Nhà máy Intel “nằm chơi” trong thời kỳ hậu PC
Với một gã khổng lồ chip xử lý như Intel, sau đội ngũ kĩ sư, tài sản lớn nhất của họ chính là các nhà máy sản xuất (fab). Intel phải bỏ ra hàng tỷ USD để xây dựng, vận hành hoạt động, bảo trì chúng. Để làm ra sản phẩm, tạo ra lợi nhuận, các nhà máy này của Intel phải luôn ở trong trạng thái hoạt động với công suất cao nhất có thể. Tuy nhiên, có một thực tế không vui mà Intel đang phải đối mặt: rất nhiều nhà máy của họ hiện nay đang hoạt động với công suất cầm chừng.
Bên ngoài một fab của Intel ở Arizona.
Đây là thông tin được Jim McGregor, Chủ tịch hãng nghiên cứu Tirias Research kết luận sau các cuộc khảo sát của họ. McGregor là nhà phân tích về lĩnh vực chất bán dẫn tại Phoenix, Arizona (Mỹ), nơi mà Intel đặt một trong số các fab có quy mô lớn nhất của họ.
Theo Tirias Research, công suất hoạt động của các nhà máy mà Intel sở hữu hiện đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay. Một ví dụ điển hình là bốn nhà máy sản xuất chip ở Arizona (Mỹ) của Intel đang phải chịu tình cảnh này, bao gồm nhà máy sản xuất chip xử lý Fab 12; nhà máy Fab 22 và Fab 32 sản xuất chipset; Fab 42 – fab mới nhất của Intel phải chịu tình trạng tồi tệ nhất là “đóng băng”.
“Các nhà máy trên toàn cầu của Intel hiện chỉ hoạt động với 60% công suất, một con số báo động; bởi thông thường, chúng phải hoạt động ở mức 95% và con số này chỉ giảm đi khi Intel tiến hành nâng cấp nhà máy của họ” – Jim McGregor cho biết. Cũng theo nhà phân tích này, đây là công suất hoạt động kém cỏi nhất của nhà máy Intel kể từ năm 2000 đến nay.
Những gì mà Tirias Research đưa ra có vẻ hoàn toàn khớp với thông tin báo cáo doanh số máy tính trong quý đầu tiên của 2013 mà IDC mới đây vừa công bố. IDC cho biết doanh số PC trong quý I đã giảm ở mức kỷ lục, lên tới 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái; khi mà trong toàn quý I, chỉ có 76 triệu 294 nghìn sản phẩm máy tính được tiêu thụ, trong khi con số này trong quý I năm ngoái là gần 12 triệu sản phẩm. Một công ty nghiên cứu thị trường khác là Gartner cũng dự đoán rằng doanh số máy tính sẽ tụt giảm 11,2% theo từng năm.
Báo cáo doanh số PC trong quý I/2013 của IDC.
“Nhiều vấn đề đã được chỉ ra kể từ tháng Chín năm ngoái, khi mà doanh số PC trong kỳ nghỉ lễ đã không cao như Intel kỳ vọng. Con số 60% của Intel có thể sẽ tăng trong thời gian tới nhờ việc họ xả hàng tồn kho, nhưng điều đó không có nghĩa là khó khăn sẽ qua đi” – McGregor cho biết. Nghiên cứu cũng cho rằng không chỉ Intel, mà các công ty trong ngành công nghiệp PC cũng đang chịu tình cảnh tương tự. McGregor nói rằng bắt đầu từ tháng Chín (2012), tất cả các công ty chip đã ngừng mua nguyên liệu; còn một công ty cung cấp hóa chất cho các nhà sản xuất chip thì cho biết doanh số của họ đã bị giảm tới 50%.
Intel rất có thể đang tỏ ra vô cùng lo lắng cho tương lai của họ. Để hiểu vấn đề, chúng ta cần nhìn lại thời kì từ 2001, khi mà quả bong bóng công nghệ bị vỡ, ngành công nghệ đã để lãng phí hàng tỷ USD khi mà rất nhiều hàng tồn kho vô dụng phải bị bán rẻ hoặc bị ghi giảm như một cách công nhận sự thua lỗ. “Đây là lần đầu tiên chúng ta chứng kiến toàn bộ ngành công nghiệp đang phục hồi khá tốt, tuy nhiên, ngành công nghiệp PC không còn là kẻ dẫn đầu nữa. Nhu cầu hiện nay không đòi hỏi quá nhiều những con chip mạnh từ Intel. PC cũng không còn là trung tâm cho việc phát triển phần mềm. Ngày nay, smartphone và máy tính bảng mới là trung tâm, là kẻ đi đầu ngành công nghệ” – Jim McGregor nhận xét.
Video đang HOT
Intel từng kỳ vọng cho một sự lột xác vào thời điểm cuối năm 2012, khi mà dòng laptop siêu mỏng ultrabook do họ tạo cảm hứng (inspire), khi “hợp xướng” cùng với HĐH Windows 8 của Microsoft, sẽ tạo nên một làn sóng nhu cầu ultrabook mạnh mẽ. Cộng thêm vào đó là việc họ tham gia vào thị trường chip di động, sẽ tạo nên sự hồi sinh cho công nghiệp PC cũng như đánh dấu bước cạnh tranh với ARM. Tuy nhiên, những viễn cảnh đó đã không xảy ra và cơn bão thiết bị di động vẫn đang tiếp tục lấn lướt PC. Ở thời điểm hiện tại, Intel vẫn đang tích cực sản xuất dòng vi xử lý Core i thế hệ thứ 4 tên mã Haswell cho laptop và tablet lai; trong khi đó, Bay Trail và Merrifield sẽ là 2 con chip giúp Intel “chinh chiến” trên chiến trường di động.
Ultrabook bước đầu đã thất bại trong sứ mệnh hồi sinh PC.
Chưa rõ tương lai của ngành công nghiệp máy tính sẽ nằm ở đâu, nhưng có lẽ một phần nguyên nhân cho bức tranh ảm đạm của ngành đến từ sự “xám xịt” của kinh tế toàn cầu. “Các OEM nói rằng kinh tế chính là nguyên nhân. Kinh tế của một nước hàng đầu thế giới như Mỹ cũng chỉ phát triển nhẹ từ năm 2008. Châu Âu thì như đang ở trong một mớ hỗn độn, còn các thị trường mới nổi thì cũng phát triển cầm chừng” – McGregor dẫn lời đại diện của 1 OEM, cho biết. Hiện tại Intel chưa đưa ra bình luận gì và chúng ta có thể sẽ chỉ được nghe các phản ứng của gã khổng lồ này trong báo cáo tài chính mà hãng phát hành trong thời gian tới.
Theo GenK
Bên trong kho hàng khổng lồ của Amazon
Hệ thống kho bãi của hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới đang gồng mình phục vụ các tín đồ mua sắm trực tuyến trong ngày Cyber Monday và vài tuần trước Giáng sinh.
Cyber Monday là sự kiện diễn ra vào thứ hai ngay sau ngày Black Friday (ngày thứ sáu trước Lễ Tạ ơn) ở Mỹ. Sự kiện này bắt đầu ra đời vào 28/11/2005 nhằm khuyến khích mọi người mua hàng qua mạng.
Cyber Monday năm nay là 27/11 và vẫn đang diễn ra (do chênh lệch múi giờ). Giới phân tích dự kiến người dùng sẽ lập kỷ lục 1,5 tỷ USD giá trị hàng hóa được tiêu thụ chỉ riêng trong ngày này, tăng 20% so với năm ngoái, trở thành ngày mua sắm online lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Điểm đặt hàng mà nhiều người nghĩ tới nhất chính là website Amazon.com. 80 kho hàng của hãng trên toàn cầu đã sẵn sàng để phục vụ mọi cú click chuột mua sản phẩm của người dùng. Trong ngày Cyber Monday 2011, tốc độ bán hàng của Amazon là 200 sản phẩm mỗi giây và năm nay dự kiến còn cao hơn thế. Chính vì vậy, họ đã thuê thêm tới 50.000 nhân viên làm việc tại 40 trung tâm của hãng chỉ tính riêng ở Mỹ.
Kênh NBC đã có cơ hội tiếp cận kho hàng lớn nhất của Amazon tại Phoenix, Arizona với diện tích lớn gấp 28 sân bóng đá:
Nơi đây chứa hàng nghìn sản phẩm với đủ mọi thể loại đang chờ được đặt hàng qua mạng.
Năm 2011, Amazon bán được tới 200 sản phẩm chỉ trong 1 giây.
Họ phải thuê thêm 50.000 nhân viên để phục vụ cho mùa mua sắm lớn nhất tại Mỹ năm nay.
Cô gái này đang lấy đồ khỏi giá. Cô là một trong số 70.000 nhân viên của Amazon được huy động phục vụ cho tháng mua sắm trước Giáng Sinh.
Trong không gian rộng tới 1,2 triệu foot vuông (khoảng 111.484 mét vuông) này, có những mặt hàng nằm cách nhau vài km.
Vì thế nhân viên phải dùng xe đạp 3 bánh để di chuyển.
Trung bình, mỗi nhân viên kho hàng có thu nhập 11-14 USD một giờ.
Một người đang đặt hàng lên dây chuyền để đóng gói. Cô nằm trong số 2.000 người có nhiệm vụ chuyển hàng chỉ trong ngày Cyber Monday.
Nhân viên đang đóng gói sản phẩm.
Hàng chuẩn bị giao. Vào một số thời điểm trong ngày thứ Hai, giá TV màn hình phẳng giảm tới 60% và Kindle Fire giảm 50%.
Theo VNE
Phát hiện MacBook bị mất ở cách nhà gần...5000 km, chủ nhân đành ngậm ngùi Laptop là một trong các đồ công nghệ bị đánh cắp hàng ngày. Theo một nghiên cứu của Gartner, cứ 53 giây lại có 1 chiếc laptop bị mất cắp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp, nhờ cài các ứng dụng chống trộm, chủ nhân của chúng đã may mắn lấy lại được máy từ tay kẻ gian. Bởi các ứng dụng...