Nhà mỏng nhất London gây “sốc” khi được rao bán với giá hơn 55 tỷ đồng
Ngôi nhà ở phía Tây London này chỉ rộng khoảng 2,3m tính tại điểm hẹp nhất. Mặc dù vậy, ngôi nhà vẫn có giá bán cực cao lên đến 1,9 triệu USD (tương đương 55 tỷ đồng).
Ngôi nhà ở góc đường Kensington này có cửa sổ ở cả 3 mặt và gần như có hình tam giác, với mặt trước rộng hơn nhiều so với hai bên.
Tầng trệt có 1 phòng ngủ, 1 phòng tắm và phòng làm việc. Ảnh chụp từ tầng trệt cho thấy ngôi nhà có chiều ngang rất hẹp.
Bên dưới tầng trệt là 1 phòng tắm và 1 phòng ngủ khác, cùng với không gian mở và phòng giặt.
Cả 2 tầng này đều là những dãy phòng khép kín, cực kỳ riêng tư và không có lối đi thông giữa 2 tầng. Cấu tạo này của ngôi nhà rất thích hợp để nhiều người thuê cùng một lúc hoặc các cặp đôi và gia đình nhỏ sinh sống.
Tầng 1 của ngôi nhà là nơi tiếp khách và có đầy đủ phòng ăn cũng như nhà bếp.
Nhà bếp được trang bị đầy đủ tiện nghi.
Cầu thang ở tầng 1 dẫn lên sân thượng rộng 36m2.
Phòng khách rộng rãi, ấm cúng và tràn đầy ánh sáng.
Video đang HOT
Kiểu thiết kế đầy tinh tế mang phong cách Bắc Âu giúp tận dụng tối đa không gian hẹp của căn nhà.
Không gian mở đem đến cảm giác thoáng đãng, rộng rãi hơn cho ngôi nhà.
Hai phòng ngủ đều có cửa sổ và được sơn gam màu sáng giúp chủ nhân thư giãn tối đa.
Hai phòng tắm trong ngôi nhà
Không gian ngoài trời là điểm nhấn cho ngôi nhà.
Giếng trời khổng lồ cho phép ánh sáng chiếu xuống các tầng bên dưới dù diện tích khiêm tốn.
Tổ ấm cải tạo từ nhà máy cổ của cô gái Việt
Căn nhà hơn 100 năm tuổi được Nguyễn Thủy Tiên sơn sửa và dành nửa năm mua sắm, trang trí nội thất.
Từ nhỏ, Nguyễn Thủy Tiên đã thích những căn nhà phong cách công nghiệp ở Brooklyn (Mỹ) với mảng tường gạch thô, trần cao và cửa sổ rộng. Cuối năm ngoái, sau 10 năm học tập và làm việc tại Anh, cô gái 25 tuổi tìm được cho mình một căn nhà phía đông London và cải tạo nó thành tổ ấm hằng mơ ước.
Không gian sinh hoạt mở trong nhà Thủy Tiên. Ảnh: NVCC.
Căn nhà vốn là nhà máy đồng hồ xây dựng từ năm 1890. Năm 2000, nhà máy được cải tạo thành khu nhà ở liền kề gồm hơn 10 căn. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng, nhà được lát sàn gỗ và xây thêm hai bức tường chia phòng ngủ với phòng tắm, còn lại giữ nguyên hiện trạng.
"Khó khăn lớn nhất khi chọn mua nhà này là phải am hiểu và kiểm tra kỹ tình trạng vật liệu xây dựng và cấu trúc nhà", Tiên chia sẻ. Ngoài việc tự tìm tòi kiến thức kinh nghiệm về kiến trúc, cô nhờ chuyên gia đến khảo sát tình trạng nhà để "yên tâm nhà không cổ quá, lại sập".
Do công trình thuộc diện bảo tồn văn hóa kiến trúc, gia chủ không thay đổi cấu trúc cũng như diện mạo bên ngoài, chỉ sơn lại bên trong và thiết kế nội thất theo ý muốn. Căn nhà rộng 90 m2 được chia làm một phòng ngủ, phòng tắm và không gian sinh hoạt mở gồm phòng khách, bếp và phòng làm việc.
Thủy Tiên tận dụng các cột trụ cũ của nhà máy để ngăn khu vực phòng khách - bếp với phòng ăn - phòng làm việc. Bức tường nhiều vết đục và mảng vỡ hơn 100 năm tuổi không trát bê tông và sơn đè lên để giữ phong cách công nghiệp. Những khung cửa sổ cao hơn hai mét tạo cảm giác thoáng đãng vừa đưa ánh sáng tràn vào nhà.
Khu vực làm việc và bàn ăn của Tiên. Ảnh: NVCC.
Ngăn giữa không gian sinh hoạt mở và phòng ngủ là tủ quần áo. Tự nhận mình rất nhiều quần áo, Tiên bố trí tủ âm tám cánh và thêm tủ bốn cánh ở khu làm việc. "Tóm lại, bí quyết để có ngôi nhà (nhìn) tối giản là có rất nhiều tủ", cô bật mí.
Đã hơn 100 năm tuổi nên phương pháp xây dựng và vật liệu sử dụng trong nhà của Tiên không giống như nhà ở hiện đại. Gạch tường nguyên khối dài hơn 50 cm (gạch ngày nay chỉ 20 cm) khiến công trình mát vào mùa hè nhưng lạnh vào mùa đông. Do đó, Tiên giữ nhiệt bằng các cách khác như trải thảm, dùng lò sưởi. Bên cạnh đó, để đề phòng cháy nổ, chủ nhà không được lắp đường ống sưởi bằng gas mà chỉ dùng điện.
Không gian bếp với khu vườn tí hon. Ảnh: NVCC.
Bấm để xem thêm hình ảnh về công trình.
Về nội thất, Thủy Tiên chọn phong cách Japandi, kết hợp sự đơn giản, ấm cúng của phong cách Bắc Âu với nét tinh tế, ưu tiên chất liệu tự nhiên của phong cách Nhật Bản. Phần lớn sản phẩm sử dụng trong nhà làm từ tre, gỗ tần bì.
Vì kỹ tính trong khâu chọn nội thất, Tiên ở nửa năm trong ngôi nhà "trống hoác". Đặc biệt, món đồ khiến cô "đau đầu" nhất là bộ bàn ghế tre. London không sẵn các sản phẩm thủ công như Việt Nam nên Tiên phải về nước mua vật liệu, sau đó liên hệ với một nhà thiết kế ở Na Uy để chế tác chiếc bàn như mong muốn.
"Tôi bay sang Na Uy thảo luận mẫu thiết kế, rồi đưa vật liệu từ Việt Nam sang Na Uy đóng bàn, cuối cùng mới chuyển về London", Tiên kể. Lên ý tưởng từ tháng 9/2019, đến tháng 4/2020 cô mới nhận bàn.
Do dịch Covid-19, kế hoạch sửa nhà của Tiên còn 20% chưa hoàn thành. Sắp tới, cô sẽ trang trí thêm cây xanh và tranh treo tường cho phòng ngủ.
Ảnh: NVCC
Trang trí cửa nhà bằng hoa đẹp mơ màng theo phong cách London Những chiếc cổng vòm được trang trí bằng các loại cây và hoa khác nhau sẽ mang đến một diện mạo mới cho ngôi nhà. Nhiếp ảnh gia người Anh Bella Foxwell đi du lịch vòng quanh London và chụp ảnh cửa trước của người dân địa phương. Cửa nhà được trang trí tuyệt đẹp với những bông hoa đầy màu sắc, cây...