Nhà máy thủy điện lớn thứ 7 thế giới của TQ hoạt động, “gánh” bớt lũ cho đập Tam Hiệp
Sau 72 giờ chạy thử nghiệm, đơn vị phát điện đầu tiên của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức, nằm trên ranh giới tỉnh Tứ Xuyên – Vân Nam, Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động, CGTN đưa tin.
Đập nước của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức (ảnh: CGTN)
Nhà máy thủy điện Ô Đông Đức xây dựng trên sông Kim Sa, thượng lưu Dương Tử – con sông dài thứ 3 thế giới. Sông Dương Tử hiện đang phải đối mặt với tình trạng mưa lũ nghiêm trọng và lượng nước dồn về đập Tam Hiệp làm dấy lên lo ngại đập này có thể bị vỡ.
Thủy điện Ô Đông Đức có tổng công suất lắp đặt khoảng 10,3 triệu kilowatt. Công suất phát điện trung bình hàng năm là 38,91 tỷ kilowatt/giờ.
Điện của Ô Đông Đức chủ yếu phục vụ cho sự phát triển của khu vực Quảng Đông – Hong Kong – Macau. Tân Hoa xã cho biết, tổng chi phí đầu tư cho dự án này lên đến 120 tỷ nhân dân tệ (khoảng 16,95 tỷ USD). Khoảng 32.000 người dân ở khu vực xung quanh đã phải di dời để xây hồ trữ nước của đập Ô Đông Đức.
Mục tiêu quan trọng nhất của thủy điện Ô Đông Đức là giúp kiểm soát dòng lũ sông Dương Tử. Khả năng trữ lũ của đập thủy điện Ô Đông Đức là 7,4 tỷ mét khối nước.
Thân đập Ô Đông Đức được xây dựng với 2,8 triệu mét khối bê tông, cao 270 mét. Đỉnh đập nằm ở độ cao 988 mét so với mực nước biển. Ô Đông Đức là dự án thủy điện lớn thứ 4 Trung Quốc và lớn thứ 7 thế giới.
Việc xây dựng đập thủy điện Ô Đông Đức có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc về phát triển năng lượng sạch cũng như kiểm soát lũ của sông Dương Tử.
Đập Tam Hiệp phải xả lũ do chịu sức nước lớn (ảnh: Xinhua)
Đập thủy điện Ô Đông Đức cũng là con đập đầu tiên trên thế giới được xây dựng hoàn toàn bằng loại xi măng giảm nhiệt.
Ở khu vực xây dựng đập Ô Đông Đức, ánh sáng mặt trời là rất mạnh, chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Việc xây dựng đập bằng xi măng giảm nhiệt giúp hạn chế tình trạng thân đập bị nứt do giãn nở đột ngột.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khen ngợi và chúc mừng việc đơn vị đầu tiên của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức đi vào hoạt động.
Ông Tập cũng khuyến khích đội ngũ kỹ sư tiếp tục hoàn thiện công trình thủy điện Ô Đông Đức với tiêu chuẩn cao, đặt hệ sinh thái môi trường lên hàng đầu.
Tất cả các đơn vị của Ô Đông Đức dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2021.
Việc đơn vị đầu tiên của Ô Đông Đức chính thức hoạt động có ý nghĩa quan trọng, làm giảm một phần lượng nước khổng lồ do mưa lũ kéo dài đang dồn về đập Tam Hiệp.
Hôm 29.6, Trung Quốc thông báo đã xả lũ nhằm giảm bớt áp lực cho đập Tam Hiệp. Trước đó, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc bị ngập lụt và dư luận cho rằng đập Tam Hiệp vừa xả lũ khẩn cấp.
Ngày 29.6, Taiwan News dẫn tin mới nhất từ Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cho biết, lưu vực sông Dương Tử đã bước vào mùa mưa lũ chính. Đây chính là “giai đoạn quan trọng nhất” để kiểm soát lũ của Dương Tử và “giải nguy” cho đập Tam Hiệp.
Đây là đợt xả lũ đầu tiên của đập Tam Hiệp trong năm nay. Theo Tân Hoa Xã, lưu lượng nước đổ về đập Tam Hiệp đã lên tới 40.000 m3/giây (trước đó là 26.500 m3/giây).
Để giảm sức ép cho đập Tam Hiệp, Trung Quốc đã ra lệnh xả lũ nhằm duy trì lưu lượng nước dồn về vào khoảng 35.000 m3/giây. Điều này làm dấy lên lo ngại khu vực hạ lưu sông Dương Tử sẽ rơi vào ngập lụt nghiêm trọng diện rộng.
'Quả bom' nguồn nước Sông Nile sắp được châm ngòi?
Chỉ vài ngày tới, nếu Ethiopia kiên quyết triển khai dự án lấp đầy hồ thủy điện có dung tích 74 tỷ m3 trong 3 năm.
Điều đó đồng nghĩa với việc một cuộc chiến khốc liệt về nguồn nước sông Nile liên quan tới Ai Cập có thể chính thức được châm ngòi.
Lưu vực sông Nile và vị trí GERD. (Nguồn: Mena-Forum)
Ai Cập và sông Nile
Sông Nile - một trong những con sông quan trọng nhất và dài nhất ở châu Phi và thế giới - bắt nguồn từ cao nguyên của các hồ nhiệt đới (trên sông Luvirza - một nhánh của sông Rurubu ở Burundi), dài 6.695km, chảy qua nhiều quốc gia, đổ ra biển Địa Trung Hải. Đó là lưu vực lớn thứ hai về diện tích ở lục địa châu Phi, sau lưu vực sông Congo, có diện tích khoảng 3,82 triệu km. Sau khi Nam Sudan độc lập, nước sông Nile được chia sẻ bởi 11 quốc gia châu Phi ven sông gồm: Ai Cập, Sudan, Nam Sudan, Ethiopia, Rwanda, Tanzania, Uganda, Burundi, CHDC Congo, Eritrea và Kenya.
Sông Nile có 2 nhánh chính là sông Nile Trắng và sông Nile Xanh. Nile Trắng bắt đầu từ Hồ No tại điểm sông Bahar al Jabal kết thúc và kéo dài đến Khartoum, cung cấp khoảng 14% lượng nước sông Nile. Nile Xanh bắt đầu từ hồ Tana (Ethiopia) có độ cao 1.840m so với mực nước biển và diện tích khoảng 3.060 km. Khoảng 1/10 lục địa châu Phi được bao phủ bởi Nile Xanh và các quốc gia ven sông chiếm 40% dân số châu Phi.
Sông Nile có tầm quan trọng lớn đối với nhiều quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nền văn minh Ai Cập cổ đại - nơi sông Nile được tôn thờ như một vị thần. Sông Nile quan trọng đối với người Ai Cập vì là nguồn nước ngọt chính, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và nội địa, cung cấp hơn 96% nhu cầu nước hằng năm của Ai Cập. Mặc dù Ai Cập là quốc gia thụ hưởng số một từ nước sông Nile, không có nguồn nào của sông Nile bắt nguồn từ Ai Cập. Bất kỳ sự thiếu hụt nào về lượng nước cung cấp cho Ai Cập đều có tác động trực tiếp và tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Tranh chấp nước sông Nile
Cuộc đấu tranh liên quan đến nước sông Nile diễn ra từ thời thuộc địa. Lý do tranh chấp trong thời kỳ hậu độc lập và nhiều cuộc đàm phán là sự phủ nhận của một số quốc gia đã ký kết hiệp ước trong thời kỳ thuộc địa, chẳng hạn như Ethiopia. Nhưng sau khi đạt được nguyên tắc của thỏa thuận thiết lập khuôn khổ hợp tác, đã có một số tranh chấp liên quan đến việc chia sẻ nước sông Nile và quy tắc thông báo trước hoặc tham vấn.
Dự án GERD của Ethiopia. (Nguồn: CNN)
Dưới sự cai trị của Anh, trong nỗ lực bảo đảm lợi ích của họ đối với sông Nile ở Ai Cập, có một số hiệp ước nổi bật như thỏa thuận 1891, thỏa thuận 1929 và thỏa thuận 1959. Có một số điều ước được ký kết trong thời kỳ thuộc địa đề cập đến việc phân bổ nước ở sông Nile vẫn còn ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán đương đại giữa các quốc gia lưu vực sông Nile.
Sự căng thẳng giữa Ai Cập và Ethiopia liên quan đến nước sông Nile nổi lên vào giữa thế kỷ XX, đặc biệt, khi Ethiopia tuyên bố xây dựng đại Dự án Đập Phục hưng (Grand Ethiopian Renaissance Dam Project - GERD, hay Hidase) vào năm 2011 trên dòng Blue Nile để tạo ra một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng đập đã gây ra bất đồng giữa Ai Cập và Ethiopia vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đến lợi ích của Ai Cập.
Con người từng chết vì kim loại, sau đó - vì dầu, và bây giờ - người ta có thể bắt đầu triệt hạ lẫn nhau vì nước - điều mà các nhà khoa học chính trị đã cảnh báo trong 20 năm qua. Một mâu thuẫn khu vực lớn đang hiện hữu ở châu Phi, tiềm ẩn của những xung đột trong tương lai vì nguồn tài nguyên quan trọng đối với cuộc sống này. Cuộc chiến có thể nổ ra giữa Ai Cập và Ethiopia do GERD với con đập có chiều cao 175m và hồ chứa có dung tích 74 tỷ m, với diện tích ước tính khoảng 1.541 km. Ethiopia dự định sẽ lấp đầy hồ chứa khổng lồ của mình chỉ trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 7 tới - tức chỉ còn vài ngày nữa.
Ethiopia dự tính sẽ "quyết liệt" đẩy nhanh tiến độ tích nước cho "biển" nhân tạo này bởi vì họ muốn bắt đầu sản xuất điện năng quy mô lớn theo kế hoạch càng sớm càng tốt và sớm thanh toán các khoản tín dụng cho các tổ chức quốc tế. Cairo và Khartoum quyết không đồng ý, muốn hồ chứa phải được tích nước dần dần - trong ít nhất là 10 năm - không để nhà máy thủy điện Phục hưng làm giảm một cách đột ngột lưu lượng dòng chảy con sông chính của châu Phi này trong nhiều năm liền. Nếu không, sẽ dẫn đến một đợt hạn nặng chưa từng có và hậu quả sẽ là một nạn đói quy mô lớn.
"Quả bom" đã sẵn sàng nổ?
Nhà máy thủy điện Hidase đã được khởi công xây dựng từ năm 2012 bất chấp sự phản đối quyết liệt của Cairo phía hạ lưu do lo ngại rằng việc lấp đầy hồ chứa nước khổng lồ trong thời gian quá nhanh sẽ khiến người Ai Cập hoàn toàn không còn nước để sử dụng, trong khi 90% dân số nước này đang sống nhờ vào nông nghiệp. Ngành nông nghiệp dựa trên canh tác truyền thống luôn giữ vai trò hàng đầu của quốc gia cổ nhất thế giới này sẽ có nguy cơ không còn tồn tại do hạn hán. Tỷ lệ thất nghiệp, vấn nạn di cư và căng thẳng kinh tế - xã hội sẽ gia tăng. Đó là chưa nói đến những nguy cơ thảm khốc do vỡ đập thủy điện luôn lơ lửng trên đầu.
Một góc Nhà máy thủy điện Hidase. (Nguồn: CNN)
Còn đối với nước nghèo Ethiopia - nơi gần một nửa dân số không được cung cấp điện sinh hoạt - dự án GERD có tầm quan trọng đặc biệt.
Hiện nay, đất nước này đang phải nhập khẩu điện, nhưng sau khi đưa nhà máy thủy điện vào vận hành, Ethiopia sẽ chiếm vị trí thứ hai ở châu Phi về sản xuất điện và thậm chí có thể xuất khẩu. Hidase là một cơ hội thực sự cho sự hồi sinh kinh tế Ethiopia, vì vậy chính quyền nước này đã không tiếc chi gần 5 tỷ USD, khoảng 10% GDP, để thực hiện dự án đầy tham vọng này.
Tình hình đang trở nên rất nghiêm trọng khi Cairo không thể trực tiếp ngăn chặn một quốc gia có chủ quyền xây dựng các cấu trúc trên lãnh thổ của mình, trong khi đàm phán cấp quốc gia ba bên đã thất bại.
Thỏa thuận năm 1929, theo đó, cấm bất kỳ công việc nào trên dòng Nile Xanh, vào năm 2014, Ethiopia đã tuyên bố vô hiệu. Hầu như tất cả các nước châu Phi hiện đang đứng về phía Ethiopia. Cựu Tổng thống Anwar Sadat, năm 1979 đã nói: Chúng tôi sẽ không chờ đợi cái chết vì khát ở Ai Cập. Chúng tôi sẽ đến Ethiopia và chết ở đó. Tổng thống Ai Cập Al-Sisi một năm trước đã tuyên bố tại Liên hợp quốc: "Sông Nile là một vấn đề của cuộc sống, một vấn đề về sự tồn tại của Ai Cập".
Ngày 19/5 vừa qua,Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã ra lệnh cho quân đội quốc gia này chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Phía Ethiopia cũng đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 và Pantsir-S1 để bảo vệ nhà máy thủy điện gần như được xây dựng xong này.
Giải pháp nào cho khủng hoảng sông Nile?
Có một giải pháp hòa bình cho vấn đề nan giải này - Ethiopia có thể được thuyết phục để lấp đầy hồ chứa của họ không phải trong 3 năm, mà dần dần trong 10-15 năm. Khi đó, người Ai Cập sẽ có thời gian để cố gắng thích nghi với sự thay đổi. Họ có thể xây dựng các nhà máy khử mặn công suất lớn, dựa trên kinh nghiệm của Israel, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, chấn chỉnh cơ sở hạ tầng nước, chuyển sang trồng các loại cây trồng cần tưới ít hơn và thực hiện cải cách kinh tế - xã hội để tạo thêm việc làm cho người dân.
Chiến tranh có vẻ là một giải pháp đơn giản hơn, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Ai Cập có vẻ mạnh hơn so với Ethiopia, nhưng đứng sau Ethiopia có hẳn cả nửa châu Phi và luật pháp quốc tế. Chống lại Cairo có khả năng là cả một liên minh được xây dựng, và không hoàn toàn rõ ràng cuộc chiến này sẽ diễn ra như thế nào... Phá hủy nhà máy thủy điện bằng một cuộc tấn công tên lửa hay ném bom lớn? Chẳng mấy chốc quyết định này sẽ được đưa ra một cách đầy cân nhắc khi hồ chứa đầy nước.
Đánh chiếm một phần lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền, nắm quyền kiểm soát nhà máy thủy điện? Ý tưởng này cũng không hay lắm, sẽ gây ra hậu quả lâu dài nghiêm trọng cho chính Ai Cập. Tuy nhiên, trong thực tế, giải pháp tồi không có nghĩa là nó sẽ không được thực thi. Một giải pháp hòa bình không phải lúc nào cũng tối ưu, vì nó đòi hỏi đầu tư lớn cùng thời gian; và cuộc chiến tranh vì nguồn nước hiện nay là một cuộc xung đột giữa các nước nghèo không có khả năng đầu tư lớn và sâu.
Các cuộc đàm phán giữa Sudan, Ai Cập và Ethiopia dưới sự bảo trợ của Mỹ về tương lai gần của sông Nile và các dân tộc sống dọc theo bờ sông Nile đã thất bại hoàn toàn và không có bất kỳ hứa hẹn nào. Trong tương lai rất gần, chính sự thất bại này có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh giành nguồn nước quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại, chí ít là giữa người Ai Cập và người Ethiopia - một cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia rất lớn của châu Phi với dân số hơn 100 triệu người mỗi nước.
Theo các chuyên gia, cuộc chiến này, nếu bùng nổ, có thể sẽ gây ra những tác động vô cùng lớn đến số phận của không chỉ Trung Đông nói riêng, mà còn của cả phần còn lại của thế giới. Về tổng thể, chủ đề về việc đơn phương ngăn các con sông hoặc các dòng nước bởi một số quốc gia nhất định cần được điều chỉnh một cách tích cực và có hiệu hiệu quả ở cấp Liên hợp quốc. Nếu không, chiến tranh vì nguồn nước có thể thực sự sớm nổ ra.
Thôi thúc từ những phận đời cơ cực Cuộc đời làm báo, rong ruổi ở những huyện vùng cao, tôi được chứng kiến nhiều cảnh đời khốn khó, cơ cực. Nhiều người thậm chí phải đánh cược với mạng sống, khi chấp nhận đi vào chốn "địa ngục trần gian" để mưu sinh. Đó cũng là lý do thôi thúc tôi đi tìm câu trả lời, cũng như đồng hành với...