Nhà máy xe điện toàn công nhân nữ
Nhà máy của startup Ola tại Chennai vừa sản xuất vừa hoàn thiện quá trình xây dựng, với tổng số công nhân nữ dự kiến 10.000 người.
Startup Ola Electric thành lập năm 2017 và cùng thuộc hãng mẹ ANI Technologies của dịch vụ gọi xe Ola. Chi nhánh chuyên về xe máy điện đang đẩy nhanh tốc độ để bắt đầu chương trình chạy thử hai mẫu scooter điện S1 và S1 Pro. Xe dự kiến được giao trong tháng 11. Cách đây vài ngày, giám đốc điều hành hãng, Bhavish Aggarwal, giới thiệu một số hình ảnh bên trong nhà máy gần Chennai, với toàn công nhân nữ.
Video cho thấy “Nhà máy tương lai” của Ola trên diện tích đất 202 ha và được xây dựng trong thời gian kỷ lục khi chỉ vừa động thổ vào cuối tháng 2. Nhà máy sẽ chỉ toàn công nhân nữ với số lượng khoảng 10.000 người. Khi hoạt động hết công suất, đây sẽ là nhà máy có lượng nữ công nhân lớn nhất thế giới.
Lý do sử dụng toàn công nhân nữ bởi lạnh đạo công ty này muốn tăng sự hiện diện của lao động nữ, vốn đang chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, theo WorldBank, năm 2019, tỷ lệ này ở Ấn Độ là 21%, thấp nhất trong số 8 quốc gia Nam Á. Tỷ lệ trung bình thế giới là 47%.
Mẫu xe máy điện đầu tiên xuất xưởng chỉ 6 tháng sau khi bắt đầu xây dựng. Khi đi vào hoạt động hết công suất, sản lượng dự kiến là 2 triệu xe.
Ola sẽ cho phép khách hàng chạy thử xe từ 10/11. Trong hai ngày của tháng 9, hãng đã nhận đặt cọc với khoản tiền gần 7 USD và cho biết tổng số tiền nhận được là 134.000 USD.
Ola từng ra mắt hai mẫu S1 và S1 Pro vào ngày 15/8. S1 có giá từ 1.350 USD và phiên bản cao cấp hơn là S1 Pro giá từ 1.750 USD. Hai phiên bản có ngoại hình giống nhau, khác nhau về phạm vi hoạt động, tốc độ tối đa và dung lượng pin.
Video đang HOT
Bản tiêu chuẩn Ola S1 trang bị gói pin 2,98 kWh, sạc đầy với bộ sạc thường khoảng 4 giờ 50 phút. Sử dụng bộ sạc nhanh sạc 18 phút, xe có thể di chuyển 75 km.
Scooter điện Ola S1. Ảnh: Ola
Theo công bố của nhà sản xuất, Ola S1 có phạm vi hoạt động 121 km. Xe lắp môtơ điện 8,5 kW, mô-men xoắn 58 Nm. Tốc độ tối đa 90 km/h. S1 có thể tăng tốc từ 0-40 km/h trong 3,6 giây, tăng từ 0-60 km/h trong 7 giây. Ola S1 có 2 chế độ lái Normal và Sport.
Bản S1 Pro, lắp gói pin 3,97 kWh, giống như S1 tiêu chuẩn, thời gian sạc nhanh 18 phút cho phạm vi hoạt động 75 km. Khi sử dụng sạc thường qua bộ sạc 750W, S1 Pro mất 6h30 phút để sạc đầy pin. Phạm vi hoạt động tiêu chuẩn 181 km, theo công bố của nhà sản xuất.
S1 Pro trang bị môtơ điện 8,5 kW, tốc độ tối đa 115 km/h. Thời gian tăng tốc 0-40 km/h trong 3 giây và lên 60 km/h mất 5 giây. Xe có 3 chế độ lái Normal, Sport và Hyper.
Trong tuần qua, Ola đã ra mắt trạm sạc Hypercharger đầu tiên tại Ấn Độ, với công suất giúp xe sạc 0-50% chỉ trong 18 phút và chạy được 75 km. Hãng có kế hoạch mở rộng hệ thống tại các thành phố lớn trong thời gian tới.
Bên dưới ca-pô xe điện có gì
Không như những chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong, dưới nắp ca-pô xe điện có thể bạn không nhìn thấy môtơ điện.
Sự phát triển nhanh chóng của xe điện khiến nhiều người tò mò về điều gì nằm dưới nắp ca-pô của chiếc xe. Thông thường, một chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong, khi mở nắp ca pô, đập vào mắt bạn sẽ là động cơ nằm chính giữa, nhưng với xe điện thì khác.
Ở phần đầu xe của các mẫu xe điện phổ thông, bên dưới nắp ca-pô có các bộ phận như bình ắc-quy (không phải bộ pin xe), hệ thống làm mát, bộ chuyển đổi điện áp. Ngoài ra còn có bộ điều khiển công suất điện tử, thiết bị thường đặt ngay phía trên môtơ điện phía trước nếu xe điện sử dụng dẫn động cầu trước. Dưới đây là những bộ phận cơ bản dưới nắp ca-pô một ôtô điện:
Cấu tạo cơ bản của xe điện.
Bộ điều khiển sạc: có nhiệm vụ lấy nguồn điện AC (xoay chiều) được cung cấp qua cổng sạc và biến đổi chúng thành nguồn DC (một chiều) để sạc cho ắc-quy. Bộ phận này theo dõi các thông số của ắc-quy như điện áp, hiệu điện thế, nhiệt độ và trạng thái sạc.
- Ắc-quy: trong một chiếc xe truyền động điện, nguồn pin phụ cung cấp năng lượng cho các thiết bị trên xe hoạt động.
- Bộ chuyển đổi DC/DC: thiết bị này chuyển đổi nguồn DC áp cao từ ắc-quy thành nguồn DC thấp áp cần thiết để các thiết bị trên xe hoạt động và sạc lại cho ắc-quy chính.
- Bộ điều khiển điện tử công suất: bộ phận này quản lý dòng năng lượng điện được cung cấp bởi ắc-quy, điều khiển tốc độ của môtơ điện và mô-men xoắn mà nó tạo. Bộ phận này thường nằm giữa khoang máy, dễ bị nhầm tưởng là môtơ điện.
Dưới nắp ca-pô mẫu xe điện Chevrolet Bolt. Ảnh: Inside EV
- Hệ thống làm mát: Hệ thống này duy trì một phạm vi nhiệt độ hoạt động thích hợp của môtơ điện và các bộ phận khác.
- Hệ thống rửa kính: hệ thống cung cấp nước rửa kính trước/sau cho kính xe.
Khi bạn mở nắp capô xe điện lên và hỏi "động cơ ở đâu", câu trả lời về mặt kỹ thuật có thể là "không có", vì có thể môtơ nằm ẩn sâu bên dưới, có trường hợp thêm một mô tơ nữa ở phía sau.
Aston Martin DB6 hồi sinh xế cổ chạy điện Một hãng độ hồi sinh DB6 theo đơn đặt hàng với số lượng hạn chế, thay động cơ đốt trong bằng môtơ điện, giá từ hơn một triệu USD. Lunaz Design, một thương hiệu ở Anh tập trung vào điện hóa dòng xe cổ, giới thiệu phiên bản chạy điện của Aston Martin DB6. DB6 hy sinh động cơ đốt trong 4.0 I6...