“Nhà nước có rất nhiều chính sách tôn vinh người cao tuổi”
Sáng 1/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì phiên họp tổng kết năm 2013 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của UB Quốc gia về người cao tuổi (NCT) Việt Nam.
Theo Báo cáo của Bộ LĐ,TB&XH, hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, với tốc độ khá nhanh (tỷ lệ người cao tuổi hiện chiếm khoảng 10,2% tổng dân số với hơn 9 triệu người).
Thống kê của Bộ LĐ,TB&XH cho biết, hiện có hơn 3,3 triệu NCT được hưởng lương hưu, BHXH, trợ cấp xã hội hằng tháng; gần 1 triệu NCT được chúc thọ, mừng thọ, tặng quà hằng năm. Nhiều địa phương đã quan tâm, ưu tiên thực hiện các chính sách giảm nghèo, xóa nhà tạm và các chính sách an sinh xã hội khác đối với hộ nghèo có NCT; hỗ trợ kinh phí cho quỹ và các hoạt động của Hội NCT.
Công tác chăm sóc sức khỏe của NCT được chú trọng, mạng lưới y tế được củng cố từ TƯ đến địa phương, 59 BV tỉnh đã thành lập Khoa Lão khoa. TƯ Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và một số cơ quan, địa phương triển khai thực hiện “Chương trình mắt sáng cho NCT”, khám cho 1,5 triệu người, điều trị cho 167.000 người với kinh phí gần 237 tỷ đồng; khám, cấp thuốc miễn phí cho trên 110.000 lượt NCT…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý vai trò quan trọng của các chính sách đối với người cao tuổi.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về Luật, chính sách đối với người cao tuổi còn hạn chế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn khó khăn do cơ sở vật chất, nhân lực, y bác sĩ còn thiếu và yếu.
Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 136 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng từ 180.000 đồng lên 270.000 đồng, có hiệu lực từ 1/1/2014. Tuy nhiên, do chưa cân đối được nguồn lực nên Chính phủ thống nhất chưa thực hiện Nghị định 136. Một bộ phận người cao tuổi ở nông thôn, nhất là vùng núi, vùng cao biên giới phải sống trong nhà tạm, lao động vất vả, đời sống còn nhiều khó khăn…
Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Cù Thị Hậu nêu thực tế: “Việc thành lập Quỹ Chăm sóc và phát huy vai trò NCT tại xã/phường còn gặp khó khăn do thủ tục và huy động nguồn quỹ ban đầu. Nhiều nơi thành lập quỹ chủ yếu do bản thân NCT tự đóng góp, chưa huy động được nguồn lực xã hội”.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, truyền thống của dân tộc là luôn kính già yêu trẻ, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Không chỉ trước đây, mà hiện nay công tác chăm sóc NCT được thực hiện rất tích cực với sự tham gia của MTTQ, các đoàn thể và sau này có thêm Hội NCT.
Theo Phó Thủ tướng, chính sách đối với NCT rất quan trọng; công tác dân số nói chung, công tác chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho người lớn tuổi càng ngày càng quan trọng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách thể hiện rõ sự tôn trọng, tôn vinh NCT bằng các danh hiệu, các cuộc vận động.
Bên cạnh đó, công tác chăm sóc NCT được cụ thể hóa thông qua việc hỗ trợ NCT cùng con cháu phát triển sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống tinh thần… Việc lồng ghép nhiều chương trình chăm sóc NCT, nhất là các chính sách hỗ trợ vật chất, trợ giúp xã hội đã góp phần nâng cao đời sống của NCT.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý việc lồng ghép cần phải hạn chế tác động tiêu cực, rà soát lại các chính sách hỗ trợ trực tiếp để đảm bảo vừa phổ cập theo tiêu chí chung nhưng cũng có đặc thù.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng giao Bộ LĐ,TB &XH tiếp tục đề xuất xây dựng, điều chỉnh chính sách pháp luật về người cao tuổi theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Bộ Y tế tăng cường công tác khám, chữa và phòng bệnh cho người cao tuổi; triển khai và nhân rộng số tỉnh tham gia Đề án Tư vấn chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
TƯ Hội Người cao tuổi Việt Nam tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt cuộc vận động toàn xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Ban Công tác người cao tuổi và các sở, ban, ngành phối hợp xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở địa phương. Các tỉnh, thành phố phối hợp với Hội Người cao tuổi và các cơ quan liên quan đánh giá, rà soát hoạt động, củng cố và phát triển Quỹ chăm sóc người cao tuổi ở cơ sở…
Theo Dantri
Cụ ông có 12 con, gần 100 cháu ở làng trường thọ
Về thăm làng La Châu, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, hỏi đến tên tuổi cụ Đinh Thử (SN 1907) ai nấy cũng đều biết. Cụ không chỉ được biết đến là bậc cao niên "đức cao vọng trọng" mà còn bởi tình sắt son với "người bạn trăm năm" của mình.
Cụ có 12 đứa con, gần 100 cháu, chắt, chút, chít. Cụ vẫn thường cười tếu khi nói về vợ mình: "Nhờ bà ấy "nuôi" tốt nên tôi nay mới sáng suốt, minh mẫn, mắt tỏ để đọc báo, làm thơ, thi thố tài năng và quan trọng hơn là sống thọ được như vậy."
Như một sự tình cờ, trong một chuyến đi công tác về vùng núi huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), chúng tôi có dịp ghé lại quán nước bên đường ở ngôi làng vẫn mang danh là "làng trường thọ" (thuộc thôn La Châu, xã Hòa Khương) để nghỉ chân và được lắng nghe câu chuyện ly kỳ về câu chuyện gia đình son sắt của vợ chồng cụ Đinh Thử, người sống thọ nhất hiện nay ở làng.
Dù ở cái tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ Đinh Thử vẫn giành thứ hạng cao tại cuộc thi cụ ông, cụ bà đẹp lão cấp thành phố.
Hạnh phúc tuổi già
Chúng tôi quyết định tìm đến gặp cụ Trà Văn Sinh, chi hội trưởng Người cao tuổi thôn La Châu được cho biết. Ở ngôi làng này, cụ Đinh Thử là một trong số hiếm những cụ sống thọ trên trăm tuổi của làng. Người dân nơi đây hay nói rằng cụ Đinh Thử là cụ ông còn sống sống thọ nhất TP.Đà Nẵng hiện tại. Ở cái lớp tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ sức khỏe vẫn dẻo dai, cường tráng, tinh anh, minh mẫn, mê đọc báo, làm thơ. Và hơn nữa cụ là người hạnh phúc khi người có 5 bậc tôn kính: con, cháu, chắt, chút, chít.
Đúng như những gì cụ Trà Văn Sinh khẳng định, 12 người con (7 trai, 5 gái) của cụ Đinh Thử đều còn sống và cũng đã bước qua ngưỡng tuổi gọi là thọ. Anh con trai đầu của cụ năm nay đã 73 tuổi còn con rể lớn tuổi nhất cũng đã ngoài 80 tuổi. Cụ có hết thẩy gần 100 đứa cháu nội ngoại từ bậc cháu trở xuống và vẫn còn minh mẫn đến lạ kỳ để nhớ rõ mồn một, không sót đứa nào. Thậm chí, cụ còn nhớ cả tuổi của từng đứa, nét mặt ra sao, đứa nào ngoan, đứa nào không ngoan,...
Cụ ông 107 tuổi, cụ bà 85 tuổi sống vui, sống an nhàn, sống khỏe tuổi già đã trở thành tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo.
Sống làm gương cho con cháu
Nói về bí quyết sống thọ của ngôi làng, cụ Sinh cho biết. Muốn sống thọ thì phải chịu khó rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Dân ở đây đại đa phần là làm nông nghiệp nên được lao động chân tay thường xuyên, có cuộc sống rất thanh thản, an nhàn, lạc quan, yêu đời và không khí trong lành đáng sống.
Không chỉ vậy, người dân nơi đây sống còn nhờ cái tình, cái nghĩa với xóm làng nên gắn bó. Hễ có việc làng, việc xóm là cùng chung tay góp sức vào làm. Riêng với cụ Đinh Thử thì có nhiều may mắn hơn, cụ có con cháu thảo hiền, người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó... nên sống thọ.
Đã 65 năm làm người bạn chăn gối "trăm năm" cùng mình, cụ Thử mỗi khi nhắc về "người ấy" (cụ Đặng Thị Cam, SN 1927, vợ mình) lại thấy tự hào và hạnh phúc vì mình có được một vợ hiền thục, chịu thương chịu khó.
"Ngày trước, tôi tưởng đã "ế" vợ rồi nhưng ai ngờ may mắn được gặp bả. Khi ấy, bả còn trẻ lắm, là thiếu nữ chỉ mới bước sang tuổi 20, còn tôi thì là "ông già" ngoài 40 tuổi. Nhưng vì tình yêu, bả đã vượt qua rào cản gia đình và bạn bè để chấp nhận đến với tôi"...
"Rồi hai chúng tôi đến với nhau. Thời ấy, tôi hay cầm súng ra chiến trường, một mình bà nhà ở nhà vừa lo săn sóc ba mẹ chồng, vừa lo lũ trẻ cơm nước, giặt giũ, rồi cả chuyện đồng áng, chuyện làm công tác phụ nữ xã. Công việc nhiều không xuể nhưng bà chưa hề kêu ca hay than phiền với bất cứ một ai." - đôi mắt cụ Thử sáng bưng khi nói về vợ mình.
Nói xong, cụ Thử ngồi trầm ngâm kể lại: "Đúng là người Quảng Nam tôi có câu "trong cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau", "trong trận chiến mới hiểu được lòng người". Và qua gần 65 năm sống chung, tôi mới hiểu hết tình nghĩa bà ấy dành cho tôi...".
"Cách đây gần hai chục năm, khi tôi bị ốm nằm liệt giường, không đi lại được, ăn uống khó khăn, mỗi bữa ăn, bà nhà hay ép tôi ăn, tôi hay quát tháo. Bà lặng im không nói gì cả. Xong rồi lại ra lời năn nỉ, van xin để tôi húp miếng cháo vào cho chắc ruột. Đến việc tắm rửa cũng khó khăn. Dù khi ấy bà nhà cũng đã ngoài 65 nhưng vì ban ngày con cháu đi làm xa tối mới về kịp nên một thân một mình bà dìu tôi lên xe lăn đưa ra giếng tắm rửa. Khi ấy nhìn bà "vật vã", khổ sở để ôm tôi lên rồi xuống mà thấy thương".
Tuổi 105 nhưng cụ Thử da dẻ vẫn hồng hào, đôi mắt sáng, đầu còn sáng suốt để đọc báo, làm thơ vui tuổi già.
Sau trận đau năm ấy, tôi thấy thương bà nhà vô cùng, và bắt đầu ra sức tập thể dục để có sức khỏe tốt. Không những thế, chế độ dinh dưỡng được bà nhà chăm lo chu đáo. "Nhiều lúc con cháu thấy vợ chồng già chừng này tuổi rồi mà còn tình tứ nên có khi "ganh tỵ"." - Cụ Thử vừa nói vừa cười giòn tan.
"Cụ ăn mỗi bữa ăn có chừng chỉ nhích hơn có 1 chén. Ăn ít nhưng đều bữa. Ngày ngủ 8 tiếng, sáng dậy sớm và trước khi đi ngủ là ra ngõ cùng các cụ trong làng đi bộ.", cụ bà Đặng Thị Cam cho biết.
Nói về bí quyết "sống lâu, sống khỏe, sống đẹp" của mình, cụ Thử cười tếu nói: "Chẳng có gì gọi bí quyết, chỉ cần ăn uống điều độ, sáng tối chịu khó vận động cùng với đời sống văn hóa văn nghệ phong phú là khỏe ngay ấy mà. Nhưng nếu như không có bà nhà, chắc tôi không có sức khỏe như ngày hôm nay đâu. Nếu cho tôi nói cảm ơn thì người đầu tiên tôi nói cảm ơn là bà nhà".
Một con người tài hoa
Cụ Đinh Thử không chỉ có mái ấm gia đình hạnh phúc với con đàn, cháu đống mà còn đam mê đọc báo, làm thơ, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ rất tích cực.
Ngồi kể chuyện, cụ "khoe" với chúng tôi về những bài thơ được cụ sáng tác trong đời. Những bài thơ của cụ thấm đượm tình yêu với những ký ức đẹp về quê hương, đất nước, về cuộc đời mình. Cụ Thử lục lại trong tủ thờ và mang ra cho chúng tôi xem một cuốn nhật ký dày đề dòng chữ Đinh Thử - Lưu bút năm 2007. Cụ cho biết, cuốn nhật ký này được cụ hoàn tất vào dịp kỷ niệm 100 tuổi ngày sinh của cụ. Cuốn nhật ký của cụ đúc kết lại những năm tháng thăng trầm mà đời cụ đã đi qua.
Như vậy, nói đến chuyện đọc báo, làm thơ thì chắc không người già nào sánh bằng. Không cần đeo gương, cụ vẫn đọc dõng dạc từng câu, từng chữ trong những tờ báo, bài thơ. Nghe cụ ngâm thơ hay đọc báo một cách say mê mà không khỏi thán phục trí nhớ "trời phú". Bởi vậy nên dù tuổi cao nhưng cụ Thử rất được bà con dân làng kính trọng. Mọi việc lớn, nhỏ gì trong làng đều đến xin ý kiến của cụ.
Nhớ lại thời trẻ, ông từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất hay "phiêu bạt" bốc thuốc cứu người được Nhà nước cấp bằng chứng nhận, hay mới đây nhất dù đã ở tuổi ngoài 100 nhưng cụ vẫn tham gia hội thi cụ ông, cụ bà đẹp lão thành phố và giành giải cao.
Là người có tâm hồn thơ ca, trước khi chúng tôi ra về, cụ Thử đã ngâm vài câu thơ của mình cho chúng tôi nghe:
"Già trẻ khác xa, nước nhà có một
Người tuổi tác lẽ đâu dại dột
Bậc lão thành lực lưỡng hơn trai
Gương trung dạ nghĩa sớm dùi mài
Lòng sắt son dày nén đúc".
Theo Dương Nguyễn (Dân Việt/Dòng Đời)
Miền Bắc ướt nhẹp do trời nồm Để khắc phục hiện tượng nồm, biện pháp tối ưu trong những ngày này là dùng khăn khô lau sàn nhà liên tục. Cùng đó nên đóng kín cửa, bịt các kẽ hở càng kín càng tốt để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết,...