Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 ‘chốt’ nhà thầu bảo hiểm rủi ro trong vận hành
Ban Quản lý Dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, Liên danh Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV – Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện sẽ chịu trách nhiệm bảo hiểm mọi rủi ro trong quá trình vận hành nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 giai đoạn 2021-2022.
Toàn cảnh dự án Nhà máy Nhiệt điện sông Hậu 1. Ảnh: hanoimoi.com.vn
Trước đó, trên cơ sở kế hoạch đấu thầu được PVN phê duyệt, Ban Quản lý Dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1 với vai trò đại diện Chủ đầu tư đã tiến hành lựa chọn nhà thầu gói thầu “Bảo hiểm mọi rủi ro trong quá trình vận hành nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 giai đoạn 2021-2022″ tuân thủ quy định về đấu thầu hiện hành, đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch.
Qua gần 2 tháng tổ chức lựa chọn nhà thầu với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, theo phân cấp ủy quyền của PVN, Ban Quản lý Dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1 đã chọn được nhà thầu bảo hiểm là Liên danh Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV – Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. Giá trị hợp đồng là 158,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Vừa qua, tổ máy 1 của nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đã hoàn thành, đi vào vận hành chính thức vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2021). Đây cũng là dấu mốc chính thức ghi nhận nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 trên bản đồ phát điện quốc gia. Tổ máy số 2 dự kiến sẽ hoàn thành và vận hành vào quý I/2022.
Dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực điện của ngành dầu khí Việt Nam định hướng đến năm 2030. Khi đi vào hoạt động toàn bộ, nhà máy này cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 7,3 tỷ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Năm 2021, Petro Vietnam tính thu về 56 nghìn tỷ đồng
Năm 2021 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đặt mục tiêu tổng doanh thu là 56.092 tỷ đồng chưa bao gồm doanh thu hoạt động bao tiêu Nghi Sơn. Lợi nhuận sau thuế 10.163 tỷ đồng.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ban hành Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2021 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Quyết định nêu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của PVN là: nhằm hoàn thiện các nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền giao và Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Tiếp tục xây dựng, thực hiện Đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2021 - 2025 và các đơn vị thành viên đồng thời thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, quyết toán cổ phần hóa, thoái vốn khi được cấp có thảm quyền phê duyệt và quy định pháp luật có liên quan...
PVN đặt mục tiêu khai thác dầu, khí đạt 19,48 triệu tấn.
Theo Quyết định, các chỉ tiêu năm 2021 đối với toàn Tập đoàn gồm: 19,48 triệu tấn khai thác dầu, khí; 9,72 triệu tấn dầu thô; 9,76 tỷ m3 khí; sản xuất điện đạt 22,71 tỷ KWh; sản xuất đạm đạt 1.620 nghìn tấn; sản xuất xăng dầu các loại đạt 6.370 nghìn tấn.
Đối với công ty mẹ sản xuất 3,13 triệu tấn dầu thô, condensate; 1,93 tỷ m3 khí; 1,69 tỷ KWh sản xuất điện từ Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1; kế hoạch vốn đầu tư tối đa là 18.529 tỷ đồng.
Chỉ tiêu tài chính Công ty mẹ - PVN: tổng doanh thu 56.092 tỷ đồng chưa bao gồm doanh thu hoạt động bao tiêu Nghi Sơn; lợi nhuận sau thuế 10.163 tỷ đồng.
Quyết định nêu rõ, các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu chưa tính đến tác động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các diễn biến phức tạp của thời tiết, tình hình thế giới; chỉ tiêu tài chính Công ty mẹ - PVN được tính theo phương án đề xuất của PVN về giá dầu 45 USD/thùng và tỷ giá 1 USD = 23.500 đồng và sẽ được xem xét điều chỉnh (nếu có) khi giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty mẹ - PVN sau khi Bộ Tài chính có ý kiến về các chỉ tiêu tài chính này.
Năm 2020, Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 566 nghìn tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17,5 nghìn tỷ đồng; hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách (82,1 nghìn tỷ đồng), góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước và cân đối ngân sách Nhà nước.
Sản lượng khai thác dầu của PVN đạt 11,47 triệu tấn (vượt 8% kế hoạch năm), sản xuất đạm đạt 1,80 triệu tấn (vượt 15% kế hoạch), sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn đạt 11,88 triệu tấn và hoàn thành kế hoạch năm.
VCCI góp ý hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi Luật Dầu khí Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý xây dựng dự thảo Luật sửa đổi Luật Dầu khí; đồng thời, trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo quy định: "Hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa Tập...