Nhà ngoại giao Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc
Nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên, từng giữ chức quyền đại sứ tại Kuwait, đào tẩu sang Hàn Quốc cùng gia đình năm 2019, nhưng mới được công bố.
Ryu Hyun-woo đến Hàn Quốc vào tháng 9/2019 và xin tị nạn, nhưng sự xuất hiện của Ryu được giữ bí mật cho đến nay, nhật báo Maeil Business hôm 24/1 đưa tin. “Tôi quyết định đào tẩu vì muốn mang đến cho con mình tương lai tốt đẹp hơn”, Ryu nói.
Ryu Hyun-woo trở thành quyền đại sứ Triều Tiên tại Kuwait tháng 9/2017 sau khi quốc gia Vùng Vịnh này trục xuất đặc phái viên So Chang-sik. Quyết định trục xuất được đưa ra khi Kuwait thông qua nghị quyết của Liên Hợp Quốc về chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Theo Maeil Business, Ryu là con rể của Jon Il-chun, cựu lãnh đạo Văn phòng 39, cơ quan quản lý các quỹ bí mật của giới lãnh đạo Triều Tiên.
Thae Yong-ho cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Anh đào tẩu sang Hàn Quốc, tại một cuộc họp báo ở Seoul năm 2019. Ảnh: ABC .
Thae Yong-ho, cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Anh đào tẩu sang Hàn Quốc năm 2016 và được bầu làm nghị sĩ đối lập năm ngoái, mô tả Ryu là một phần “tinh hoa cốt lõi” của Bình Nhưỡng. “Dù cuộc sống của bạn có đặc quyền như thế nào ở Triều Tiên, suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi khi bạn ra nước ngoài và bắt đầu so sánh”, Thae nói.
Video đang HOT
Khoảng 30.000 người Triều Tiên được cho là đã đào tẩu sang Hàn Quốc. Việc quan chức cấp cao đào tẩu rất hiếm, dù Ryu đến chỉ hai tháng sau khi cựu đại sứ Triều Tiên tại Italy Jo Song-gil xin tị nạn ở Seoul.
Triều Tiên đã thắt chặt an ninh biên giới để phòng chống Covid-19, khiến số người đào tẩu đến Hàn Quốc giảm mạnh năm ngoái. Quan hệ liên Triều đã rơi vào tình trạng đóng băng sau khi các nỗ lực đàm phán không dẫn tới kết quả đáng kể nào trong vài năm qua.
Nhà ngoại giao Triều Tiên bị nghi đào tẩu sang Hàn Quốc
Một nghị sĩ Hàn Quốc tiết lộ Jo Song-gil, quyền đại sứ Triều Tiên tại Rome "mất tích" năm 2018, đang bí mật sinh sống ở Hàn Quốc.
Jo Song-gil, khi đó 48 tuổi, là quyền đại sứ Triều Tiên tại Rome khi ông và vợ "mất tích" vài ngày trước khi trở về Bình Nhưỡng tháng 11/2018. Tung tích của ông là điều bí ẩn, làm dấy lên nhiều nghi ngờ rằng ông là một trong những nhà ngoại giao cấp cao nhất đào tẩu khỏi Triều Tiên.
Ha Tae-keung, nghị sĩ thuộc đảng đối lập Hàn Quốc và là ủy viên Ủy ban Tình báo Quốc hội, hôm 6/10 thông báo trên Facebook rằng ông Jo đã tới Hàn Quốc và bí mật sinh sống ở đây từ tháng 7/2019 dưới sự bảo vệ của chính phủ.
Thông tin được ông Ha đưa ra vài giờ sau khi JTBC, một kênh truyền hình cáp Hàn Quốc, cho hay Jo đã trốn sang nước này. JTBC trích các nguồn tin tình báo giấu tên xác nhận Jo đã đào tẩu và nhiều hãng tin khác của Hàn Quốc cũng đưa tin tương tự.
Jo Song-gil (thứ hai từ phải sang) tại Italy năm 2018 trước khi biến mất cùng vợ. Ảnh: AP
Tiết lộ về Jo có thể làm căng thẳng quan hệ Hàn - Triều. Quan hệ giữa hai nước xấu đi nhiều tháng nay sau khi Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc chung và quân đội nước này bắn chết một quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc gần ranh giới trên biển giữa hai miền.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc tuyên bố "không xác nhận" thông tin của Ha. Cơ quan này thường sử dụng những cụm từ như vậy khi muốn giữ bí mật việc một người nổi tiếng Triều Tiên đào tẩu do lo ngại gây hậu quả xấu cho quan hệ liên Triều, hoặc để giúp bảo vệ thân nhân của người đào tẩu đang ở Triều Tiên.
Nếu việc đào tẩu được xác nhận, Jo sẽ là quan chức cấp cao nhất trong chính phủ Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc sau Hwang Jang-yop, cựu bí thư đảng Lao động cầm quyền của Triều Tiên, đào tẩu sang Seoul từ đại sứ quán Hàn Quốc ở Bắc Kinh năm 1997.
Nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên gần nhất đào tẩu sang Hàn Quốc là Thae Yong-ho, một quan chức trong đại sứ quán Triều Tiên ở London, bỏ trốn cùng vợ và hai con trai sang Seoul năm 2016.
Nhiều năm qua, một số người Triều Tiên nổi tiếng như Hwang hay Thae đã sống công khai sau khi định cư ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhiều người khác muốn giữ bí mật để bảo vệ người thân còn ở Triều Tiên và tình báo Hàn Quốc tôn trọng nguyện vọng này.
Jo và vợ sống cùng con gái ở Rome nhưng khi đào tẩu, họ không thể mang theo con gái đi cùng. Giới chức Italy cho biết con gái họ sau đó được các nhà chức trách Triều Tiên đưa về nước.
Sau khi Jo biến mất khỏi Italy, cựu quan chức ngoại giao đào tẩu Thae đã viết thư ngỏ kêu gọi quyền đại sứ đào tẩu sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau khi con gái của Jo được đưa về Triều Tiên, Thae cho hay Jo sẽ vô cùng khó khăn khi định cư ở Hàn Quốc.
"Con gái của ông ấy sẽ phải chịu hình phạt nghiêm trọng hơn nếu ông ấy lựa chọn đào tẩu sang Hàn Quốc hơn là tới những nước khác", Thae trao đổi với phóng viên năm ngoái. "Ông ấy có thể phải im lặng và giữ bí mật tung tích của mình để bảo vệ con".
Ông Thae, hiện là một nghị sĩ liên minh với đảng đối lập chính ở Hàn Quốc, hôm nay ra tuyên bố bày tỏ lo ngại rằng việc truyền thông Hàn Quốc tiết lộ về nơi đào tẩu của ông Jo sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho số phận con gái ông ở Triều Tiên.
Hiện chưa rõ lý do khiến Jo quyết định đào tẩu. Ông được điều tới Rome làm quyền đại sứ hồi tháng 5/2015, sau khi Italy trục xuất đại sứ Mun Jong-nam năm 2017 để phản đối vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên.
Việc Jo biến mất được giữ bí mật tới khi một tờ báo Hàn Quốc đưa tin vào năm ngoái rằng ông đang xin tị nạn ở phương Tây. Các nhà lập pháp Hàn Quốc sau đó được Cơ quan Tình báo Quốc gia thông báo ngắn gọn, xác nhận ông mất tích. Tháng 8 năm ngoái, tình báo Hàn Quốc nói với các nghị sĩ ở Seoul rằng Jo đang an toàn ở một nơi ngoài Italy.
Triều Tiên vẫn chưa lên tiếng sau tiết lộ này. Các nhà ngoại giao Triều Tiên thường là con em trong các gia đình tinh hoa. Bố đẻ và bố vợ của Jo đều từng làm đại sứ, theo Thae.
Hơn 30.000 người Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc kể từ giữa thập niên 1990. Triều Tiên thường gọi họ là "kẻ phản bội" hoặc tuyên bố đã bị cơ quan gián điệp Hàn Quốc bắt cóc.
Hàn Quốc truy tố sĩ quan cưỡng hiếp người đào tẩu Triều Tiên Hai nhân viên tình báo quân đội Hàn Quốc bị truy tố vì cưỡng hiếp một phụ nữ đào tẩu Triều Tiên từ tháng 5/2018 đến đầu năm 2019. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay cho biết công tố viên quân đội đã truy tố một trung sĩ và một trung tá thuộc Bộ Chỉ huy Tình báo Quân sự (DIC). Hai...