tuy nhiên, công trình xanh cần có đánh giá tổng thể, mà đặc tính quan trọng nhất phải là tiết kiệm điện, nước, cung cấp được khí tươi, có ánh sáng tự nhiên, vật liệu xây dựng không có các hóa chất gây độc hại cho sức khỏe…
Video đang HOT
Nhưng những đặc tính xanh này lại ít khi được nhắc đến trong các chương trình quảng cáo của dự án chung cư. Do vậy, đa số các dự án chung cư quảng cáo là công trình xanh đều là tự gắn mác để thu hút khách hàng.
Ông Trần Như Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô nhận định: “Hầu hết các dự án đều có mở đầu là eco trong khoảng 3 năm trở lại đây. Còn năm 2016 khó tìm ra một dự án không có chữ eco, không eco nọ thì eco kia. Các chủ đầu tư cũng mong muốn làm một thứ gì đó xanh sinh thái, ít nhất là theo nguyện vọng của chủ đầu tư. Bên cạnh đó đang có sự chú ý rất đặc biệt của thị trường đối với các dự án xanh, điều đó nói lên thị trường hiện rất nhạy cảm, mong muốn được ở trong những ngôi nhà tại dự án eco nọ, eco kia, mặc dù chưa có ai xác nhận là xanh”.
Xây dựng và phát triển công trình xanh là tất yếu, phù hợp với xu thế trên thế giới, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Các chuyên gia cho rằng, cách hiểu về công trình xanh hiện nay quá chung chung, trong khi các cơ quan chức năng chưa đưa ra được định nghĩa, rõ ràng thế nào là công trình xanh cũng như bộ tiêu chí quốc gia.
Ông Đặng Thành Long, Giám đốc điều hành Hội đồng công trình xanh Việt Nam phân tích, hiện Bộ Xây dựng đã ban hành quy chuẩn số 09 năm 2013 về công trình tiết kiệm năng lượng hiệu quả là gần nhất với tiêu chuẩn về công trình xanh, nhưng đến nay cũng không có cơ chế để yêu cầu các công trình phải thực hiện. Do đó, nếu có xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về công trình xanh mà không có cơ chế bắt buộc thực hiện thì các tiêu chí cũng sẽ chỉ nằm trên giấy.
“Nhìn chung các thành viên trên thị trường đều cho rằng, nếu như có một bộ tiêu chí chung cho cả nước thì công trình xanh ở Việt Nam sẽ phát triển nhanh hơn hiện nay. Trước mắt nếu quy chuẩn 09 của Bộ Xây dựng tìm cách áp dụng phổ biến, thực thi chặt chẽ đã là tốt lắm rồi, nếu làm được thì sẽ tính xa hơn là có một bộ công cụ xanh cho cả nước. Thị trường cần bây giờ là Nhà nước có một cái khung, định nghĩa về công trình xanh là như thế nào để người mua nhà hiểu rõ ràng công trình xanh là gì, các chủ đầu tư cũng cứ thế mà làm. Chưa có định nghĩa cụ thể nên bây giờ cứ mỗi người hiểu theo một kiểu”, ông Long nhận định.
Mỗi dự án chung cư hiện đang “xanh” một kiểu, chẳng theo tiêu chuẩn nào, chỉ nhằm mục đích marketing để bán hàng. Người mua nhà tưởng được ở công trình xanh mà lại không phải; chủ đầu tư có thực sự muốn làm công trình xanh cũng không đúng phương pháp, tiêu chuẩn.
Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu chiến lược cũng như có giải pháp hỗ trợ phát triển công trình xanh, nhất là các công trình chung cư, vì đây là loại công trình đang và sẽ còn tăng lên nhanh chóng về số lượng./.
Lưu Huyền
Theo_VOV
Lại chuyện dự án 8B Lê Trực
Câu chuyện xử lý sai phạm tại dự án nhà ở số 8B Lê Trực vẫn đang khiến dư luận bức xúc khi các giới hạn về thời gian tháo dỡ công trình sai phép tiếp tục có nguy cơ bị xô ngã. Và chỉ một dự án không quá lớn, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phải nhắc nhở, yêu cầu xử lý mà vẫn chưa thể rốt ráo.
Ảnh Internet
Câu chuyện xử lý sai phạm tại dự án nhà ở số 8B Lê Trực vẫn đang khiến dư luận bức xúc khi các giới hạn về thời gian tháo dỡ công trình sai phép tiếp tục có nguy cơ bị xô ngã. Và chỉ một dự án không quá lớn, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phải nhắc nhở, yêu cầu xử lý mà vẫn chưa thể rốt ráo.
Mắc hàng loạt sai phạm, trong đó nghiêm trọng nhất là việc xây vượt tầng và xây dựng sai thiết kế đã được duyệt, ban đầu chủ đầu tư là Công ty May Lê Trực được yêu cầu phải tự tháo dỡ phần sai phạm tại dự án nhà 8B Lê Trực.
Thế nhưng, việc này liên tục bị trì hoãn do chủ đầu tư muốn tiếp tục "hợp thức hóa" sai phạm. Doanh nghiệp thậm chí tìm cách gây khó cho hoạt động tháo dỡ bằng việc lôi kéo khách hàng phản ứng để kéo dài thời gian tháo dỡ công trình.
Bị trì hoãn liên tục, việc tháo dỡ công trình sai phạm sau đó được giao cho nhà thầu độc lập là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hải Anh Phát. Dù vậy, việc tháo dỡ vẫn chậm chạp.
Theo tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, đến ngày 15/8, ngày cuối cùng trong đợt cam kết rút ngắn thời gian phá dỡ còn 45 ngày tính từ 1/7, nhà thầu mới phá dỡ được tổng cộng hơn 620 m2 sàn, trên tổng số 1.800 m2 sàn tầng 19.
Như vậy, đây là lần thứ ba, cam kết phá dỡ tầng 19 tòa nhà này không được thực hiện đúng theo kế hoạch.
Mặc dù Thành phố đã có những quyết định xử lý kỷ luật nhiều cán bộ có sai phạm trong việc để xảy ra vụ 8B Lê Trực, nhưng việc khắc phục hậu quả quá chậm trễ vẫn là vấn đề thời sự nóng bỏng của Hà Nội trong suốt 1 năm qua. Sự chậm chạp trong xử lý sai phạm tại dự án nhà 8B Lê Trực đã khiến Thủ tướng Chính phủ phải 3 lần nhắc nhở.
Câu chuyện xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực đang nóng hơn khi đoàn công tác của Chính phủ tiếp tục có buổi làm việc với UBND Thành phố trong 3 ngày từ 21 đến 23/9. Theo đó, một trong những nội dung làm việc dự kiến là UBND TP. Hà Nội phải báo cáo tình hình xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực với đoàn công tác của Chính phủ.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản hối thúc UBND TP. Hà Nội phải đẩy nhanh tháo dỡ phần sai phạm dự án, xử lý nghiêm đối với các trường hợp ngăn cản công việc tháo gỡ. Đồng thời, có báo cáo Chính phủ việc xử lý sai phạm tại dự án này.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong xử lý công trình sai phạm 8B Lê Trực, Hà Nội đã đưa ra khá nhiều thời hạn cam kết cụ thể về tiến độ hoàn thành tháo dỡ công trình.
Mới đây nhất, Thành phố dự kiến sẽ hoàn thành phá dỡ bê tông sàn mái tầng 19 dự kiến xong trước ngày 31/8. Việc lập phương án phá dỡ giai đoạn 2 cũng phải được thực hiện xong trước ngày 30/9 để thẩm định.
Để hoàn thành các mục tiêu này, thời gian qua, Hà Nội tiếp tục chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hải Anh Phát, thay bằng Công ty cổ phần Hạ tầng Phương Bắc. Đồng thời, ứng trước 3 tỷ đồng để có nguồn kinh phí tháo dỡ.
Có quyết tâm của chính quyền, có đơn vị xử lý độc lập và có kinh phí, nhưng dư luận vẫn băn khoăn sau nhiều lần thất hẹn.
Được biết, Công ty Phương Bắc lại vừa đặt mục tiêu hoàn thành tháo dỡ tầng 19 dự án 8B Lê Trực vào ngày 30/10. Đơn vị này cũng đã mau chóng lắp đặt hệ thống phương tiện để triển khai theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, với "tiền sử" trễ hẹn tiến độ cam kết liên tục trong 1 năm qua của các nhà thầu và sự bất hợp tác của chủ đầu tư, có lẽ việc giám sát các nhà thầu thi công thực hiện theo đúng tiến độ cam kết cần phải sát sao hơn.
Thực tế, không thể phủ nhận những nỗ lực xử lý sai phạm và chủ trương khắc phục hậu quả của chính quyền TP. Hà Nội. Nhưng còn một câu hỏi khác được đặt ra là tính hiệu lực của hoạt động thực thi pháp luật đến đâu khi các sai phạm của chủ đầu tư đã rõ rành rành? Liệu không thể có những chế tài nghiêm khắc hơn khi chủ đầu tư lần lữa một cách có hệ thống và ngang nhiên?
Với dự án 8B Lê Trực và những sai phạm tương tự, việc xử lý rốt ráo, ít nhất là tính đến "cái hẹn" 30/10 này không chỉ là một cách để ổn định tâm lý của thị trường bất động sản, xây dựng môi trường hoạt động công bằng giữa các chủ đầu tư. Đó là những khẳng định bằng hành động về việc giữ nghiêm kỷ cương, phép nước trong mọi hoạt động của đời sống.
Vì vậy, đó chính là "phá để xây"!
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhà đầu tư giữ khách bằng dự án giao nhà trước thời hạn Thi công nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình là cách giúp các nhà đầu tư khẳng định uy tín, năng lực trong lĩnh vực bất động sản. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, nhiều nhà đầu tư đã triển khai hàng loạt dự án và bàn giao nhà cho người mua trước thời hạn. Ghi điểm bằng tiến độ...