Nhà máy nhiệt điện hơn 2 tỷ USD ở Nghệ An liệu có bị “khai tử”?
Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (NMNĐ) đang lâm vào bế tắc khi cho đến thời điểm hiện tại phương án kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia góp vốn thực hiện dự án đã gần như không thực hiện được.
NMNĐ Quỳnh Lập 1 khó thực hiện vì bế tắc nguồn vốn?
Những người kỳ vọng NMNĐ Quỳnh Lập 1 (Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) sẽ sớm được xây dựng sẽ cảm thấy thất vọng khi một báo cáo mới đây của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) đã xác nhận phương án kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia góp vốn để thực hiện dự án không thực hiện được, dù, quy hoạch chi tiết 1/500, Kế hoạch thực hiện hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cũng đã được tỉnh Nghệ An thông qua từ năm 2015 và dự án đã được Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) phê duyệt chính thức từ năm 2017.
Theo hồ sơ dự án, NMNĐ Quỳnh Lập 1 do TKV làm chủ đầu tư, được thiết kế với quy mô công suất nhà máy là 1.200 MW, với nhiên liệu sử dụng chính là than bitum và á- bitum dự kiến nhập khẩu. Trong 2,13 tỷ USD, dự kiến ban đầu có 20% vốn chủ sở hữu TKV và các nhà đầu tư khác (nếu có), 80% vốn còn lại (khoảng 1,7 tỷ USD) là vốn vay. Thời gian thực hiện dự án đề ra từ 2017-2023 và đưa vào vận hành vào năm 2026.
Dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) lên tới 2,13 tỷ USD từng được vạch ra 2 kế hoạch sắp xếp nguồn vốn (có bảo lãnh của Chính và không có bảo lãnh của Chính phủ) đã lâm vào bế tắc khi các phương án sắp xếp nguồn vốn được cho là không “thuận buồm xuôi gió” như tính toán được TKV đưa ra trước đó.
Video đang HOT
Cụ thể, do không có điều kiện bảo lãnh Chính phủ nên các đối tác từng cam kết tham gia trước đây như KOSPO, SAMTAN không thể tiếp tục tham gia hợp tác cùng TKV đầu tư dự án. Do đó, vào thời điểm này, dự án có triển khai thì chỉ có thể xem xét TKV là nhà đầu tư duy nhất của dự án.
Ngoài khó sắp xếp nguồn vốn, Dự án có nguy cơ đổ bể một phần cũng do khi phê duyệt TMĐT, TKV đã có những tính toán không chuẩn khiến hiệu quả dự án bị nghi ngờ. Theo đó, với TMĐT dự án 2,13 tỷ USD như TKV xây dựng được đánh giá là cao hơn tất cả các dự án nhiệt điện than có cùng quy mô công suất do EVN và PVN đầu tư từ trước đến nay. Ngoài ra, giá bán điện được xây dựng ( từ khoảng 2.081 đồng kWh đến 2.222 đồng/ kWh), cao hơn so với mặt bằng chung, thậm chí còn cao hơn khung giá bán điện do Bộ Công thương ban hành năm 2018.
Với giá bán điện được TKV xây dựng như vậy, nhiều bộ, ngành cho rằng khó đảm bảo tính cạnh tranh của dự án khi tham gia vào thị trường điện sau năm 2023 theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Khó khăn là như thế nhưng trong báo cáo gần nhất, TKV dường như vẫn không muốn “buông” dự án khi đề xuất Thủ tướng Chính phủ hàng loạt ưu đãi và cơ chế đặc biệt để tiếp tục triển khai.
Ngoài việc đề nghị được thực hiện đầu tư 100% vốn dự án, TKV còn đề nghị cho phép tăng vốn điều lệ trước và khi cổ phần hóa Công ty mẹ, thoái vốn tại các đơn vị để đảm bảo đủ nguồn vốn đối ứng cho dự án (dự kiến trên 10 ngàn tỷ đồng). TKV cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách đặc biệt bao gồm: chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho TKV vay đủ vốn và được phép cho vay vượt giới hạn tín dụng để thực hiện dự án.
TKV thậm chí còn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hệ số nợ> 3 lần, cho phép phát hành trái phiếu, được mua ngoại tệ để trả nợ vay trng trường hợp không đủ ngoại tệ để trả nợ; đồng thời cho TKV xuất khẩu than dài hạn sang Nhật Bản với sản lượng ổn định làm cơ sở để thu xếp khoản vay tín dụng từ Nhật Bản.
Phi Hùng
Theo Baophapluat.vn
Một học sinh ở Nghệ An dũng cảm cứu sống 2 người dân giữa dòng lũ
Đang đến trường, thấy 2 người chới với giữa dòng nước lũ, bất chấp nguy hiểm, Mạnh lao xuống và cứu được 2 người an toàn.
Vào khoảng 14h ngày 3/9, trên đường từ bản Cánh, xã Tà Cạ đến trường lao động để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2019-2020, em Lương Thế Mạnh (sinh 2002) trú bản Cánh, xã Tà Cạ, nghe tiếng kêu cứu thất thanh.
Nhìn xuống phía dòng sông Nậm Mộ đoạn qua Bình Sơn 1 xã Tà Cạ, Mạnh cùng 2 học sinh và người dân phát hiện giữa dòng nước lũ có 2 người đang bị nước xiết cuốn trôi.
Đoạn sông xảy ra vụ việc thường xuyên có nhiều người dân ra vớt củi mỗi khi có nước lũ về.
Không chút do dự, Mạnh dừng xe lao ra giữa dòng nước lũ. Bằng khả năng bơi lội, cũng như những kỹ năng cứu người đuối nước được học ở trường, sau khi trôi theo dòng nước hơn 300m, Mạnh đã kéo được 2 nạn nhân vào mép sông. Sau đó cùng nhiều người dân khác đưa lên bờ an toàn.
"Lúc đó tôi đang đi trên đường từ nhà vào trụ sở làm việc, thì thấy có 2 người đang bị dòng nước cuốn trôi, rồi thấy có một thanh niên đang lao ra cứu. Gần đó thấy có 2 chiếc thuyền, tôi và một số người dân chạy lại định lấy thuyền ra cứu, nhưng do thuyền bị khóa, sau khi phá được khóa thì người thanh niên đó đã đưa được 2 nạn nhân vào bờ an toàn", Ông La Pa Vin, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Cạ cho biết.
Hai nạn nhân được em Mạnh cứu sống là Vi Văn Quý (19 tuổi) và em Moong Văn Kiều (10 tuổi, cùng trú bản Bình Sơn 1, xã Tà Cạ, Kỳ Sơn).
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng thời gian trên, anh Quý đi vớt củi trên sông Nậm Mộ đoạn qua Bình Sơn 1 xã Tà Cạ thì bị dòng lũ cuốn trôi. Lúc đó em Moong Văn Kiều (10 tuổi) đứng trên bờ thấy vậy liền băng mình ra dòng nước để cứu, nhưng vì còn quá nhỏ, không đủ sức để kéo nạn nhân vào bờ nên Kiều cũng bị dòng nước cuốn đi khoảng hơn 500m. Rất may cả 2 người được em Lương Thế Mạnh cứu sống.
Đại diện UBND xã Tà Cạ thăm, biểu dương và trao 1 triệu đồng cho em Lương Thế Mạnh (áo trắng thứ 2 từ trái sang) vì có hành động dũng cảm.
Ngay sau khi nhận được thông tin về tinh thần dũng cảm của em Lương Thế Mạnh học sinh lớp 12 C1 Trường THPT Kỳ Sơn, đã cứu sống người đuối nước, UBND xã Tà Cạ đã đến thăm hỏi, biểu dương khen ngợi và trao một phần quà trị giá gần 1 triệu đồng cho em Lương Thế Mạnh, vì tinh thần dũng cảm của em.
Nguồn: baonghean.vn
Nhiều đường phố ở Vinh thành "sông", phụ huynh vất vả đưa con đến trường Mưa lớn từ suốt đêm qua đến sáng nay (3-9), khiến nhiều tuyến phố ở TP Vinh (Nghệ An), ngập nặng. Nhiều phụ huynh vất vả bế con đến trường trong cơn mưa nặng hạt, người dân bì bõm lội nước đi làm sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Theo Báo Tuổi Trẻ